Variables in the Equation

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 86)

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a KinhNghiem ,378 ,155 5,934 1 ,015 1,459 SuDungVon 3,907 1,713 5,205 1 ,023 49,754 KhaNangTT 3,102 1,489 4,342 1 ,037 22,239 VonTuCo 2,685 5,138 4,655 1 ,031 6,516 Kinhdoanh 2,318 1,095 4,483 1 ,034 10,159 Nhansu ,708 ,279 6,439 1 ,011 2,031 Kiemtra 2,114 ,860 6,046 1 ,014 8,281 Constant -21,573 6,197 12,120 1 ,000 ,000

Nguồn: Số liệu tính toán từ dữ liệu thu thập tại SHB

Kết quả B ảng 3.10 cho thấy kiểm định Wald về ý nghĩa của các hệ số hồi qui tổng thể của các biến độc lập đều có mức ý nghĩa Sig . nhỏ hơn 0,05, tức các biến độc lập đưa vào mơ hình đều phù hợp và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: βKinhNghiem = 0, βKhaNangTT = 0, βSDVon = 0, βVonTuCo = 0, βKinhDoanh = 0, βNhanSu = 0, βKiemTra = 0.

Từ các hệ số hồi qui này ta viết được phương trình:

Loge [ ] ]= -21,573 + 0,378KinhNghiem + 3,907SuDungVon +

3,102KhaNangTT + 2,685VonTuCo + 2,318KinhDoanh+ 0,708NhanSu +

2,114KiemTra

P (Y = 1) P (Y = 0)

Kết quả phân tích cho thấy trong 7 biến đưa vào mô hình Binary Logistic thì cả 7 biến đều có mối tương quan thuận chiều với biến phụ thuộc , ta giải t hích mối quan hệ của từng biến độc lập với biến phụ thuộc như sau:

 Kinh nghiệm quản lý kinh doanh (KinhNghiem): Kinh nghiệm quản lý kinh doanh của người quản lý DN càng cao thì chất lượng tín dụng đối với DN càng cao và ngược lại. Điều đó có nghĩa là chất lượng tín dụng của DN phụ thuộc rất lớn vào năng lực tổ chức, kinh nghiệm quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của người quản lý DN. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của DN, là cơ sở cho DN thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ NH.

 Uy tín, đạo đức của khách hàng (SuDungVon): Uy tín, đạo đức của khách hàng thể hiện qua việc khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng. Theo kết quả hồi quy Bi nary Logistic thì biến SuDungVon có hệ số β cao nhất chứng tỏ biến độc lập này có tác động mạnh nhất đến chất lượng tín dụng . Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế . Điều này có thể được hiểu là khi cấp bất kỳ một kh oản tín dụng nào, NH đều rất quan tâm đến việc sử dụng vốn vay có đúng với phương án , dự án kinh doanh của khách hàng đề ra hay không . Điều này cho thấy việc sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích r ất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng , ảnh hưởng đến chấ t lượng tín dụng của NH. Kết quả phân tích cũng cho thấy việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay có thể hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.

 Khả năng thanh toán của khách hàng (KhaNangTT): Khả năng thanh toán của DN là năng lực về tài chính mà DN có được để đáp ứng nhu cầu thanh tốn các khoản nợ cho các cá nhân, tở chức có quan hệ cho DN vay hoặc nợ. Kết quả cho thấy h ệ số khả năng thanh toán của DN càng cao , khả năng trả nợ của DN càng cao , chất lượng tín dụng của DN càng cao và ngược lại.

 Vốn tự có của KH tham gia vào phương án , dự án kinh doanh (VonTuCo): Vốn tự có của DN trong tởng nhu cầu vốn đầu tư dự án càng lớn thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại . Khi vốn tự có của người vay tham gia vào dự án càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho vốn vay sẽ thấp hơn mà người vay còn phải đầu tư

thời gian và sự quan tâm nhiều hơn đến dự án , nên dự án sẽ dễ dàng thành công h ơn và, rủi ro sẽ thấp hơn và như vậy chất lượng tín dụng càng cao.

 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh (KinhDoanh): Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và mỗi một ngành hàng đều có chu kỳ sống của nó , hoạt động kinh doanh của DN vay vốn càng đa dạng hóa thì rủi ro cho DN càng thấp , do đó chất lượng tín dụng đối với các DN đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ càng cao . Kết quả phân tích bằng mơ hình Binary Logistic hoàn toàn phù hợp vớ i kỳ vọng ban đầu . Điều này có nghĩa là khả năng vượt qua khó khăn và khả năng trả nợ của các DN có đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh sẽ cao hơn so với những DN chỉ kinh doanh đơn độc một hoặc hai ngành hàng.

