CHỈ TIÊU ĐVT 2011 2012 06-2013 Tăng trưởng 06-2013/2012 (+/-) (%) Tổng tài sản Tỷ đồng 70.990 116.538 104.476 -12.062 -10,35% Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 5.830 9.056 9.752 696 7,68% Nguồn vốn huy động Tỷ đồng 62.126 104.131 92.630 -11.501 -11,04% Dư nợ cho vay Tỷ
đồng
29.162 56.940 58.478 1.538 2,7% Tỷ lệ nợ xấu % 2,23% 8,8% 9,04%
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
1.001 1.825,2 400,16 Lợi nhuận sau
thuế
Tỷ đồng
753,03 1.686,8 301,7 Lỗ lũy kế do
HBB chuyển giao sau khi sáp nhập
Tỷ đồng
(1.660,7)
Lợi nhuận còn lại Tỷ đồng
753,03 26,07 301,7
Cuối năm 2012, do SHB nhận sáp nhập Habubank nên tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng vượt trội. Cụ thể tổng tài sản đạt 116.538 tỷ đồng, tăng 64,2% so với năm 2011; vốn chủ sở hữu đạt 9.056 tỷ đồng, tăng 55,3% so với năm 2011. Đây là bước ngoặt đáng kể của SHB trong việc tăng quy mô hoạt động, tăng cường vị thế của mình trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm tháng 06-2013, tổng tài sản đạt 104.476 tỷ đồng giảm 10,35% so với năm 2012 trong khi vốn chủ sở hữu đạt 9.752 tỷ đồng, tăng 7,68% so với năm 2012. Trong năm 2012, các chỉ tiêu huy động vốn và cho vay của SHB tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể huy động vốn đạt 104.131 tỷ đồng, tăng 67,6% so với năm 2011; dư nợ cho vay đạt 56.940 tỷ đồng, tăng 95,3% so với năm 2011. Đến thời điểm tháng 06-2013, huy động vốn đạt 92.630 tỷ đồng, giảm 11,04% so với năm 2012 trong khi dư nợ cho vay đạt 58.478 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2012.
Tỷ lệ nợ xấu của SHB năm 2011 là 2,23%. Sau khi nhận sáp nhập Habubank vào SHB thời điểm 30/09/2012, tỷ lệ nợ xấu của SHB ở mức rất cao là 13,23%. Ngay lập tức SHB đã tập trung nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu như: tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; cơ cấu nợ, thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN, xử lý tài sản; các giải pháp về tư vấn tài chính, hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, thị trường tiêu thụ; hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Do vậy tỷ lệ nợ xấu của SHB thời điểm 31/12/2012 đã giảm xuống còn 8,8%. Các khoản lỗ của Habubank đã được bù đắp đầy đủ ngay trong năm 2012. Đến thời điểm tháng 06-2013, tỷ lệ nợ xấu đã tăng trở lại lên mức 9,04%. Đây là một tỷ lệ rất cao so với toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của SHB.
Lợi nhuận trước thuế năm 2012 của SHB (chưa bao gồm lỗ lũy kế của Habubank chuyển sang khi sáp nhập) đạt 1.825,2 tỷ đồng, tăng 82,3% so với năm 2011. Tuy nhiên lỗ lũy kế của Habubank chuyển sang khi sáp nhập là 1.660,8 tỷ đồng nên phần lợi nhuận còn lại của SHB năm 2012 là 26,07 tỷ đồng. Trong bối cảnh nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng cũng ở mức cao, nhiều NH lợi nhuận bị suy giảm và
khơng hồn thành kế hoạch, tuy nhiên SHB vẫn đảm bảo lợi nhuận theo đúng kế hoạch của Đại hội cổ đông thường niên năm 2012.
Lợi nhuận sau thuế 06 tháng đầu năm 2013 của SHB đạt 301,7 tỷ đồng. Sau năm 2012 phải gánh khoản lỗ rất lớn từ việc sáp nhập Habubank, lợi nhuận của SHB đã dần dần được cải thiện, đạt mức tương đối khả quan trong tình hình khó khăn hiện nay.
2.2 Tình hình huy động vốn và cho vay tại SHB 2.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn hậu suy thối tiếp tục khó khăn ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của hầu hết DN và đời sống của người dân. Để kiềm chế lạm phát và bảo đảm các yếu tố vĩ mô ổn định, NHNN liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ theo từng thời điểm. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải liên tục thích nghi với các chính sách mới từ NHNN, đồng thời phải tăng cường kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.
