2.1.1 .Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ
Thứ nhất, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô: Hoạt động TTQT của ngân hàng sẽ an
toàn và có hiệu quả cao trên mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường kinh tế thiếu
ổn định, gây tâm lý e ngại cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước và các đối tác nước
ngoài. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được duy trì ở mức ổn định, các doanh nghiệp mới yên tâm, tin tưởng và tham gia đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu. Đó cũng là cơ sở để ngân hàng phát triển hoạt động TTQT.
Thứ hai, Chính phủ cần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế (BOP). Tình trạng cán cân thanh tốn có quan hệ mật thiết đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối của một quốc gia. BOP là cơng cụ tổng hợp để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại, là biểu hiện doanh số xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, vay nợ, viện trợ nước ngoài. Để cải thiện BOP, Chính phủ cần có biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Thứ ba, xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện đảm bảo cho hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử, thương mại điện tử phát triển phù hợp với thông lệ
và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể, Chính phủ cần ban hành một số văn bản pháp luật phù
TTQT. Các thông lệ quốc tế cần được nội luật hóa làm cơ sở pháp lý cho các bên tham
gia thanh toán, cũng như cho các cơ quan tài phán xử lý khi có tranh chấp xảy ra. Thời
gian vừa qua, nước ta đã ban hành một số luật như: Bộ luật dân sự, luật thương mại,
Luật các công cụ chuyển nhượng…Cùng với sự phát triển kinh tế, địi hỏi phải có hình
thức văn bản pháp lý cao hơn về lĩnh vực quản lý ngoại hối. Hiệu lực cuả các văn bản về quản lý ngoại hối đang còn tồn tại là một vấn đề khá nan giải cho việc áp dụng trong thực tế. Các quy định về quản lý ngoại hối nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau nên khi áp dụng phải dẫn chiếu từ nhiều nguồn. Vẫn còn sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn
bản, dẫn đến bỏ sót hoặc bn lỏng những vấn đề đáng quan tâm.Việc nghiên cứu ban
hành luật ngoại hối là việc làm cần thiết, chỉ có vậy mới tạo lập được môi trường pháp
lý đầy đủ, làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT của các ngân hàng,
hoạt động XNK của các doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, đề nghị với Chính phủ tạo sự thống nhất giữa các bộ ngành liên quan, tránh
xung đột về thông lệ quốc tế với quy định trong nước về nghĩa vụ cam kết tài chính của
ngân hàng với nước ngồi.
Thứ năm, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước: Chính phủ thơng qua đại diện là Ngân hàng Nhà nước Việt nam cần chủ động tích cực phát triển quan hệ
với các định chế tài chính trong khu vực và thế giới; khơng ngừng mở rộng các quan hệ song phương, đa phương, tạo cầu nối cho các NHTM Việt Nam với thị trường tài chính ngân hàng của khu vực và trên thế giới, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của các NHTM Việt Nam.
Thứ sáu, có chính sách để ổn định tỷ giá trong nước nhằm đảm bảo an toàn cho các ngân hàng khi thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu. Tỷ giá có tính nhạy cảm cao, ảnh
hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, đặc biệt trong lĩnh
vực XNK và TTQT. Tỷ giá hối đoái là một nhân tố tác động mạnh đến hoạt động TTQT. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến
hành theo từng giai đoạn. Nhà nước không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.