Tình hình huy động vốn và cho vay tại SHB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 51)

Tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn hậu suy thối tiếp tục khó khăn ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của hầu hết DN và đời sống của người dân. Để kiềm chế lạm phát và bảo đảm các yếu tố vĩ mô ổn định, NHNN liên tục điều chỉnh chính sách tiền tệ theo từng thời điểm. Hoạt động của ngành ngân hàng cũng gặp khó khăn khi phải liên tục thích nghi với các chính sách mới từ NHNN, đồng thời phải tăng cường kiểm sốt rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng.

Trước tình hình trên, trong cơng tác huy động vốn, SHB triển khai thực hiện các kế hoạch huy động vốn linh hoạt, trong đó đặc biệt chú trọng khai thác nguồn vốn từ dân cư. Để cạnh tranh với các TCTD khác, SHB đã tích cực xây dựng các chương trình huy động phong phú, đa dạng như phát hành kỳ phiếu, đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền kết hợp các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Cùng với việc thực hiện chính sách huy động vốn linh hoạt, SHB luôn chú trọng quảng bá thương hiệu, gia tăng tiện ích dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển mạng lưới giao dịch rộng rãi và triển khai nhiều kênh giao dịch thuận lợi cho khách hàng.

Với việc triển khai thực hiện các biện pháp trên, tình hình huy động vốn của SHB trong giai đoạn 2011 đến 06-2013 đã đạt được nhiều mặt tích cực, số liệu như sau:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của SHB giai đoạn 2011 đến 06-2013 Đvt: tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013

Tăng trưởng 06-2013/2012 (+/-) (%) Tiền gửi và vay từ các TCTD khác 15.909 21.777 12.709 -9.068 -41,6% Tiền gửi của khách hàng 34.786 77.599 76.861 -738 -0,95%

Vốn tài trợ ủy thác

đầu tư 226 385 442 57 14,8%

Phát hành giấy tờ có giá thơng

thường 11.205 4.370 2.618 -1.752 -40,9%

TỔNG CỘNG: 62.126 104.131 92.630 -11.501 -11,04%

Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB năm 2011, 2012, 06-2013

Năm 2011 lãi suất thị trường biến động mạnh, rất nhiều NH gặp khó khăn về thanh khoản nhưng hoạt động nguồn vốn của SHB vẫn đảm bảo thanh khoản, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng và ổn định cho hoạt động kinh doanh. Với hoạt động huy động vốn được quản lý tập trung tại Trụ sở chính, SHB đã áp dụng cơ chế, chính sách linh hoạt và phù hợp đẩy mạnh huy động vốn từ Tổ chức kinh tế và cá nhân, từ đó đã có được kết quả rất khả quan. Tính đến 31/12/2011, tởng vốn huy động của SHB đạt 62.126 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2010, trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khối tổ chức kinh tế và dân cư đạt 34.786 tỷ đồng, tăng 35,7% so với năm 2010.

Trong năm 2012 NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động vốn từ 14%/năm xuống còn 8%/năm làm cho mặt bằng lãi suất huy động vốn thị trường I

giảm nhanh cùng với những biến cố của ngành tài chính ngân hàng trong năm đã khiến cho một số NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản tạo ra những cuộc chạy đua lãi suất ngầm. Do vậy để thực hiện kế hoạch kinh doanh phát triển mạnh huy động nguồn vốn từ thị trường I, ngay từ những tháng đầu năm 2012 SHB đã ban hành hàng loạt các sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú phù hợp với các đặc thù của từng địa bàn hoạt động nên đã góp phần vào sự tăng trưởng huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm từ dân cư đã tăng rất mạnh so với năm 2011. Tổng nguồn vốn huy động c ủa SHB tính đến thời điểm 31/12/2012 đạt 104.131 tỷ đồng, tăng 67,6% so với năm 2011, trong đó ngu ồn vốn huy động từ tiền gửi của khối tổ chức kinh tế và dân cư đạt 77.599 tỷ đồng, tăng 123% so với năm 2011.

Đến thời điểm tháng 06-2013, tổng vốn huy động của SHB đạt được 92.630 tỷ đồng, giảm 11,04% so với năm 2012. Nguyên nhân là do lãi suất huy động vốn trên thị trường I đã giảm cịn từ 7-8,5%/năm, áp lực huy động vốn khơng cịn cao như thời điểm trước nữa, người dân cũng chuyển dần một phần từ gửi tiết kiệm sang các kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, trong khi vốn huy động từ các TCTD khác, phát hành giấy tờ có giá thơng thường giảm mạnh thì huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng vẫn tương đối ổn định, đạt 76.861 tỷ đồng, chỉ giảm chút ít 0,95% so với năm 2012.

