Những thành tưu đạt được của việc kiểm soát nguồn vốn FDI:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 57 - 63)

2.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát vốnFDI tại VN trong giai đoạn2000-2012:

2.4.1 Những thành tưu đạt được của việc kiểm soát nguồn vốn FDI:

Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế rất cao. Cùng với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên đáng kể và có đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Nếu dòng vốn FDI vào VN những năm 1990 cịn khiêm tốn thì trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể,năm 2008 đạt kỷ lục về thu hút FDI với hơn 71 tỷ USD vốn đăng ký và tỷ lệ vốn thực hiện cũng theo đó tăng lên cho thấy sự kiểm soát của nhà nước đã bắt đầu mang lại hiệu quả. Vốn FDI đăng ký năm 2012 đạt 16,3 tỷ USD, tăng gấp gần 8 lần so với năm 2000 (hơn 2,8 tỷ USD). Tính đến hết năm 2012 đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Tổng số dự án FDI được cấp phép từ năm 1988 đến năm 2012 đã lên tới 16.835 dự án, đạt tổng số vốn đăng ký hơn 210,5 tỉ USD.

Năm 2012, vốn đăng ký tuyđạt 22,7 % so với năm 2008, song mục tiêu đề ra thu hút khoảng 15-16 tỷ USD vốn đăng ký trong năm, cho thấy nguồn vốn FDI tuy giảm nhưng đã về đích thành cơng. Trong đó, vốn đăng ký mới của 1.287 dự án đạt 8,6 tỷ USD, bằng 71,2% so với năm 2011; vốn đăng ký bổ sung của 550 dự án được cấp phép từ các năm trước đạt 7,7 tỷ USD, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 16,3 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm 2011. Một điều đáng ghi nhận hơn cả là, nguồn vốn giải ngân của các dự án FDI trong năm 2012 đạt 10,46 tỷ USD, chiếm 95,1% so với năm 2008, đây là một kết quả rất ấn tượng, cho thấy chính sách kiểm sốt vốn của chính phủ đã có tác dụng.

Dịng vốn FDI ngày càng tăng nênxuất khẩu của khu vực FDI ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong năm 2012 đạt 72,2 tỷ USD, tăng 33,8% so với năm 2011 và chiếm 55,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước.Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm 2012 đã lớn gấp 3.706,4 lần năm 1990, bình quân 1 năm tăng trên 45,3%, cao hơn nhiều các con số tương ứng của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (47,7 lần

và 19,2%/năm), càng cao hơn các con số tương ứng của kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước (21,8 lần và 15%/năm)

Khu vực FDI xuất khẩu có tốc độ tăng cao hơn, có quy mơ kim ngạch lớn hơn các con số tương ứng của khu vực kinh tế trong nước, dẫn đến khu vực này đã xuất siêu khá và tăng lên so với năm trước, góp phần hạn chế nhập siêu của cả nước. Bằng chứng là nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2012 đạt 59,943 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,7% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 11,9 tỷ USD.

2.4.1.2 Tốc độ giải ngân vốn FDI:

Sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, tốc độ giải ngân FDI giảm dần và tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký thấp, nhưng kể từ năm 2008, tỷ lệ vốn giải ngân bắt đầu được cải thiện và có xu hướng tăng cho đến năm 2012.

Trong năm 2008, mặc dù lượng vốn đăng ký đạt trên 71,7 tỷ USD nhưng tỷ lệ vốn thực hiện chỉ đạt khoảng 16%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đáng buồn này, nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ khiến cho dịng vốn thực hiện bị ứ lại, nguyên nhân chủ quan là sự kiểm sốt thiếu chặt chẽ, thủ tục hành chính, việc thu hút vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế.

Tuy vậy, bức tranh FDI đã có những điểm sáng hơn khi kết thúc 2008, dù lượng vốn cam kết thấp (chiếm 1/3 của năm 2008) song tỷ lệ vốn thực hiện tăng lên đáng kể (hơn 43% vốn đăng ký) đó là điểm mốc đánh dấu sự hiệu quả bước đầu của các chính sách kiểm sốt FDI – chính sách mà các nhà kinh tế tạm gọi là khoảng lặng điều chỉnh của 2009. Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho biết dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi trên toàn cầu đã giảm tới 54% trong quý I/2009 và triển vọng trong cả năm 2009 vẫn rất ảm đạm. Khoảng lặng điều chỉnh không thể tránh của VN khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới. Song ở góc độ tích cực, giải ngân đã tốt hơn, nhập siêu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã giảm nhiều so với năm trước, trong khi dịng vốn vào VN vẫn cịn đó sự mất cân đối giữa các lĩnh vực, khu vực đầu tư…

Nguồn: Hình vẽ dựa trên số liệu được thu thập từ báo cáo tổng hợp từ các địa phương vềtình hình thu hút ĐTNN năm 2012củaCục đầu tư nước ngoài

Tốc độ giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục được cải thiệnvào năm 2010, 2011, 2012 khi lần lượt đạt hơn 55%, hơn 70% và khoảng 64%. Nhìn chung trong năm 2012, tỷ lệ vốn giải ngân đạt thấp hơn so với năm 2011, nhưng vẫn ở mức cao, lớn gấp 4 lần so với năm 2008 và chiếm 70% thời kỳ đỉnh cao năm 1999. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đang trong tình trạng khủng hoảng thì Việt Nam đạt được kết quả trên là đáng khích lệ và là nổ lực khơng ngừng của Nhà nước ta.

