Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 57)

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ACB

2.2.2 Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của ACB

Năm 2012, ngành ngân hàng nói chung và ACB nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn chung của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng thấp, thậm chí là âm, nợ xấu tăng cao, nội bộ thay đổi bởi tái cơ cấu, hoạt động kinh doanh nhiều mảng thua lỗ trầm trọng. Bên cạnh đó, hàng loạt vụ việc lừa đảo tại ngân hàng xuất hiện trên khắp các mặt báo với nhiều chiêu thức lừa đảo tinh vi, tham ô, chiếm đoạt tài sản và sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức. Điều này đã khiến nhiều tài sản của ngân hàng sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến uy tín và hình tượng của chính ngân hàng trong mắt người dân.

Gần đây, chấn động mạnh nhất có lẽ là vụ án của Nguyễn Đức kiên (Bầu kiên). Những sai phạm do Bầu kiên gây ra phần nào thể hiện những mặt còn yếu kém của ACB trong công tác quản trị rủi ro và sai lầm trong đường lối của HĐQT tại ACB. Năm 1993, Nguyễn Đức Kiên là cổ đơng góp vốn lớn của Ngân hàng ACB và sau đó đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng này từ năm 1994 đến năm 2008. Trong thời gian làm việc tại Ngân hàng ACB, bầu Kiên tham gia quản trị, điều hành ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau, có ảnh hưởng, chỉ đạo và quyết định nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ACB. Là người am hiểu về tài chính ngân hàng và biết lách luật. Vì nếu có tên trong HĐQT tại Ngân hàng ACB sẽ bị hạn chế vay vốn từ ngân hàng này, hạn chế việc sở hữu chéo tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và hạn chế nhiều hoạt động kinh doanh riêng khác. Vì vậy, để thỏa mãn mục đích của bản thân muốn thành lập nhiều công ty gia đình để hoạt động thao túng, chi phối lĩnh vực tài chính, chứng khốn và để đầu tư cổ phần vào nhiều ngân hàng khác nhau, bầu Kiên đã rút tên khỏi HĐQT Ngân hàng ACB.

Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì sự ảnh hưởng, có quyền chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng ACB, trước khi rút khỏi HĐQT, bầu Kiên đã đề nghị HĐQT ngân hàng này ra nghị quyết thành lập và phê chuẩn qui chế làm việc Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB do ơng Kiên làm Phó chủ tịch. Thực tế, Hội đồng sáng lập khơng có trong cơ cấu một tổ chức ngân hàng, không được pháp luật thừa nhận, nó chỉ là cách lách luật và tồn tại tại ACB trong bốn năm qua cho đến khi ông Kiên bị bắt.

Để nâng giá trị cổ phiếu Ngân hàng ACB, bầu Kiên và Thường trực HĐQT đã ra chủ trương cấp tiền cho Công ty ACBS là cơng ty chứng khốn do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn điều lệ để mua cổ phiếu Ngân hàng ACB. Bằng nhiều thủ đoạn "lách luật", bầu Kiên và Thường trực HĐQT Ngân hàng đã chỉ đạo Ngân hàng ACB cấp cho Công ty ACBS 1.500 tỷ đồng cùng vốn tự có, Cơng ty ACBS đã chuyển cho các Công ty cổ phần Đầu tư Á Châu (Công ty ACI), Cơng ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội (Công ty ACI-HN) tổng số tiền hơn 1.557 tỷ đồng để đứng tên mua hộ hơn 52,5 triệu cổ phiếu ACB, đến nay mới thu về hơn 364 tỷ tiền gốc, còn lại 1.193 tỷ đồng chưa thu về, trong khi số cổ phiếu Ngân hàng ACB còn lại là hơn 19,5 triệu cổ phiếu, bị mất 32,9 triệu cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 614 tỷ đồng (tính theo đơn giá cổ phiếu lúc mua) và thiệt hại hơn 879 tỷ đồng (tính theo giá trị cổ phiếu hiện tại).