Việc tăng trưởng nguồn vốn huy động tương đối ổn định đã tạo điều kiện cho SHB mở rộng hoạt động cho vay các chủ thể trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động từ thành phần dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao và ởn định do đó thanh khoản của NH được bảo đảm an tồn.

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của SHB. Từ khi thành lập đến nay, dịch vụ này đã có những bước tăng trưởng khơng ngừng. Các loại hình cấp tín dụng rất đa dạng cho cả đối tượng khách hàng DN lẫn khách hàng cá nhân. SHB luôn không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và quy trình thủ tục nhằm rút ngắn thời gian đi vay của khách hàng.

Điểm nổi bật trong hoạt động tín dụng của SHB là ngay từ những ngày đầu thành lập, NH luôn chú trọng đến đối tượng là DNNVV. SHB hiện nay đã và đang tiếp tục hợp tác với các Tổ chức Tài chính quốc tế tín nhiệm để tài trợ vốn cho các DNNVV tại Việt Nam như: Chương trình của World Bank –Rural Development Fund (gọi tắt là Quỹ RDF) - cho vay ngắn, trung và dài hạn trong lĩnh vực nơng thơn; Chương trình của Japanese Bank for International Cooperation (gọi tắt là JBIC) - cho vay chủ yếu trung và dài hạn, tài trợ cho các DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ và cơ sở hạ tầng.

Trong việc cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, SHB xác định hoạt động kinh doanh ln mang tính chu kỳ, do đó khơng chỉ cho vay khi khách hàng thiếu vốn hoặc khi khách hàng phát triển mà điều quan trọng là phải cùng với khách hàng tháo gỡ khi khách hàng gặp khó khăn và đồng hành cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng cho sự phát triển của DN.

Với việc phân tích hệ thống các chỉ tiêu sau sẽ làm rõ thực trạng hoạt động cho vay của SHB:

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình cho vay Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá tr T trọng (%) Giá tr T trọng (%) Giá tr Tỷ trọng (%)

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá

nhân trong nước 28.920 99,2% 55.722 97,9% 58.042 99,3% Các khoản trả

thay khách hàng 2,3 0,6 11 0,02%

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác

đầu tư 11 75 0,13% 28 0,05%

Cho vay chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá

22 985 1,73% 238 0,4%

Cho vay khác các tổ chức kinh tế, cá

nhân trong nước 206 0,7% 22 0.04% 23 0,04%

Các khoản Repo 2,2 0,004% 2,2

Các khoản phải thu giao dịch

chứng khoán 132 0,23% 134 0,2%

TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%

Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013

Tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các loại hình cho vay khác của SHB vì hoạt động cho vay theo loại hình này đã hình thành từ rất lâu và được xem như là hình thức vay truyền thống của tất cả các NHTM cũng như SHB, và loại hình này cũng được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá cũng được xem như một nghiệp vụ tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai.

2.2.2.2 Phân tích dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay

Bảng 2.4: Cơ cấu dự nợ theo kỳ hạn vay

Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá tr T trọng (%) Giá tr T trọng (%) Giá tr Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 18.514 63,4% 32.227 56,6% 31.663 54,2% Nợ trung hạn 6.395 22% 12.771 22,4% 13.762 23,5% Nợ dài hạn 4.252 14,6% 11.941 21% 13.053 22,3% TỔNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%

Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06- 2013

Trong cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn nợ thì rõ ràng dư nợ cho vay ngắn hạn của SHB luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, dư nợ ngắn hạn tại thời điểm tháng 06/2013 đạt 31.663 tỷ đồng, chiếm 54,2% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong khi đó dư nợ trung hạn thời điểm tháng 06-2013 đạt 13.762 tỷ đồng chiếm 23,5% tổng dư nợ và dư nợ dài hạn đạt 13.053 tỷ đồng chiếm 22,3% tổng dư nợ. Ta thấy rằng tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn đã tăng dần qua các năm chứng tỏ SHB đã dần chuyển dịch cơ cấu dư nợ, tăng cường hoạt động tài trợ đầu tư mua sắm tài sản cố định, tài trợ đầu tư dự án.

Xét theo tốc độ tăng trưởng thì dư nợ cho vay trung và dài hạn có bước tăng trưởng trong khi dự nợ ngắn hạn đã sụt giảm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn thời điểm tháng 06-2013 giảm 1,75% so với năm 2012, dư nợ trung hạn tăng 7,76% so với năm 2012, trong khi dư nợ dài hạn tăng 9,3% so với năm 2012.

Qua việc phân tích tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng dư nợ theo kỳ hạn cho thấy trong những năm gần đây SHB đã có chiến lược tài trợ cho hoạt động đầu tư tài sản cố

định và dự án hoặc tài trợ bổ sung vốn lưu động trung hạn cho DN, hỗ trợ cho đầu tư chuyên sâu hình thành nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh về lâu dài.

