Những hạnchế và nguyên nhân của việc kiểm soát nguồn vốn FDI:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 63 - 72)

2.4 Đánh giá thực trạng kiểm soát vốnFDI tại VN trong giai đoạn2000-2012:

2.4.2 Những hạnchế và nguyên nhân của việc kiểm soát nguồn vốn FDI:

+ Chưa có khái niệm rõ ràng về đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI). Cách giải thích thuật ngữ “FDI” của Luật ĐTNN năm 1996 và 2000, cũng như Luật Đầu tư năm 2005 chưa cho thấy bản chất của dòng vốn, với sựvận động vào - ra, cũng như nhấn mạnh “quyền kiểm soát” và “quyền sở hữu” của nhà đầu tư. Hơn nữa, cách giải thích như trong các luật này chưa phản ánh đúng nội dung của hoạt động FDI tại Việt Nam. Theo quy định, hoạt động FDI tại Việt Nam gần như được mặc định là công

việc của nhà ĐTNN. Trong khi trên thực tế, các nhà đầu tư Việt Nam cùng góp vốn, tham gia quản lý, phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư nước ngoài tùy theo từng dự án. Điều này cho thấy, vị thế chủ động của nhà ĐTNN, còn bên Việt Nam lại ở vị trí yếu thế, kể cả trường hợp bên Việt Nam hợp tác bình đẳng, hoặc nắm nhiều cổ phần hơn so với bên nước ngồi, thì vẫn gọi là khu vực có vốn đầu tư nước ngồi.

+ Sự phân định giữa FDI và FII hiện chưa rõ ràng. Luật Đầu tư năm 2005 quy định, FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Và FII là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động. Tại thời điểm đưa vốn vào cơng ty, thì hai hình thức đầu tư này có thể khác nhau, nhưng sau đó có thể khơng cịn phân biệt được. Bởi đầu tư gián tiếp có thể chuyển hóa thành đầu tư trực tiếp khi tỷ lệ cổ phần đủ lớn, nhà đầu tư tham gia vào điều hành cơng ty. Do đó, thời gian tới, cần ban hành văn bản để phân biệt rõ hơn hai khái niệm này, trên cơ sở đó bổ sung, làm rõ và thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật để tạo khung pháp lý hoàn thiện hơn` cho nhà ĐTNN khi thực hiện đầu tư vào thị trường Việt Nam.

+ Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngồi thì hệ thống pháp luật về đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngồi nói riêng khơng ngừng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, tạo ra các cách hiểu khác nhau trong quá trình áp dụng ở các cấp. Cụ thể là theo Quyết định 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam quy định, doanh nghiệp nước ngoài được mua đến 49% cổ phần. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, các doanh nghiệp châu Âu chỉ được mua tối đa 30% cổ phần, tỷ lệ này chỉ áp dụng đối với ngành ngân hàng và các doanh nghiệp Nhà nước.

Thủ tục hành chính phiền hà, gây mất thời gian, tăng chi phí cho doanh nghiệp FDI. Tại Hội thảo Đánh giá và giải pháp cải thiện mơi trường đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều đại diện của doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp FDI ngồi việc tốn kém chi phí, cịn mất thời gian vượt qua cửa khẩu hải quan. Trung bình hàng xuất khẩu mất 3 ngày, nhập khẩu 4 ngày mới thông qua được. Đặc biệt, những mặt hàng dễ hỏng hoặc cần phải xuất đi gấp thì việc chờ đợi lâu như hiện nay sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

2.4.2.3Chính sách ưu đãi đầu tư:

Tuy các chính sách ưu đãi được Nhà nước ta thường xuyên rà sốt, sửa đổi, bổ sung nhưng cịn dàn trãi, chưa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tư, gây mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực đầu tự và mất cân đối giữa các địa phương.Chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chưa có sự khác biệt, dù sức hấp dẫn so với các ngành khác. Do chạy theo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên nhà đầu tư chỉ chú trọng đầu tư vào một số lĩnh vực như bất động sản, dịch vụ giải trí, bán lẻ… Trong khi những ngành như nông nghiệp, giáo dục lại thu hút được rất ít nguồn FDI, chiếm tỷ lệ thấp. Hơn nữa, FDI thường tập trung vào những ngành có khả năng sinh lợi cao và tập trung ở những vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi dẫn tới sự mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn. Nguồn vốn FDI tập trung quá lớn tại các thành phố lớn sẽ càng gia sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.

Ngoài ra, một số quy định về ưu đãi đầu tư bị xây dựng quá ngặt nghèo thì những quy định khác lại có nhiều kẽ hở để doanh nghiệp trục lợi như các ưu đãi về đất đai, vay vốn, các thủ tục xuất nhập khẩu… Mặt khác, một số địa phương để thu hút cạnh tranh đã xé rào, cho nhà đầu tư nước ngoài hưởng ưu đãi vượt khung, gây ra tình trạng khơng bình đẳng và thiệt hại cho nước ta.

