Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 39)

1.4.1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại một số ngân hàng trên thế giới

Hệ thống tài chính ngân hàng ở một số nước trong khu vực Châu Á đã phát triển rất lâu đời và tồn tại hàng trăm năm, nhưng đi đôi với sự phát triển là một quá trình đối mặt với những biến động rủi ro có thể xảy ra trong đặc thù của ngành ngân hàng. Chính vì vậy, nó đã để lại những kinh nghiệm về nguyên nhân gây ra rủi ro và những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ở một số NH trên thế giới.

1.4.1.1 Kinh nghiệm tại các ngân hàng Thái Lan

Đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế, các NH Thái Lan đã xem xét lại tồn bộ các chính sách, cách thức, quy trình hoạt động NH, trong đó đặc biệt là lĩnh vực tín dụng đối với các DN, nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Sau đây là một số nét cơ bản của quá trình thay đởi đó.

Ngân hàng Bangkok Bank và Siam Comercial Bank

Trong cơng tác nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV ở hai NH trên đã có sự tách bạch, phân công rõ ràng chức năng cho các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản nợ vay từ khi tiếp xúc DN, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, thủ tục giấy tờ, đánh giá chất lượng khoản vay.

Khi khách hàng đến vay vốn các bộ phận có liên quan trong NH phải kiểm tra các vấn đề sau đây, trước khi quyết định cho vay: tư cách của khách hàng vay có tin tưởng được họ hay không; hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng như thế nào; nguồn trả nợ là gì; khả năng kiểm soát đối với những khoản vay của khách hàng, khách hàng có sử dụng tiền đúng mục đích hay khơng; phải nắm rõ các thơng tin về khách hàng như năng lực quản trị điều hành, thực trạng tài chính,…

Ngân hàng Siam City Bank hay Kasikorn Bank

Áp dụng việc cho điểm khách hàng để quyết định cho vay đối với tín dụng DNNVV. Các hạng uy tín tín dụng được xếp loại theo các dạng từ AAA (chất lượng cao, rủi ro thấp, khả năng trả nợ cao nhất) đến D (nguy cơ vỡ nợ). Trong đó các hạng có thể xét duyệt cho vay là AAA+, AAA, AAA-; A+, A, A-; BBB+, BBB, BBB-; các

hạng còn lại là BB+, BB, BB-, C, D. Các hạng tín dụng này, áp dụng theo chuẩn của Standard and Poor.

Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng, quy định việc quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng tín dụng.

Đa số các NH Thái Lan rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.4.1.2 Kinh nghiệm tại một số ngân hàng khác

Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC)

Ngân hàng HSBC luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công rõ ràng chức năng giữa các bộ phận trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản tín dụng nhằm quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt như sau:

- Thiết lập các chính sách tín dụng và các quy định, đưa vào cẩm nang chi tiết áp dụng chung cho tập đoàn.

- Xác lập và kiểm soát chính sách đối với các dư nợ tín dụng lớn. Xác định các mức cấp tín dụng cao nhất đối với từng loại khách hàng, nhóm khách hàng và các loại tập trung tín dụng khác.

- Xác định khẩu vị rủi ro đối với các mảng thị trường, các ngành nghề và các sản phẩm cụ thể.

- Tái thẩm định độc lập các khoản vay vượt quá thẩm quyền phán quyết của các chi nhánh.

- Quản lý rủi ro đối với một số ngành đặc biệt như vận chuyển hàng hải, hàng không, viễn thông, sản xuất xe hơi, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản bằng cách đưa ra nhiều hạn chế để giảm thiểu rủi ro.

- Quản lý và phát triển hệ thống đánh giá tín dụng thơng qua việc sắp xếp các khoản tín dụng vào từng nhóm để có thể xác định rủi ro đặc thù từ đó có biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả.

- Các báo cáo về chất lượng danh mục tín dụng được xem xét liên tục thơng qua đó đưa ra các yêu cầu điều chỉnh thích hợp để nâng cao hiệu quả và mức độ an toàn của danh mục.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội

Các DNNVV trước tiên phải tự hoàn thiện, phát triển dựa trên chính mình, tranh thủ sự trợ giúp từ Chính phủ.