Việc Ngân hàng ACB chuyển 1.500 tỷ đồng lòng vòng qua các ngân hàng để mua trái phiếu do các công ty phát hành qua đó mua lại chính cổ phiếu ACB cũng gây thiệt hại cho ngân hàng ACB hơn 74 tỷ đồng, trách nhiệm này thuộc về bầu Kiên và các thành viên thường trực HĐQT Ngân hàng ACB.

Năm 2011, với sự suy thối kinh tế do đó ACB cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho nguồn vốn huy động. Nhưng vì muốn bảo vệ lợi ích của nhóm cổ đơng Ngân hàng ACB, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo cho Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, trong đó có các ơng Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ,

ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng để hưởng chênh lệch lãi suất là sai qui định.

Từ ngày 27/6 đến 27/9/2011, Ngân hàng ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỷ đồng vào Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP Hồ Chí Minh của ngân hàng Vietinbank với lãi suất trong hợp đồng là 13%/năm đến 14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7%, vi phạm Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước qui định về trần lãi suất, để Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, thuộc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt số tiền 718,9 tỷ đồng. Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, bất chấp quy định về điều hành lãi suất của Nhà nước, ông Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, nhằm thu lợi bất chính cho nhóm cổ đơng của Ngân hàng ACB, trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,9 tỷ đồng.

Những việc làm trên của ACB vi phạm Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 về cơ chế điều hành lãi suất bằng đồng Việt Nam kèm theo các Quyết định số 2619/QĐ-NHNN ngày 5/11/2010, số 2868/QĐ-NHNN ngày 29/11/2010 của Ngân hàng nhà nước quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 23/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về lãi suất; Điều 13 và Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng, gây rối loạn thị trường tiền tệ, gây hậu quả đặc biệt lớn trong việc thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ.

Sau sự cố tổng giám đốc bị bắt, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8, số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Biến cố này thực sự đã tạo dấu ấn mạnh với hoạt động của ACB khi lượng tiền gửi của khách hàng đến 30/9 giảm gần 22.800 tỷ đồng, tương đương 15,6% so với thời điểm 30/6 và giảm 13.620 tỷ đồng,

cơng ty của ơng Kiên có vay nợ ACB hơn 9.400 tỷ đồng chiếm 75% vốn tự có của ACB, sau đó ACB xử lý được hơn 2.000 tỷ và còn dư nợ hơn 7.200 tỷ đang chờ xử lý.

Những con số thiệt hại nêu trên là rất lớn nhưng cái mất mát lớn không kém những con số nêu ra là sự mất lòng tin và uy tín đối với khách hàng và các tổ chức tài chính. Trước khủng hoảng, ACB là một trong top những ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất Việt Nam vào thời điểm đó, với tổng tài sản được nghi nhận vào ngày 31/06/2012 là xấp xỉ 256 nghìn tỷ đồng. Sau sự cố, ngày 30/09/2012, con số này được ghi nhận cịn lại khoảng 214 nghìn tỷ đồng. Gần đây nhất, ngày 30/06/2013, tổng tài sản của ACB cịn lại khoảng 169 nghìn tỷ đồng.

Cùng với sự thay đổi trong cấu trúc bảng cân đối tài sản, bộ máy quản trị của ACB cũng có những thay đổi lớn khi mà gần như tồn bộ những thành viên Hội đồng Quản trị cũ có liên quan đến Bầu Kiên đều đã khơng cịn. Từ một ngân hàng được nhiều giải thưởng của những tổ chức tài chính và tạp chí uy tín đánh giá là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp 2009, 2010, 2011, 2012” do các tạp chí quốc tế uy tín: Euromoney, Global Finance, AsiaMoney, FinanceAsia, The Asset, World Finance bình chọn; “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”; 2 giải thưởng “Doanh nghiệp công bố thông tin tốt nhất do bạn đọc bình chọn và “Báo cáo thường niên xuất sắc nhất” do Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Báo Đầu tư chứng khoán và Dragon Capital phối hợp tổ chức; giải thưởng “Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010” do người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài Gịn Giải Phóng là đơn vị tổ chức khảo sát). Tuy nhiên sau vụ bầu kiên, đến tháng 7/2013, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch vừa cơng bố ACB lại có triển vọng "tiêu cực". Triển vọng tiêu cực với ACB phản ánh khả năng suy giảm hơn nữa của tình hình tài chính, sau khi xảy ra sự việc có liên quan tới 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên. Fitch cho rằng, những tổn thất có thể sẽ cịn gia tăng nếu tính cả khoản tiền gửi ủy thác đầu tư của ACB tại Vietinbank.

