MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAOQ TRÌNH KIỂM SỐT VỐN ĐẦUTƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 73 - 83)

3.2.1 Chính sách ưu đãi đầu tư:

Cần xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài đến năm 2020,đồng thời đảm bảo tính hấp dẫn, cạnh tranh so với các nước trong khu vực

- Từng bước hạ thuế suất TNDN theo lộ trình rõ ràng nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Luật thuế TNDN hiện nay quy định thống nhất một mức thuế suất phổ thơng 25%, để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư, phù hợp với xu thế cải cách thuế của các nước trong khu vực, Việt Nam cần giảm mức thuế suất TNDN. Nhanh chóng áp dụng mức thuế suất doanh nghiệp mới (22%) đồng thời cần cơng bố lộ trình giảm thuế suất đến năm 2020 về mức tương đương các nước trong khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, cần kết hợp miễn thuế TNDN từ 2-5 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm tiếp 50% mức thuế TNDN phải nộp trong 10 năm sau đó cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong

lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao như, điện tử, ô tô, xe máy, điện thoại di động,… và mang lại giá trị gia tăng cao cho xã hội nhằm phát triển các lĩnh vực này hơn nữa.

- Thực hiện chính sách ưu đãi miễn giảm thuế nhỏ hơn mức thuế suất phổ thông (25%) đồng thời kéo dài thời gian miễn giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn cần thu hút ĐTNN như: các dự án công nghệ cao, sản xuất thiết bị điện tử, viễn thơng, cơ khí chế tạo, cơng nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện; khuyến khích đẩy nhanh chương trình nội địa hố, chuyển giao công nghệ; sử dụng các sản phẩm trung gian phục vụ xuất khẩu…

- Thực hiện các chính sách ưu đãi thuế xuất nhập đối với doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực:cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy; dệt may; da giày;… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam. Miễn thuế nhập khẩu từ 5 – 10 năm cho ngành doanh nghiệp nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải… dùng để sản xuất phục vụ cho nhu cầu nội địa. Miễn thuế nhập khẩu cho các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm, các sản phẩm công nghệ cao,…

- Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước và tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích đầu tư như: dự án sử dụng đất xây dựng chung cư cho công nhân của các khu công nghiệp; Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ NHNN…

3.2.2 Kiểm sốt vấn đề mơi trường:cần hoàn thiện các quy định nhằm hướng

dẫn và kiểm sốt mơi trường, thu hút vốn FDI phải đi liền với bảo vệ môi trường. - Thường xuyên thanh tra, kiểm tra quy trình xử lý chất thải của các doanh nghiệp FDI; tăng cường kiểm tra việc nhập khẩu các thiết bị dây chuyền công nghệ, nhằm tránh phải nhập khẩu những máy móc, thiết bị, dây chuyền cơng nghệ lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường

- Rà sốt, sửa đổi và hồn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu hao năng lượng, môi trường, về đánh giá tác động môi trường đối với các ngành, lĩnh vực đầu tư gây hiệu ứng nhà kính, ơ nhiễm mơi trường.

- Ban hành quy định về phịng ngừa, giảm thiểu ơ nhiễm và giám sát môi trường, quy định giới hạn lượng phát thải, yêu cầu các doanh nghiệp phải công bố công khai thông tin về môi trường và giải pháp xử lý lượng phát thải trước khi đi vào sản xuất.

- Ban hành các quy định về việc xử phạt hành vikinh doanh gây ô nhiễm môi trường bao gồm phạt hành chính lẫn phạt tù. Nghiên cứu bổ sung chế tài xử phạt theo mức xả thải thực tế thay cho mức xử phạt theo khung tối đa, tối thiểu như hiện nay.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn và vệ sinh môi trường đơ thị...

3.2.3 Ngăn chặn tình trạng chuyển giá:

- Hồn thiện khn khổ pháp lý về hoạt động chống chuyển giá và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung.Trước mắt cần bổ sung điều luật về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế TNDN mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên...; Có quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá.

- Cần thu hẹp các ưu đãi thuế. Chênh lệch thuế TNDN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế TNDN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế là cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá. Để thu hút vốn đầu tư, phải thực hiện ưu đãi thuế, song cần cân nhắclựa chọn giữa các hình thức ưu đãi khác để điều tiết các vấn đề kinh tếchẳng hạn như trợ cấp, trợ giá, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng..., chỉ sử dụng ưu đãi thuế trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác. Nên hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế.

- Hồn thiện hệ thống thơng tin, dữ liệu về người nộp thuế, thực hiện theo 2 bước sau:

• Mở rộng nguồn thu thập thơng tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế mà đặc biệt là của bộ phận tình báo thuế (nếu được thành lập).

• Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác như: cơng an, kiểm sát, địa chính, kế hoạch – đầu tư...

- Nghiên cứu giao quyền điều tra cho cơ quan thuế. Trước mắt, có thể chỉ giao quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp Tổng cục. Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi của chức năng điều tra thì có thể mở rộng quyền điều tra cho cơ quan thuế cấp tỉnh. Việc giao quyền điều tra khơng chỉ giúp cơ quan thuế có điều kiện làm tốt hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung.

- Thành lập bộ phận tình báo thuế ở Tổng cục Thuế. Đây chính là cơ quan có chức năng chuyên trách thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước và quốc tế. Tình báo thuế khơng chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá, mà cịn rất hữu ích cho cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Tăng cường kiểm soát, kiểm toán các doanh nghiệp FDI đặc biệt là các doanh nghiệp báo lỗ thường xuyên; doanh nghiệp có số nợ thuế lớn; doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn hoặc giảm thuế... để chống thủ đoạn chuyển giá của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào bị phát hiện thực hiện chuyển giá buộc phải bồi hồn tồn bộ những ưu đãi mà doanh nghiệp đó đã được hưởng và bồi thường gấp 2 -3 lần phần gây thất thoát cho Ngân sách Nhà nước.

3.2.4 Quy hoạchcụ thể đối với vốn FDI:

Các loại quy hoạch phải gắn với nhau và phải đảm bảo tính hiệu quả.Đặc biệt, quy hoạch của từng địa phương cần được xây dưng trên quy hoạch vùng.Quy hoạch ngành phải gắn với quy hoạch vùng và phù hợp với các thỏa thuận và cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập.

• Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch cịn thiếu, rà sốt định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

• Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.

• Hồn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất một cách hiệu quả, nhất là đối với các địa phương ven biển nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và mơi trường bền vững • Cần tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù phù hợp

thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Như vậy thì việc sử dụng nguồn vốn ĐTNN mới phát huy được tác dụng và đạt được mục đích sử dụng nguồn vốn này là phát triển kinh tế đất nước. - Bổ sung các chính sách ưu đãi có sức hấp dẫn cao đối với những lĩnh vực, địa

bàn cần thu hút ĐTNN:

• Thực hiện chính sách ưu đãi thuế khuyến khích các dự án cơng nghệ cao, sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, cơng nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện; khuyến khích đẩy nhanh chương trình nội địa hố, chuyển giao cơng nghệ; sử dụng các sản phẩm trung gian phục vụ xuất khẩu.

• Bổ sung các ưu đãi cao đối với các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản; đầu tư vào nông thơn và các địa bàn khó khăn, các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

• Sử dụng các địn bẩy kinh tế để khuyến khích ĐTNN hướng mạnh vào xuất khẩu (khuyến khích chế biến sâu, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có trong nước, tạo giá trị gia tăng cao) và khai thác thị trường xuất khẩu mới, sản phẩm xuất khẩu mới. Cần phát triển theo hướng thu hẹp danh mục dự án nhưng phải đảm bảo xuất khẩu 80% sản phẩm trở lên.

• Đối với một số dự án đặc biệt quan trọng, cần xử lý đặc cách và có chính sách hỗ trợ hợp lý trong khuôn khổ những cam kết theo lộ trình hội nhập

3.2.5 Chính sách quản lý và phân cấp đầu tư trực tiếpnước ngoài:

Đểbảo đảm lợi ích quốc gia trong thu hút FDI thì cần tiến hành điều tra, nghiên cứu với thái độkhách quan, khoa học kết quảvà vấn đềthực hiện chủ trương phân cấp tồn diện cho chính quyền tỉnh, thành phốtừ2006 đểcó phương án điều chỉnh hợp lý, vừa phát huy dược tính sáng tạo của địa phương, vừa bảo đảm tính thống nhất luật pháp, nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước. Cần nhanh chóng thực hiện phân cấp và quản lý đầu tư nước ngoài theomột trong ba phương án sau:

- Phương án tối đa: điều chính hợp lý quy định phân cấp cho chính quyền địa phương, đối với những dự án quan trọng như điện năng, giao thơng, cơng nghiệp chế tạo có vốn đầu tư từ 50 triệu USD, để bảo đảm lợi ích tồn cục trong phân bố lực lượng sản xuất theo vùng lãnh thổ và trong cả nước thì do BộKH&ĐT cấp phép sau khi có ý kiến của các bộ, ngành. UBND tỉnh, thành phốvà Ban quản lý cấp phép các dựánquy mô vừa dưới 50 triệu USD. Trung Quốc mặc dù dân sốmỗi tỉnh gần bằng hoặc nhiều hơn dân số nước ta nhưng vẫn duy trì cơ chếphân cấp như vậy.