Chính phủ thiết lập những cơ chế chính sách hỗ trợ cho DNNVV như dành một tỷ lệ vốn nhất định để cho vay DNNVV, thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, các trung tâm trợ giúp, tư vấn cho DNNVV.

Các NHTM cần tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng DNNVV và có chính sách lãi suất, phí tín dụng phù hợp với điều kiện tín dụng của DNNVV.

Chú trọng đầu tư tín dụng cho các DNNVV để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh.

Trong cơng tác tín dụng của NH đối với DNNVV, NH cần chủ động trong việc đánh giá các khách hàng có tiềm ẩn rủi ro trong tương lai, cũng như xây dựng các tiêu chuẩn nhằm lược bớt những khách hàng bị hạn chế do đó giúp nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng.

Giám sát các khoản vay sau giải ngân một cách chặt chẽ, thường xuyên thu thập và đánh giá khách hàng giúp có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng ln ở mức an tồn.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo từng loại công việc cụ thể cho nhân viên giúp nâng cao trình độ và khả năng thực thi độc lập các nhiệm vụ được phân công.

Chú trọng phân chia cán bộ quản lý theo nhóm khách hàng, nhóm ngành nghề có tính chun mơn hóa cao nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro do hạn chế về kiến thức ngành nghề của các CBTD.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ, đột xuất để đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.

Việc phân quyền phán quyết phải được thực hiện rất kỹ lưỡng và thủ tục ủy quyền phải mang tính pháp lý rất cao để đảm bảo người ủy quyền nhận thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình trong cơng tác tín dụng.

Hệ thống thơng tin khách hàng phải được tập trung hóa tối đa và được chia sẻ cho tồn hệ thống, đây cũng là nguồn thơng tin cho việc định hướng mức độ rủi ro của danh mục tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này tập trung vào cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với DNNVV của NHTM, gồm những vấn đề chính như sau:

- Lý luận chung về DNNVV.

- Lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, vai trị của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV, chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

- Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV ở một số nước trên thế giới làm cơ sở cho các NHTM Việt Nam học tập và phát triển.

Tóm lại, các lý luận khoa học được nêu ra ở Chương 1 cho thấy rằng việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV là một vấn đề hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Những lý luận khoa học này là cơ sở để Chương 2 đi vào phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)

2.1.1 Giới thiệu chung về SHB

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội, tên viết tắt SHB, được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080.

Sau 19 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một NH bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015.

Vốn điều lệ: Gần 9.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động:

Hiện tại SHB có 240 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên khắp các tỉnh thành trong nước và 2 Chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào.

Tổng tài sản: Trên 100.000 tỷ đồng.

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Nhơn Ái, được thành lập ngày 13/11/1993 với vốn điều lệ 400 triệu đồng và tổng tài sản 1.100 triệu đồng. Mạng lưới hoạt động ban đầu của NH chỉ có một trụ sở chính đặt tại tỉnh Cần Thơ với tổng số cán bộ công nhân viên là 8 người.

Năm 2006 là năm bước ngoặt trong quá trình xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội khi NHNN chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nơng thơn Nhơn Ái được chủn đởi mơ hình hoạt động lên Ngân hàng TMCP Đơ thị và đổi tên

thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (viết tắt là SHB). Đồng thời Tập đoàn Cơng nghiệp Than Khống sản Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam chính thức trở thành cở đơng chiến lược của SHB, tập đoàn T&T trở thành cổ đông lớn.

Năm 2007 SHB tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, khẳng định bước ngoặt lớn trong quy mô, vị thế, tiềm lực của SHB.

Năm 2008 SHB chuyển trụ sở chính từ Cần Thơ ra Thủ đơ Hà Nội.

Năm 2009 SHB là ngân hàng thứ 3 trong khối Ngân hàng TMCP Việt Nam chính thức niêm yết 200 triệu cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán SHB, khẳng định tính minh bạch về tài chính, sự phát triển an toàn và bền vững của SHB.

Năm 2010 là năm đánh dấu SHB phát hành thành công 150 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 3.497,5 tỷ đồng và chính thức triển khai hệ thống CoreBanking mới Intellect và hệ thống Công nghệ thẻ mới SmartVisa.