2.2.2.3 Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình DN Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình DN Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá tr T trọng (%) Giá tr T trọng (%) Giá tr Tỷ trọng (%) Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, DNTN 15.390 52,8% 31.282 55% 32.012 54,7% DNNN 4.216 14,4% 8.829 15,5% 11.135 19,06% Hợp tác xã 17 0,06% 70 0,12% 139 0,24% DN có vốn đầu tư nước ngồi 328 1,1% 501 0,88% 409 0,7% Hộ kinh doanh, Cá nhân và thành phần khác 9.210 31,6% 16.257 28,5% 14.783 25,3% TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%

Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013

Với định hướng là NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng chủ yếu của SHB thuộc nhóm cơng ty TNHH tư nhân, cơng ty cổ phần tư nhân, DNTN, hộ kinh doanh và khách hàng cá nhân. Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng dư nợ của

nhóm này chiếm 80% trong tổng dư nợ của SHB tại thời điểm tháng 06-2013. Trong nhóm cơng ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần tư nhân, DNTN đa phần là các DNNVV, là đối tượng định hướng kinh doanh chính của SHB.

2.2.2.4 Phân tích dư nợ cho vay theo chất lượng nợ cho vay

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo chất lượng nợ cho vay

Đvt: tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 06-2013 Giá tr T trọng (%) Giá tr T trọng (%) Giá tr T trọng (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 27.416 94% 47.312 83,1% 48.717 83,3% Nợ cần chú ý 1.094 3,75% 4.614 8,1% 4.472 7,7% Nợ dưới tiêu

chuẩn 219 0,75% 1.030 1,8% 1.124 1,9%

Nợ nghi ngờ 154 0,54% 1.774 3,1% 979 1,7%

Nợ có khả năng

mất vốn 278 0,96% 2.209 3,9% 3.186 5,4%

TỔNG CỘNG: 29.161 100% 56.939 100% 58.478 100%

Nguồn: BCTC hợp nhất có kiểm tốn của SHB năm 2011, 2012, 06-2013

Qua bảng số liệu cho thấy SHB có sự tăng trưởng tín dụng qua các năm nhưng tính an tồn và hiệu quả của hoạt động tín dụng khơng được đảm bảo. Trong năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn là 6%, tỷ lệ nợ xấu là 2,23% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn của SHB đã bắt đầu tăng m ạnh từ năm 2012. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 16,9%, tỷ lệ nợ xấu là 8,8% tổng dư nợ. Đến thời điểm tháng 06-2013, tỷ lệ nợ quá hạn của SHB là 16,7%, tỷ lệ nợ xấu là 9,04% tởng dư nợ, đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lên đến

5,4% tổng dư nợ. Đây là những tỷ lệ vư ợt quá cao so với ngưỡng cho phép của NHNN và mức tiêu chuẩn thông lệ quốc tế là dưới 5% (tỷ lệ nợ quá hạn) và dưới 3% (tỷ lệ nợ xấu). Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Ngồi ngun nhân là tình hình kinh tế khó khăn, các DN kinh doanh thiếu hiệu quả làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, cịn có ngun nhân khác là do SHB nhận các khoản nợ có khả năng mất vốn từ Habubank cho Vinashin vay khi nhận sáp nhập Habubank. Tuy nhiên Hội đồng quản trị SHB đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm thu hồi các khoản nợ xấu này, trong đó có khả năng bán nợ xấu cho Cơng ty VAMC.

Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ xấu giai đoạn 2011 đến 06-2013 2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại SHB

2.3.1 Thực trạng tín dụng đối với DNNVV hiện nay 2.3.1.1 Các chính sách hỗ trợ DNNVV

Nắm bắt được vai trị và những khó khăn trong hoạt động của các DNNVV, trong hơn một thập kỷ qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tích cực nhằm hỗ trợ sự phát triển loại hình DN này, đặc biệt là các chính sách về tài chính:

 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về Trợ giúp phát triển DNNVV. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2011 2012 Jun-13 29.161 56.939 58.478 1.745651 9.6275.013 9.761 5.289

Tổng dư nợ Nợ quá hạn Nợ xấu

 Nghị quyết 22/NQ-CP của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV.

Nghị quyết đã đưa ra 6 biện pháp lớn hỗ trợ DNNVV như: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch, chương trình trợ giúp phát triển DNNVV; Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho DNNVV; Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng sản xuất; Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV; Đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho DNNVV; Xây dựng củng cố hệ thống trợ giúp phát triển DNNVV.

 Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg, ngày 25/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại các NHTM. Đơn vị bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

 Quyết định số 1231/QĐ-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015.

Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

 Mặt khác, Chính phủ cũng đã chỉ đạo NHNN tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với DNNVV và thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ và các giải pháp khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những DN có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

2.3.1.2 Tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV

Có thể nói, mặc dù các chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho DNNVV được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 51)