2.4.2.4 Vấn đề mơi trường:

Chỉ có một số ít các dự án đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ tiên tiến ở Việt Nam. Phần lớn các dự án đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ lạc hậu, tiêu

haonhiều năng lượng gây ô nhiễm môi trường… Nhiều nhà đầu tư nước ngồi để tiết kiệm chi phí đã bỏ qua khâu xử lý chất thải độc hại. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường: nguồn nước thuộc lưu vực sơng Sài Gịn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt , trường hợp Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải gây ô nhiễm nghiêm trọng là một ví dụ điển hình…. Ơ nhiễm mơi trường đã gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của hàng vạn hộ dân trong khu vực rộng lớn. Mặt khác, số tiền nộp phạt của những công ty này cho ngân sách nhà nước chỉ chiếm phần nhỏ trong chi phí Nhà nước phải bỏ ra để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường.

2.4.2.5 Vấn đề chống chuyển giá.

Cuộc “đấu tranh” chống hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp trong thời gian qua tuy đã đạt những kết quả nhất định nhưng còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, còn tồn tại những hạn chế sau:

- Hành lang pháp lý về chống chuyển giá chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Như đã phân tích trên, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho q trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thơng tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa cáccơ quan có liên quan (cơng an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá.

- Cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá. Một trong những cơ sở quan trọng để xác định có hành vi chuyển giá hay khơng và áp dụng phương pháp nào để xác định giá chuyển giao trong trường hợp có hành vi chuyển giá là phải có thơng tin đầy đủ và đáng tin

cậy về các người nộp thuế, song nếu khơng có quyền điều tra (với những thẩm quyền cụ thể như: kiểm tra đột xuất, khám xét, bắt giữ...) thì rất khó khăn trong thu thập thơng tin.

- Chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêng ở tầm quốc gia và trực tiếp xử lý các vấn đề về thông tin ở tầm quốc tế.

- Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thơng tin đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho hoạt động chống chuyển giá nói riêng. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập, xử lý và lưu giữ hệ thống thông tin về người nộp thuế làm cơ sở cho hoạt động quản lý thuế. Bước đầu đã hình thành cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, song kho dữ liệu này còn khá nghèo nàn do nguồn thơng tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, chưa có được nguồn thơng tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý nhà nước và các nguồn cung cấp thơng tin khác.

2.4.2.6 Chính sách phân cấp và quản lý đầu tư:

- Một sốđịa phương đã ban hành và thực hiện các quy định vềưu đãi đầu tư trái pháp luật làm tổn hại lợi ích chung của đất nước.

- Việc tiếp xúc, lựa chọn nhà đầu tư chưa thận trọng, đã có tình trạng một sốnhà đầu tư “rởm” được cấp GCNĐT dựán FDI hàng trăm triệu đô la đểbán lại, khi không thực hiện được thì buộc phải trảlại GCNĐT.

- Năng lực thẩm định của cán bộmột sốđịa phương đối với dựán FDI lớn rất hạn chế, nên đã xảy ra tình trạng cấp phép mà khơng đảm bảo các điều kiện cần thiết, thậm chí cùng thời gian đã có các dựán xi măng, sắt thép quy mơ lớn được nhiều địa phương cấp phép không phù hợp với quy hoạch ngành và vùng lãnh thổ.

- Các bộ thiếu công khai quy hoạch phát triển ngành trên từng vùng lãnh thổ và địa phương, định hướng phát triển, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật để chính quyền địa phương căn cứ thực hiện đúng luật pháp, thiếu kiểm tra, phát hiện hành vi phạm pháp đểxửlý.

Kiểm soát vốn FDI làm tốn kém chi phí giao dịch vốndẫn đến việc thu hút những dịng vốn có lợi (tính trên tổng qui mơ dịng vốn) giảm xuống và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác. Theo nhiều khảo sát năm 2007, chi phí giao dịch tại Trung Quốc hiện là 1,2%, Việt Nam là 2%; trong khi Hong Kong chỉ là 0,013%. Nếu áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát vốn FDI nặng về hành chính, có khả năng dịng vốn đang chảy vào VN sẽ chuyển huớng ngược trở về các nước có chi phí giao dịch vốn thấp hơn như Trung Quốc chẳng hạn. Đây là cái giá phải trả cần phải đuợc cân nhắc thấu đáo trước khi ban hành các biện pháp kiểm sốt vốn chính thức.

2.4.2.8Chưa có chiến lược kiểm soát vốn FDI trong dài hạn:

Các biện pháp kiểm sốt dịng vốn FDI chưa đưa ra một “chiến lược dài hạn”. Kiểm soát vốn là việc mà bất kỳ quốc gia nào, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam cần phải thực hiện và phải thực hiện ngay từ cuối những năm 80 khi Việt Nam mở cửa mạnh mẽ thị trường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đến năm 2007, do những sức ép về việc thị trường chứng khốn phát triển q nóng. Nói cách khác, kiểm sốt vốn mà chúng ta dự định và đã thực hiện (như dừng lại việc mở room - tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi) chính là do yếu tố tình thế là chính, chứ khơng phải xuất phát từ một chiến lược mang tính dài hạn.