Trước tình hình trên, trong cơng tác huy động vốn, SHB triển khai thực hiện các kế hoạch huy động vốn linh hoạt, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác nguồn vốn từ dân cư. Để cạnh tranh với các TCTD khác, SHB đã tích cực xây dựng các chương trình huy động phong phú, đa dạng như phát hành kỳ phiếu, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền kết hợp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Cùng với việc thực hiện chính sách huy động vốn linh hoạt, SHB luôn chú trọng quảng bá thương hiệu, gia tăng tiện ích dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển mạng lưới giao dịch rộng rãi và triển khai nhiều kênh giao dịch thuận lợi cho khách hàng.
Với việc triển khai thực hiện các biện pháp trên, tình hình huy động vốn của SHB trong giai đoạn 2011 đến 06-2013 đã đạt được nhiều mặt tích cực, số liệu như sau:
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của SHB giai đoạn 2011 đến 06-2013 Đvt: tỷ đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013
Tăng trưởng 06-2013/2012 (+/-) (%) Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 15.909 21.777 12.709 -9.068 -41,6% Tiền gửi của khách hàng 34.786 77.599 76.861 -738 -0,95%
Vốn tài trợ ủy thác
đầu tư 226 385 442 57 14,8%
Phát hành giấy tờ có giá thơng
thường 11.205 4.370 2.618 -1.752 -40,9%
TỔNG CỘNG: 62.126 104.131 92.630 -11.501 -11,04%
Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB năm 2011, 2012, 06-2013
Năm 2011 lãi suất thị trường biến động mạnh, rất nhiều NH gặp khó khăn về thanh khoản nhưng hoạt động nguồn vốn của SHB vẫn đảm bảo thanh khoản, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng và ổn định cho hoạt động kinh doanh. Với hoạt động huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, SHB đã áp dụng cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan. Tính đến 31/12/2011, tởng vốn huy động của SHB đạt 62.126 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2010, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khối tổ chức kinh tế và dân cư đạt 34.786 tỷ đồng, tăng 35,7% so với năm 2010.
Trong năm 2012 NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn từ 14%/năm xuống còn 8%/năm làm cho mặt bằng lãi suất huy động vốn thị trường I
giảm nhanh cùng với những biến cố của ngành tài chính ngân hàng trong năm đã khiến cho một số NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Do vậy để thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển mạnh huy động nguồn vốn từ thị trường I, ngay từ những tháng đầu năm 2012 SHB đã ban hành hàng loạt các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú phù hợp với các đặc thù của từng địa bàn hoạt động nên đã góp phần vào sự tăng trưởng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư đã tăng rất mạnh so với năm 2011. Tởng nguồn vốn huy động c ủa SHB tính đến thời điểm 31/12/2012 đạt 104.131 tỷ đồng, tăng 67,6% so với năm 2011, trong đó ngu ồn vốn huy động từ tiền gửi của khối tổ chức kinh tế và dân cư đạt 77.599 tỷ đồng, tăng 123% so với năm 2011.
Đến thời điểm tháng 06-2013, tổng vốn huy động của SHB đạt được 92.630 tỷ đồng, giảm 11,04% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất huy động vốn trên thị trường I đã giảm cịn từ 7-8,5%/năm, áp lực huy động vốn khơng cịn cao như thời điểm trước nữa, người dân cũng chuyển dần một phần từ gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, trong khi vốn huy động từ các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá thơng thường giảm mạnh thì huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng vẫn tương đối ổn định, đạt 76.861 tỷ đồng, chỉ giảm chút ít 0,95% so với năm 2012.
Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho SHB mở rộng hoạt động cho vay các chủ thể trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động từ thành phần dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao và ởn định do đó thanh khoản của NH được bảo đảm an toàn.
2.2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của SHB. Từ khi thành lập đến nay, dịch vụ này đã có những bước tăng trưởng khơng ngừng. Các loại hình cấp tín dụng rất đa dạng cho cả đối tượng khách hàng DN lẫn khách hàng cá nhân. SHB luôn không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và quy trình thủ tục nhằm rút ngắn thời gian đi vay của khách hàng.
Điểm nởi bật trong hoạt động tín dụng của SHB là ngay từ những ngày đầu thành lập, NH luôn chú trọng đến đối tượng là DNNVV. SHB hiện nay đã và đang tiếp tục hợp tác với các Tở chức Tài chính quốc tế tín nhiệm để tài trợ vốn cho các DNNVV tại Việt Nam như: Chương trình của World Bank –Rural Development Fund (gọi tắt là Quỹ RDF) - cho vay ngắn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nông thơn; Chương trình của Japanese Bank for International Cooperation (gọi tắt là JBIC) - cho vay chủ yếu trung và dài hạn, tài trợ cho các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ và cơ sở hạ tầng.
Trong việc cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, SHB xác định hoạt động kinh doanh ln mang tính chu kỳ, do đó khơng chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng phát triển mà điều quan trọng là phải cùng với khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của DN.