- Phương án trung bình: điều chỉnh một phần quy định phân cấp cho chính quyền địa phương: có cơ chếđặc thù đối với Hà Nội và TPHCM theo hướng giữnguyên quy định phân cấp hiện tại; các tỉnh, thành phố thì thực hiện theo phương án tối đa.

- Phương án tối thiểu: giữ nguyên quy định hiện hành với điều kiện quy hoạch ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch vùng lãnh thổ và địa phương được công bố cơng khai, chính quyền địa phương chỉ được cấp phép đầu tư trongkhung khổdựán đã được quy hoạch với trình tựvà thủtục chặt chẽhơn, rà sốt, bãi bỏcác quy định của chính quyền tỉnh, thành phốtrái với thẩm quyền; các bộ, ngành xây dựng, ban hành, hướng dẫn thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và xửlý nghiêm mọi vi phạm.

Phương án tối thiểu dễthực hiện vì khơng gặp phải phản ứng tiêu cực của địa phương, nhưng cũng là phương án mang tính thỏa hiệp không xuất phát từyêu cầu nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước đối với FDI.

3.2.6 Nội dung và quy trình cấp GCNĐT:

- Đơn giản hóa quy trình cấp GCNĐT và nghiên cứu thực hiện cấp GCNĐT theo 2 bước sau:

+ Bước 1: cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, khi nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư cam kết tuân thủ các quy định pháp luật.

+ Bước 2: cấp GCNĐTchính thức sau khi nhà đầu tư đã hồn thành hoặc hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị của từng giai đoạn dự án đầu tư, có xác nhận của tổ chức kiểm tốn hoặc tổ chức giám định có thẩm quyền.

- Tiếp tục hồn thiện quy hoạch ngành, cơng bố các quy hoạch theo vùng và địa phương, ban hành các tiêu chí đối với một số ngành, lĩnh vực, đặc biệt là đối với các ngành nằm trong cam kết WTO; công bố các điều kiện đầu tư trong từng ngành để làm cơ sở cho việc cấp GCNTĐT, ban hành điều kiện về máy móc, thiết bị và mơi trường đối với một số ngành (như khai thác khống sản...), diện tích đất sử dụng đối với một số dự án sử dụng nhiều đất..., xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn và yêu cầu về công nghệ xây dựng, tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo... đối với các dự án, trong đó có dự án xây dựng bất động sản (gồm khách sạn, văn phòng, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu đô thị mới).

- Đối với các dự án FDI khai thác nguồn tài nguyên, cần thận trọng chọn nhà đầu tư gắn khai thác với chế biến sâu, tạo ra giá trị gia tăng cao bằng công nghệ, thiết bị hiện đại và hệ thống xử lý mơi trường để sử dụng nguồn tài ngun có hiệu quả

3.2.7 Cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động FDI:

- Đối với các thủ tục gia nhập thị trường, đặc biệt là các điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, các bộ ngành cần thường xuyên phối hợp rà soát, bãi bỏ các thủ tục rườm rà, bất hợp lý. Phân công cụ thể cho từng cơ quan trách nhiệm, thời gian cụ thể về các hoạt động đầu tư như: xử lý hồ sơ, thủ tục đền bù, giải tỏa mặt bằng và phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đã đề ra. Giải quyết nhanh chóng thủ tục ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành, đảm bảo tính ổn định lâu dài trong chính sách ưu đãi đầu tư

+ Xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện thủ tục hành chính, nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề hành chính phải là nơi cuối cùng nhận kết quả.

+ Xác định rõ các bước thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, trình tự, thời gian giải quyết tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây, có thể xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các bước thực hiện trong quy trình, từ đó có thể bỏ bớt, kết hợp các bước với nhau, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

- Hướng tới phát triển hiệu quả hệ thống chính phủ điện tử nhằm giảm chi phí và tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh tế xã hội.

+ Xây dựng mạng thông tin điện tử giữa các cơ quan trong tỉnh và tỉnh với trung ương để giải quyết nhanh chóng cơng việc nội bộ liên quan đến hành chính

+ Thủ tục hành chính liên quan đến q trình đầu tư cần được cơng khai, cơng bố cụ thể quy trình thực hiện trên website hoặc cơng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện một cách nhất quán.

+ Cần có kênh thơng tin tiếp nhận và trả lời các thắc mắc, góp ý của nhà đầu tư liên quan đến các vấn đề hành chính thông qua website hoặc hộp thư điện tử riêng, hướng đến cải thiện và hiện đại hóa trong việc giải quyết thủ tục hành chính

3.2.8 Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư:

- Các cơ quan cấp phép đầu tư phải tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án FDI trên địa bànđối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi có quy mơ lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh bất động sản, sử dụng nhiều năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm mơi trường…; rà sốt và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong giai đoạn 2000 2012 (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)