Có thể thấy trong giai đoạn gần đây, tỷ lệ vốn giải ngân có xu hướng tăng. Điều này cho thấy con tàu FDI đang đi đúng hướng điều chỉnh của Chính phủ Việt Nam, tập trung vào thu hút các dịng vốn có chất lượng cao, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hội nhập.

2.4.1.3 Cơ cấu vốn đầu tư:

Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề kinh doanh:

Trong giai đoạn 2007-2009, bất chấp sự đóng băng của thị trường cùng những khó khăn chung của nền kinh tế, bất động sản vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngồi nhất, đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh lượng vốn FDI vào Việt Nam. Trong năm 2009, tỷ trọng của lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm 35% trong tổng vốn FDI.

Tuy nhiên, sang năm 2010, xu hướng dịng vốn đầu tư nước ngồi đã bắt đầu ập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, tỷ trọng ngành bất động sản có 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký

sự giảm đáng kể. Mặc dù năm 2010, ngành kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư,nhưng cả tỷ trọng và lượng vốn đầu tư của ngành công nghiệp chế tạo, chế biến đã tăng gấp đôi so với năm 2009 (chiếm khoảng 30%),và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Trong năm 2011,2012 thì tỷ trọng của lĩnh vực cơng nghiệp chế tạo, chế biếntăng mạnh và vươn lên dẫn đầu trong tổng nguồn vốn đầu tư; tỷ trọng ngành bất động sản đã giảm đáng kể. Trong năm 2011, tỷ trọng ngành công nghiệp chế tạo, chế biến năm 2011 chiếm hơn 48%, tăng 1,6 lần so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ trọng của lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm 71,6%, tăng 147% so với năm 2011; theo sau đó vẫn là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm khoảng 12%, lĩnh vực bán bn, bán lẻ, sửa chữa chiếm khoảng 5%, cịn lại là các lĩnh vực khác.

Đây là điều đáng mừng khi dòng vốn FDI ngày càng đi đúng theo định hướng của Nhà nước ta - thu hút vốn đầu tư vào ngành sản xuất. Qua đây, một lần nữa càng khẳng định chính sách kiểm sốt vốn của chính phủ đã mang lại hiệu quả trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với cơ cấu vốn đầu tư theo ngành nghề kinh doanh.

Cơ cấu vốn theo hình thức đầu tư:

Trước đây khi chưa chú trọng việc thu hút FDI, luồng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh với doanh Việt Nam. Nguyên nhân là do thời kì đầu các thủ tục triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, nhiều khâu rất phức tạp. do đó khi đầu tư dưới hình thức liên doanh thì các thủ tục pháp lý do bên Việt Nam giải quyết.

Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, do những chính sách quản lý cộng thu hút hiệu quả của nhà nước, đầu tư FDI vào Việt Nam tồn tại dưới hình thức 100% vốn nước ngoài là lớn nhất. Lũy kế đến ngày 31/12/2012, vốn đăng ký dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đạt khoảng 141 tỷ USD, chiếm 65% trong tổng số vốn đầu tư đăng ký.

2.4.1.4 Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu kỹ thuật từ những chuyên gia nước ngồi:

Bên cạnh việc hấp thụ dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tiếp thu kinh nghiệm, kỹ thuật từ các chuyên gia nước ngoài để từng bước hồn thiện cơ chế chính sách, pháp luật nhà nước về các chính sách đầu tư, đồng thời tạo điều kiện để thị trường tài chính Việt Nam phát triển theo hướng đa dạng, chuyên sâu hơn và bảo vệ sự ổn định về tài chính và tiền tệ.

2.4.1.5 Chính sách phân cấp quản lý dịng vốn FDI:

Với chính sách phân cấp thời gian qua đã mở rộng được đối tượng tham gia quản lý, giảm các rào cản trong việc ra quyết định trong hoạt động kinh tế -xã hội quan trọng ở địa phương. Địa phương cũng dễ dàng tiếp cận các dịch vụdo bộ, ngành cung cấp hơn, đồng thời điều phối hiệu quả hơn các chương trìnhquốc gia, tỉnh, huyện, tạo cơ hội tốt hơn cho người dân tham gia quyết định, từđó góp phần cải thiện được phúc lợi kinh tế - xã hội.