Nhân viên ACB cũng chịu ảnh hưởng nặng nề sau vụ bầu Kiên khi số nhân sự của ngân hàng giảm gần 570 người trong 6 tháng đầu năm 2013, lương giảm 30%. Có thể nói những hậu quả do những sai phạm trong đường lối của HĐQT và BĐH trong công tác quản trị rủi ro đã để lại những tổn thất khó mà đo lường hết và ACB phải mất một thời gian dài để giải quyết những hậu quả để trở lại vị thế ban đầu của mình.

Với tốc độ tăng trưởng về quy mô mạng lưới chi nhánh (Tính đến 31/12/2012), ACB có tổng cộng 342 đơn vị. Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch tăng thêm mỗi năm là: 75 (2008), 51 (2009), 45 (2010), 45 (2011) và 16 (2012), số lượng nhân viên cũng không ngừng tăng và sự đa dạng hoá trong sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, ACB đã và đang đối mặt với những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn do những sai phạm trong tác nghiệp của nhân viên như:

Một trưởng phòng GD tại chi nhánh Đắc Lắc, đã liên kết với nhân viên giao dịch, tự ý tất toán sổ Tiết kiệm của khách hàng 10 tỷ và lấy số tiền này cho vay tín dụng đen, khi tín dụng đen đỗ vỡ, khách hàng lên Ngân Hàng tất tốn thì phát hiện ra vụ việc trên và Trưởng Phịng GD trên khơng cịn khả năng chi trả.

Đối với hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất, theo kết luận thanh tra số 3957/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm của ACB. Cụ thể, Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra hồ sơ do ACB cung cấp, phát hiện 83 hồ sơ cho vay có khuyết điểm, sai phạm, phương án vay vốn không thể hiện được sự phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng với những khoản vay. Việc thẩm định cho vay không đủ căn cứ để xác định thời hạn sử dụng vốn vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh. ACB đã không thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng, dẫn đến việc HTLS không phù hợp với nhu cầu thực tế vay vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng…; số tiền đã hỗ trợ lãi suất không đúng quy định phải thu hồi về Ngân sách Nhà nước tại 83 doanh nghiệp là 22.113 triệu đồng. Ngoài ra, ACB hỗ trợ lãi suất

Nguyên nhân để xảy ra các sai phạm, khuyết điểm trên là do việc cho vay HTLS là một chủ trương, chính sách mới, chưa có tiền lệ, ban hành và thực hiện gấp rút nên việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện cịn khó khăn…Tuy nhiên, về chủ quan do có sự chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay có HTLS là đáng kể, dẫn đến khách hàng vay có xu hướng lợi dụng khe hở của cơ chế nhà nước để trục lợi. Mặt khác, ACB và các doanh nghiệp vay vốn cũng chưa tuân thủ các quy định về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng.

Trong năm 2011, ACB Hà Nội Cấp hạn mức bao thanh tốn cho Cơng ty Tây Sơn số tiền 14 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng. Phịng giao dịch Hồng Quốc Việt thuộc ACB Hà Nội đã giải ngân cho Công ty Tây Sơn 9 khế ước với tổng số tiền hơn 10,5 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là 15 hóa đơn GTGT của Công ty Tây Sơn cho 2 siêu thị Big C Thăng Long và Big C Hải Phòng, trị giá hơn 29 tỷ đồng. Tuy nhiên nhân viên ACB đã không thực hiện đúng quy trình ACB là phải đối chiếu công nợ, và cung cấp đầy đủ chứng từ cho các lần giải ngân vì vậy cơng ty trên đã lợi dụng làm giả chứng từ, rút hơn 10,5 tỷ đồng của ACB.