Với việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu sau sẽ làm rõ thực trạng hoạt động cho vay của SHB:
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)
Cho vay các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nước 28.920 99,2% 55.722 97,9% 58.042 99,3% Các khoản trả
thay khách hàng 2,3 0,6 11 0,02%
Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác
đầu tư 11 75 0,13% 28 0,05%
Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
22 985 1,73% 238 0,4%
Cho vay khác các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong nước 206 0,7% 22 0.04% 23 0,04%
Các khoản Repo 2,2 0,004% 2,2
Các khoản phải thu giao dịch
chứng khoán 132 0,23% 134 0,2%
TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%
Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013
Tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình cho vay khác của SHB vì hoạt động cho vay theo loại hình này đã hình thành từ rất lâu và được xem như là hình thức vay truyền thống của tất cả các NHTM cũng như SHB, và loại hình này cũng được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá cũng được xem như một nghiệp vụ tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
2.2.2.2 Phân tích dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay
Bảng 2.4: Cơ cấu dự nợ theo kỳ hạn vay
Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 18.514 63,4% 32.227 56,6% 31.663 54,2% Nợ trung hạn 6.395 22% 12.771 22,4% 13.762 23,5% Nợ dài hạn 4.252 14,6% 11.941 21% 13.053 22,3% TỔNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%
Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06- 2013
Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn nợ thì rõ ràng dư nợ cho vay ngắn hạn của SHB luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, dư nợ ngắn hạn tại thời điểm tháng 06/2013 đạt 31.663 tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi đó dư nợ trung hạn thời điểm tháng 06-2013 đạt 13.762 tỷ đồng chiếm 23,5% tổng dư nợ và dư nợ dài hạn đạt 13.053 tỷ đồng chiếm 22,3% tổng dư nợ. Ta thấy rằng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đã tăng dần qua các năm chứng tỏ SHB đã dần chuyển dịch cơ cấu dư nợ, tăng cường hoạt động tài trợ đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài trợ đầu tư dự án.
Xét theo tốc độ tăng trưởng thì dư nợ cho vay trung và dài hạn có bước tăng trưởng trong khi dự nợ ngắn hạn đã sụt giảm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn thời điểm tháng 06-2013 giảm 1,75% so với năm 2012, dư nợ trung hạn tăng 7,76% so với năm 2012, trong khi dư nợ dài hạn tăng 9,3% so với năm 2012.
Qua việc phân tích tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn cho thấy trong những năm gần đây SHB đã có chiến lược tài trợ cho hoạt động đầu tư tài sản cố
định và dự án hoặc tài trợ bổ sung vốn lưu động trung hạn cho DN, hỗ trợ cho đầu tư chuyên sâu hình thành nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh về lâu dài.
2.2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình DN Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình DN Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, DNTN 15.390 52,8% 31.282 55% 32.012 54,7% DNNN 4.216 14,4% 8.829 15,5% 11.135 19,06% Hợp tác xã 17 0,06% 70 0,12% 139 0,24% DN có vốn đầu tư nước ngoài 328 1,1% 501 0,88% 409 0,7% Hộ kinh doanh, Cá nhân và thành phần khác 9.210 31,6% 16.257 28,5% 14.783 25,3% TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%
Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013
Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng chủ yếu của SHB thuộc nhóm cơng ty TNHH tư nhân, cơng ty cở phần tư nhân, DNTN, hộ kinh doanh và khách hàng cá nhân. Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng dư nợ của
nhóm này chiếm 80% trong tởng dư nợ của SHB tại thời điểm tháng 06-2013. Trong nhóm cơng ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, DNTN đa phần là các DNNVV, là đối tượng định hướng kinh doanh chính của SHB.
2.2.2.4 Phân tích dư nợ cho vay theo chất lượng nợ cho vay
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo chất lượng nợ cho vay
Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 27.416 94% 47.312 83,1% 48.717 83,3% Nợ cần chú ý 1.094 3,75% 4.614 8,1% 4.472 7,7% Nợ dưới tiêu
chuẩn 219 0,75% 1.030 1,8% 1.124 1,9%
Nợ nghi ngờ 154 0,54% 1.774 3,1% 979 1,7%
Nợ có khả năng
mất vốn 278 0,96% 2.209 3,9% 3.186 5,4%
TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%
Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013
Qua bảng số liệu cho thấy SHB có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm nhưng tính an tồn và hiệu quả của hoạt động tín dụng khơng được đảm bảo. Trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn là 6%, tỷ lệ nợ xấu là 2,23% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của SHB đã bắt đầu tăng m ạnh từ năm 2012. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 16,9%, tỷ lệ nợ