2.4.1.6 Vấn đề chuyển giao công nghệ:

Cùng với việc cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đặc biệt, trong các lĩnh vực: dầu khí, giao thơng, xây dựng, cơ khí chếtạo, điện tử -viễn thông - tin học, dệt may - giầy dép đã đạt được một số kết quảtốt đẹp.

Thơng qua FDI, trình độcơng nghệsản xuất trong nước đã được nâng cao một cách rõ rệt so với thời kỳtrước đây. Một sốngành đã tiếp thu được cơngnghệtiên tiến với trình độhiện đại của thếgiới như: Bưu chính - Viễn thơng, dầu khí, xây dựng, cầu đường,…Đồng thời, trong thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bịđáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tếthịtrườngđịnh hướng XHCN.

Thông qua FDI, đã thu hút nhiều công nghệmới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trước đây ởViệt Nam chưa có.Việc CGCN từ nước ngồi thơng qua FDI đã hạn chếđến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóathuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phương tiện giao thông,… Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao,

với hình thức, mẫu mã đẹpđã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngồi như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chếtạo,…

Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổchức sản xuất các sảnphẩm thuộc lĩnh vực công nghệcao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thịtrường nước ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ -điện tửnhư Công ty TNHH Nidec Tosok, Muto, Nissei,… Có doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu -phát triển như công ty TNHH Renesas Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và thiết kếcác phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng cho IC bán dẫn (mạch tích hợp),…

Nhiều doanh nghiệp trong nước, do thúc ép của thị trường cạnh tranhngày càng cao được tạo ra bởi các sản phẩm của các doanh nghiệp FDI đã cốgắng đổi mới công nghệbằng việc nhập các thiết bịvà cơng nghệmới đểsảnxuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không thua kém hàng nhập khẩu với giá cảhợp lý được người tiêu dùng ưa chuộng như các sản phẩmmay mặc, giày da, thực phẩm,….

2.4.1.7 Vấn đề chuyển giá:

Trong những năm qua, ngành Thuế đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh chống chuyển giá, mà trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI.Một trong những biện pháp quan trọng trong thực tiễn chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI là tập trung thanh tra các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ kéo dài mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua thanh tra bước đầu đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá để tiến hành đấu tranh đảm bảo xác định lại giá chuyển giao theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp, ngành Thuế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xác định đúng giá trị giao dịch, chẳng hạn như phối hợp với các cơ quan chức năng như cơng an, tài chính; phối hợp với cơ quan thuế các nước để nắm bắt thông tin về giao dịch kinh tế của các doanh nghiệp...

Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010 của Tổng cục Thuế cho biết: “Trong năm 2010 đã thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng..., truy thu 133,4 tỷ đồng, giảm lỗ hơn 1.400 tỷ đồng”. Tất nhiên, khơng phải tồn bộ số lỗ được xác định giảm và số thuế truy thu đều là kết quả của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá, mà một phần là kết quả của việc phát hiện các hành vi trốn thuế khác

Song trong đó, đã có những kết quả bước đầu của hoạt động đấu tranh chống chuyển giá. Điển hình là trường hợp các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè ở Lâm Đồng. Báo cáo tham luận của Cục thuế Lâm Đồng tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2010 cho biết: Theo báo cáo tài chính và quyết tốn thuế đã được kiểm tốn của 17 doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chế biến chè thì sản lượng chè xuất khẩu năm 2009 là 1.522 tấn, doanh thu là 105 tỷ đồng với giá bán xuất khẩu từ 2,8 – 4 USD/kg chè thành phẩm dẫn đến số lỗ năm 2009 là 63,68 tỷ đồng; số lỗ lũy kế đến 31/12/2009 là 317 tỷ đồng. Trong đó, nhiều đơn vị đã lỗ gần hết số vốn đầu tư hoặc vượt hơn số vốn đầu tư. Bằng việc thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp về kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, Cục thuế Lâm Đồng nhận thấy, với giá chè búp tươi là 35.000 đồng/kg và định mức tiêu hao 5 kg chè tươi được 1 kg chè olong thành phẩm thì giá thành ngun liệu chính là 175.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá xuất khẩu quy ra tiền Việt Nam chỉ là 64.580 đồng/kg.

Với nhận định về dấu hiệu chuyển giá ở các doanh nghiệp này, cơ quan thuế đã thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ thanh tra theo quy định của pháp luật như: khảo sát thực tế; thu thập thông tin (từ các tổ chức cá nhân là đối tác mua hàng, bán hàng; từ nhân viên đã từng làm việc tại các doanh nghiệp này; từ các cơ quan nhà nước có liên quan như Hải quan, Sở Công thương...); tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp... Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và xác định các doanh nghiệp này có lãi từ năm 2005 hoặc 2006 và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của việc kiểm soát nguồn vốn FDI: 2.4.2.1 Hệ thống pháp luật cịn nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)