 Kinh nghiệm của CBTD (NhanSu): CBTD càng làm lâu năm thì càng có nhiều kinh nghiệm trong thẩm định , quản lý món vay cũng như hỗ trợ khách hàng trong những lúc khó khăn . Kết quả cũng cho thấy rõ yếu tố kinh nghiệm của CBTD có mối tương quan thuận với chất lượng tín dụng, CBTD càng có nhiều kinh nghiệm thì chất lượng của các khoản vay mà họ quản lý càng cao và ngược lại.

 Kiểm tra, giám sát khoản vay (KiemTra): Trong hoạt động tín dụng , việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một nhiệm vụ bắ t buộc của CBTD . Nhiều nghiên cứu cho rằng việc xảy ra rủi ro tín dụng là do quá trình kiểm tra , giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Kết quả trên cho thấy rõ việc kiểm tra , giám sát càng chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp hay chất lượng của khoản vay đó càng cao và ngược lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua việc thu thập dữ liệ u từ các hồ sơ vay đ ối với các DNNVV tại SHB, các số liệu thu thập được sau đó được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để xác định các mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại SHB.

Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic cho thấy các nhân tố thuộc về phía các DNNVV như uy tín , đạo đức của khách hàng , kinh nghiệm quản lý kinh doanh , khả năng thanh toán, vốn tự có tham gia vào tởng nhu cầu vốn , đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và các nhân tố về phía NH như kiểm tra gi ám sát khoản vay , kinh nghiệm của CBTD đều có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng tín dụng của các DNNVV.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trên cùng với việc phân tích thực trạng và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong Chương 2 là cơ sở để đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại SHB trong Chương 4.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 4.1 Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Hà Nội giai đoạn 2013-2015

Mục tiêu chính của hoạt động tín dụng là phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn phù hợp với từng địa phương, vùng, chi nhánh, và từng CBTD.

Tiếp tục hồn thiện quy trình tín dụng theo hướng phê duyệt tập trung nhằm phân định rõ chức năng bán hàng, thẩm định, phê duyệt kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng; giúp các đơn vị chun mơn hóa trong từng cơng đoạn: bán hàng, thẩm định, phê duyệt và quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát sinh, nâng cao khả năng cạnh tranh của SHB trên thị trường và tiết giảm chi phí.

Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, đảm bảo về mặt chất lượng, đảm bảo về mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững theo thơng lệ quốc tế. Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đối với từng thời kỳ, áp dụng vào từng loại tiền, kỳ hạn, quy mô của dự án, khách hàng khác nhau.

Nghiên cứu thực hiện chính sách tín dụng, quy trình cho vay riêng đối với DNNVV, các chính sách này phải được thống nhất thể hiện rõ quan điểm rõ ràng, phân cấp phán quyết, TSĐB, xử lý rủi ro. Từ đó có sự chuẩn hóa về quy trình cho vay DNNVV đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ và an tồn vốn.

Tăng trưởng tín dụng mỗi năm trên nguyên tắc thực hiện nghiêm túc việc kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng mà NHNN đã cho phép. Xây dựng tốc độ tăng trưởng từng quý, giao kế hoạch tốc độ tăng trưởng từng quý và cả năm cho các đơn vị kinh doanh và nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo của NHNN. Kiểm soát cho vay bằng ngoại tệ và kiểm soát cơ cấu cho vay theo lĩnh vực, ngành nghề. Rà sốt các chính sách nội bộ để bảo đảm tn thủ pháp luật, an tồn trong hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro.

Tiếp tục tập trung phát triển tín dụng đối với DNNVV, nhất là đối với những DN có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng quản lý tốt, có trình độ chun mơn,

kinh nghiệm kinh doanh, những DN có TSĐB cho khoản vay. Tập trung vào các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chế biến, chế tạo, mang lại giá trị gia tăng cao. Hạn chế cung cấp tín dụng các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, chứng khốn.

Nghiên cứu thực hiện các chính sách ưu đãi đối với DNNVV như lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện thế chấp,...

Tập trung và đẩy mạnh công tác là Ngân hàng phục vụ các nguồn vốn ODA của các tở chức tài chính quốc tế phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia, các DNNVV nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tính chuyên nghiệp.

Tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng và chỉ tập trung phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn và công nghiệp phụ trợ và các ngành hàng mà Chính phủ khuyến khích phát triển trong nước.

Tập trung thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu, hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của tồn hệ thống SHB, đặc biệt là tập trung tối đa thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn tại các đơn vị Habubank (cũ).

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ phù hợp với đối tượng DNNVV, đảm bảo tính cơng khai minh bạch, thúc đẩy DNNVV phát triển, từ đó tiến tới thống nhất chấm điểm khách hàng theo thông lệ quốc tế.