Năm 2011 SHB đã chuyển đổi thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi phát hành năm 2010 để nâng vốn điều lệ của SHB lên 4.815,8 tỷ đồng và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước, bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2012 đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình hình thành và phát triển của SHB. Để mở rộng quy mô, mạng lưới và năng lực cạnh tranh với chi phí thấp nhất SHB đã thực hiện sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) vào SHB để đưa SHB vươn lên trở thành một trong những Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam. Đồng thời thông qua việc mở rộng chi nhánh nước ngoài tại Campuchia và Lào, SHB đã thực hiện hóa chiến lược phát triển ra thị trường quốc tế. Trong năm 2012 SHB được NHNN xếp loại A, thuộc Ngân hàng nhóm I, nhóm cao nhất trong xếp loại 4 nhóm Ngân hàng và được tăng trưởng tín dụng ở mức cao nhất.

2.1.3 Những thành tựu đạt được

Trên chặng đường phát triển, SHB đã giành được nhiều bằng khen, giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như:

 Bằng khen, Cờ thi đua của Chính phủ, NHNN, UBND các tỉnh, thành phố có chi nhánh SHB.

 Giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 và 2012 do tạp chí The Banker của tập đoàn truyền thơng Financial Times (Anh) bình chọn.

 Ngân hàng Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 3 năm liền 2009, 2010, 2011 do tạp chí Global Finance (Mỹ) bình chọn.

 Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc do Wells Fargo và Bank of NewYork Mellon (Mỹ) trao tặng.

 Giải thưởng Thương hiệu mạnh 06 năm liên tiếp từ năm 2007-2012.  Giải thưởng Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam nhiều năm liền.

 Giải thưởng Quản lý Chất lượng Quốc tế (Century Quality Era -CQE Award) – Hạng Vàng do Tổ chức Business Initiative Directions (BID)(Tây Ban Nha) trao tặng năm 2012.

 TOP 30 DN Việt Nam đầu tiên được chọn vào ASEAN STARS năm 2012.  Giải thưởng "Ngân hàng triển khai phần mềm ngân hàng lõi đa quốc gia tốt

nhất 2012" do The Asian Banker bình chọn.

 Top 500 DN lớn nhất Việt Nam VNR500 với xếp hạng liên tục tăng lên qua các năm,…

2.1.4 Sản phẩm, dịch vụ của SHB

SHB thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện có của một NH hiện đại trên các lĩnh vực sau:

 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức, vay vốn của các TCTD khác; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật qui định; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác khi được NHNN cho phép.

 Thực hiện nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ nội địa với nhãn hiệu thương mại là Solid Card, TheMoment Card, Sporting Card. Phát hành và thanh toán thẻ quốc tế SHB MasterCard (Classic, Gold).

 Thanh toán trực tuyến SHB-OnePay.  Mobile Banking-Plus.

 Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam.

 Mua bán các loại ngoại tệ với đồng Việt Nam, huy động và chi trả kiều hối, đặt các bàn thu đổi ngoại tệ trên địa bàn hoạt động của NH.

 Vay vốn bằng ngoại tệ và tiếp nhận vốn ủy thác bằng ngoại tệ từ các tở chức và các cá nhân nước ngồi.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng ngoại tệ cho các tở chức kinh tế Việt Nam. Thanh tốn bằng ngoại tệ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của NHNN về quản lý ngoại hối.

 Dịch vụ thu Ngân sách Nhà nước.

 Chuyển tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối.

 Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2012 và 06 đầu năm 2013

Trong năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế thế giới và trong nước bị suy giảm. Tại Việt Nam với chính sách kiểm sốt chặt chẽ tiền tệ để kiềm chế lạm phát nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, DN gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh,… Trong bối cảnh khó khăn đó, SHB đã nỗ lực hết mình vượt qua những thách thức của kinh tế vĩ mô để nâng cao năng lực tài chính và vị thế cạnh tranh. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng do hệ quả nhận sáp nhập Habubank nhưng các chỉ tiêu tài chính của SHB vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Trong bối cảnh nhiều ngân hàng TMCP khác không hoàn thành được các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm đặc

biệt là chỉ tiêu lợi nhuận nhưng SHB vẫn hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu về lợi nhuận (lợi nhuận trước thuế) của NH đến cuối năm 2012 đã đề ra.

Sang năm 2013, tình hình kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, một số chỉ tiêu tài chính khơng đạt được như kỳ vọng, tín dụng tăng trưởng chậm, huy động vốn giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 39)