Tổng nợ xấu của ACB tính đến cuối năm 2012 ở mức 2.570,97 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so năm 2011 và chiếm 2,5% tổng dư nợ. Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ là 0,89%. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế khó khăn đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cịn có một nhân tố khác góp phần làm tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu là do sự vô trách nhiệm của các bộ tín dụng trong q trình cho vay như không thẩm định kỹ, định giá cao cho tài sản thế chấp, khơng tn thủ q trình kiểm tra giám sát mục dích sử dụng vốn vay…

Trên đây là một vài trong những tổn thất do hậu quả của việc yếu kém trong việc quản lý rủi ro tác nghiệp gây ra. Trên thực tế còn rất nhiều những gian lận và hình thức rủi ro tác nghiệp khác. Trong những năm gần đây, ACB đã chú trọng hơn trong công tác quản lý rủi ro và nâng cao tính độc lập và chuyên nghiệp hơn trong

trung tâm tín dụng cá nhân tập trung, 2010 thành lập trung tâm pháp lý chứng từ. Với sự ra đời các trung tâm này đã phần nào hạn chế các rủi ro bên trong nội bộ ngân hàng. Năm 2011 tổng số lỗi có mức độ rủi ro cao là 5.332 lỗi, giảm 26% so với năm 2010, Năm 2012 là 2.555 lỗi giảm 47% so với năm 2011. Nhìn chung, cơng tác QTRRTN được ACB thực hiện khá hiệu quả, rủi ro có mức độ cao được kiểm sốt tốt và giảm dần qua các năm. có thể tóm tắt những tình huống thường xảy ra tại ACB như:

Những rủi ro bên trong nội bộ:

• Nhân viên khơng tn thủ quy trình, số tiền thực tế chi ra cho khách hàng lớn hơn số tiền trên chứng từ.

• Nhân viên hoạch tốn nhầm tài khoản, ghi có số tiền lớn hơn số tiền trên chứng từ.

• Nhân viên ghi có nhầm tài khoản khách hàng và đã bị khách hàng này rút tiền.

• Nhân viên cấu kết với bên ngồi, lập hồ sơ tín dụng giả để vay tiền, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

• Nhân viên làm sai lệch mục đích vay, thẩm định khơng trung thực, dẫn đến nợ quá hạn.

• Nhân viên định giá tài sản cấu kết với khách hàng nâng cao giá trị tà sản thế chấp so với thực tế, để khách hàng được vay nhiều hơn.

• Nhân viên làm lộ Password hoặc để người khác sử dụng, Password của mình có thể bị người khác lạm dụng.

• Nhân viên lấy cắp mã số chuyển tiền của khách hàng, kết cấu với người ngồi có họ và tên giống khách hàng để lấy cắp tiền của đại lý W.U

• Không kiểm đếm số tờ khi giao nhận tiền quỹ lẻ hằng ngày giữa teller và thủ quỹ, dẫn đến lạm dụng tiền ngân hàng.

• Lạm dụng sự bng lỏng trong quản lý, nhân viên ngân quỹ gian lận đã tráo một số tờ có mệnh giá thấp hơn trong tép tiền có mệnh giá lớn, rồi bó lại. Khi chi ra cho khách hàng, phát hiện thiếu.

• Thiếu hụt tiền tồn quỹ do Ban kiểm sốt chỉ kiểm tra tình hình thức trên biên bản mà không kiểm tra thực tế. Nhân viên kho quỹ đã lạm dụng kẻ hở này để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

• Tiền, vàng, kim loại quý tồn kho hoặc giữ hộ của khách hàng không biến động trong thời gian dài nhân viên kho quỹ lạm dụng, rút ruột tiền ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)