4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội TMCP Sài Gòn Hà Nội

Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia trong điều kiện xu thế tồn cầu hóa mọi hoạt động thương mại, dịch vụ. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các DN nói chung và NHTM Việt Nam nói riêng. Câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các DN, các NHTM Việt Nam dù là NHTM quốc doanh đến NHTM cổ phần, hay đơn vị sản xuất kinh doanh đó là phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức cạnh tranh, và một trong những phương thức hiệu quả nhất đó là nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của NHTM. Hiện nay các NH chưa thực sự chú ý xây dựng một chính sách tín dụng dành riêng cho DNNVV mà mới chỉ là chính sách tín dụng áp dụng chung cho các loại hình DN. Vì vậy để có thể thu hút khách hàng là các DNNVV và nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DN này thì NH cần phải xây dựng một chính sách tín dụng riêng phù hợp với DNNVV.

4.2.1.1 Chính sách tài sản đảm bảo vay vốn

Hiện nay các DNNVV rất khó khăn trong vấn đề TSĐB khi vay vốn NH. Thực tế cho thấy, các DNNVV lần đầu vay vốn NH buộc phải có TSĐB, thơng thường giá trị khoản vay khơng vượt quá 70% giá trị TSĐB khoản vay (tỷ lệ này còn tùy vào từng TSĐB cụ thể), mà vốn của DNNVV lại thường thấp. Do đó, NH nên nới lỏng hơn quy định cho vay trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc tín dụng đối với các DN làm ăn hiệu quả nhưng lại thiếu TSĐB. Nếu xét thấy khách hàng có quan hệ tín dụng lâu năm và có uy tín, phương án kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có nguồn trả nợ rõ ràng thì NH có thể linh hoạt áp dụng quy định về TSĐB như một nửa là tín chấp, một nửa là thế chấp hay thế chấp hàng tồn kho, khoản phải thu, quyền địi nợ, tài sản hình thành trong tương lai. Như vậy vừa giải quyết được khó khăn cho DNNVV vừa đảm bảo chất lượng tín dụng cho NH.

4.2.1.2 Chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng cũng là một phần của chính sách tín dụng. Xây dựng chính sách khách hàng DN, đặc biệt là chính sách khách hàng DNNVV trên cơ sở phân loại khách hàng để NH có chính sách cụ thể áp dụng với từng khách hàng theo hướng ưu đãi đối với khách hàng được xếp hạng chất lượng cao.

Hiện nay, đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các NH, đặc biệt là các NH ngồi quốc doanh và các NHTM cở phần có quy mơ lớn thì NH nên chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tở chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng thơng qua việc tiếp xúc trực tiếp với DN như tham gia vào các hội nghị của DNNVV, các hội chợ triển lãm để biết được nhu cầu,

nguyện vọng của khách hàng nhằm đáp ứng một cách kịp thời và có những mối quan hệ tốt đẹp và hữu ích cho NH.

Xây dựng chính sách giá đồng bộ các sản phẩm, dịch vụ dành cho đối tượng DNNVV nhằm một mặt để bán chéo sản phẩm, mặt khác để giữ chân khách hàng, hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng dịch vụ của NH khác và bị lôi kéo.

4.2.1.3 Xây dựng và điều chỉnh danh mục cho vay phù hợp với từng thời kỳ

Xác định thị trường chủ đạo đối với DNNVV là các DN nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất tại các Tỉnh/Thành phố trong cả nước, chú trọng vào khu vực Tp. Hồ Chí Minh, khu vực Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm và các tỉnh lân cận.

Tập trung tài trợ những nhóm ngành kinh doanh được nhà nước khuyến khích xuất khẩu và bản thân ngành có nhiều lợi thế, phù hợp với DNNVV như xuất khẩu gạo, dệt may, da giày, thực phẩm, thủy sản, sản xuất các thiết bị phụ tùng công nghiệp như xe máy, ôtô,...

Tập trung mạnh các loại hình tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, bao thanh tốn bên mua,...

4.2.1.4 Chính sách lãi suất, phí

Trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, khi lãi suất được kiểm soát bởi NHNN, nên xây dựng chính sách lãi suất dựa vào uy tín trả nợ của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh. Trên cơ sở đó, có chính sách ưu đãi lãi suất/phí cho những khách hàng có TSĐB có tính thanh khoản cao, doanh số giao dịch qua tài khoản, doanh số thanh toán quốc tế qua SHB cao, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của SHB, uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, khách hàng tiềm năng của SHB.

4.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang áp dụng tại SHB được xây dựng khá khoa học. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hơn nữa, SHB nên thực hiện chặt chẽ hơn các nội dung sau:

4.2.2.1 Tăng cường cơng tác thu thập, xử lý thơng tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 86)