2.4.2.9Vấn đề chuyển giao công nghệ:

Qua việc chuyển giao cơng nghệ đã góp phần nâng cao năng lực cơng nghệcủa các doanh nghiệp.Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và nhu cầu đổi mới công nghệcủa doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế.Hoạt động CGCN tồn tại một số hạn chế sau:

- Định hướng thu hút cơng nghệ cao, cơng nghệ khuyến khích đầu tư chưa đạt kết quả đặt ra.

Mặc dù các công nghệ chuyển giao vào Việt Nam hầu hết là các cơng nghệcó trình độbằng hoặc cao hơn cơng nghệsẵn có ởViệt Nam, nhưng mới chỉđạt mức trung bình hoặc trung bình tiên tiến so với các nước trong khu vực.

Các công nghệđược chuyển giao theo các dựán FDI thường là các công nghệđược đưa vào theo lợi ích của nhà đầu tư, mà thường khơng phải theo nhu cầu đổi mới cơng nghệdo phía Việt Namchủđộng đưa ra.

Thu hút đầu tư vào các Khu cơng nghiệp vẫn cịn nặng vềthành tích lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp, chưa chú trọng vào việc thu hút các dựán có cơng nghệcao, công nghệmới.

- Công tác thẩm định công nghệchưa được quan tâm đúng mức

Nhà đầu tư thường chú trọng, quan tâm hàng đầu đến lợi ích đầu tư, đầu tư đểsinh lợi, nhưng quy định pháp luật lại cho phép nhà đầu tư tựchịu trách nhiệm vềnội dung công nghệ.Thực tếqua thẩm định các dựán FDI cho thấy, nội dung giải trình cơng nghệthường rất sơ sài (nhiều trường hợp khơng có giải trình cơng nghệ), mà cơng nghệlại có đặc điểm quantrọng là hàng hóa vơ hình. Đểlựa chọn cơng nghệphù hợp với mục tiêu của dựán, thường phải đưa ra các phương án công nghệđểsosánh, lựa chọn phương án tối ưu, xem xét quy trình cơng nghệ, trình độcơng nghệ, nguồn gốc xuất xứmáy móc, thiết bị, tính đồng bộ của dây chuyền sảnxuất,… Nhưng với xu thế đơn giản hóa thủ tục hành chính, hồsơ dựán đầu tư ngày càng đơn giản, nên cơ quan thẩm định cơng nghệkhơng có đủcơ sởđểxem xét, đánh giá. Mặt khác, khi phân cấp đầu tư, hầu hết các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương lại không gửi hồsơ dựán hỏi ý kiến các SởKhoa học và Công nghệ theo quy định. Do đó, trong trường hợp nhà đầutư đưa vào máymóc, thiết bị, cơng nghệlạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm mơi trường,… thì khơng có cơ chếngăn chặn ngay từđầu, mà phải đợi đến khi hậu kiểm thì khơng có cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết hậu quả.

Bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận năng lực thẩm định của các SởKhoa học vàCơng nghệcịn hạn chế.

-Việc tiếp nhận, học hỏi cơng nghệthơng qua FDI cịn nhiều yếu kém.

Đối với các dự án FDI, việc nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ cho ngườilaođộng là rất quan trọng để có thể từng bước tiếp nhận, vận hành và từng bước làm chủ cơng nghệ. Tuy nhiên, với các hình thức tổ chức kinh tế liên doanh, Việt

Nam chưa chú trọng việc tuyển chọn, đãi ngộcán bộ, công nhân kỹthuật trẻcó năng lực đểbố

trí vào các cơng đoạn sản xuất quan trọng. Việc đào tạo kỹthuật vẫn còn nặng vềlý thuyết, ít thực hành nên khi được tuyển dụng vào làm việc thường phải đào tạobổsung. Với những doanh nghiệp đòi hỏi lao động kỹthuật sốlượng lớn thì lại không tuyển dụng được lao động đáp ứng đủsốlượng và chất lượng. Như trường hợp dựán của Công ty TNHH Samsung Electronics VN hiện đang rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động (theo kếhoạch đến năm 2015 cần 28.000 lao động trực tiếp khi đạt doanh thu xuất khẩu 16,5 tỷUSD).

Mới có sốlượng rất ít dựán FDI được đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hoạt động R&D ởcác doanh nghiệp FDI mới chỉ ởnhững công nghệnhỏ, đơn giản,... hoặc nghiên cứu để cải tiến thích nghi phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhìn chung, việc khai thác, học hỏi cơng nghệ thông qua FDI chưa đạt được kết quảnhư mong muốn.

Một thực tếphải nhìn nhận là, trong các dựán FDI cũng không quá kỳvọng vào thu hút các công nghệcao, công nghệ vmới, đặc biệt là các cơng nghệ chưa được thương mại hóa, vì mục đích của nhà đầu tư khi thực hiện CGCN trong FDI là để tối đa hóa lợi nhuận và có chi phí để đổi mới, thay thế cơngnghệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kể từ năm 1988 khi Luật đầu tư nước ngồi được ban hành và có hiệu lực cho đến nay, hình trình thu hút FDI đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và có xu hướng phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Chương 2 đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về xu hướng dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam trong suốt thời gian qua, đồng thời trình bày chi tiết thực trạng kiểm sốt dịng vốn FDI tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)