1.3 .Kiểm soát và quản lý nợ ODA
1.3.2 .Tác dụng của việc quản lý và kiểm soát
3.2. Điều chỉnh các chính sách điều hành, các chính sách vĩ mô nhằm thu hút
3.2.2. Chống tham nhũng hiệu quả
Nạn tham nhũng đang trở thành một quốc nạn trong bộ máy điều hành đất nước, từ những quan chức cấp cao của chính phủ đến các bộ máy quản lý cấp địa phương, đặc biệt là trong quá trình sử dụng ODA. Như vụ PMU18, PCI… cho thấy hiểm họa nghiêm trọng của tham nhũng đối với sự phát triển của đất nước vì tham nhũng đã trực tiếp xâm hại hình ảnh và thể diện quốc gia chứ khơng chỉ đơn thuần làm thất thoát tiền
bạc của Nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc chống tham nhũng bằng mọi quyết tâm của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội, chứ khơng phải chỉ là việc riêng của các cơ quan hay quan chức Nhà nước.
Cho đến nay, chưa một quốc gia nào có thể chứng tỏ đã thành cơng hồn tồn trong việc chống tham nhũng, nhất là trong quá trình sử dụng vốn ODA. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã có những thành cơng nhất định và các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu do đó chúng ta cần phải tích cực học hỏi và vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của các nước như: Hongkong, Singapore, Philippines…
Với quan niệm về ODA là nguồn cho không hoặc vay tới đời con, đời cháu trả nên những dự án ODA là mảnh đất màu mỡ của nạn tham nhũng nhất là lĩnh vực phát triển cơ cấu hạ tầng – mà kết cấu hạ tầng là một lĩnh vực đầu tư có nhiều hạng mục với nhiều khoản mua sắm và phức tạp về các thông số kỹ thuật , bao trùm cả quy mô rộng lớn cả về số lượng lẫn chất lượng nên việc kiểm tra là khơng dễ dàng. Ngồi ra , hệ thống pháp lý của Việt Nam còn sơ hở khiến các thế lực tham nhũng ln thốt khỏi sự trừng phạt thích đáng của pháp luật .
Để tạo dựng niềm tin cho xã hội , các nhà tài trợ, nhà đầu tư nước ngoài đồng thời để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững thì Việt Nam phải xây dựng hệ thống chống tham nhũng , phải kiểm soát được nạn tham nhũng , tạo văn hóa chống tham nhũng trong toàn xã hội:
+ Thực hiện cơng tác kiểm sốt và kiểm toán dự án ODA : tập trung vào kiểm tra tình hình hợp pháp của các giao dịch như vấn đề đấu thầu có tính cạnh tranh khơng, năng lực các nhà thầu , chuyên gia tư vấn giám sát phải là người khác quốc gia với các nhà thầu thực hiện dự án để đảm bảo khả quan … Hoạt động kiểm toán thực hiện ở hai cấp độ : kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ các cơ quan kiểm toán nhà nước. Kiếm tốn là một bước cần thiết để tăng tính giải trình, minh bạch đối với chủ đầu tư , ban quản lý dự án.
+ Tăng cường hệ thống luật pháp và biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những kẻ phạm tội tham nhũng nhằm ngăn ngừa và răn đe những kẻ rắp tâm tham nhũng. ..
+ Báo chí và truyền thơng ln được khuyến khích đưa tin về tham nhũng , hối lộ +Mức lương của công chức Nhà nước và lương của khu vực tư nhân đảm bảo khơng có độ chênh lệch nhiều . Như thế chúng ta mới thu hút được những người tai giỏi làm việc cho Nhà nước.
+ Tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng về chống tham nhũng cho công dân; làm cho khả năng tiếp cận các công sở đối với người dân ngày càng dễ dàng hơn. Lập đường dây nóng để người dân liên hệ tố cáo tham nhũng.
Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam 2011 đã tăng 4 bậc so với năm trước, xếp thứ 112/183. với 2,9 điểm trong tổng số 10 điểm. Năm 2010, Việt Nam xếp hạng 116/178 trong danh với 2,7 điểm. Việt Nam chưa có tiến bộ rõ rệt trong bảng chỉ số CPI 2011 cho thấy đấu tranh chống tham nhũng vẫn cịn rất nhiều thách thức địi hỏi quyết tâm chính trị cao và những nỗ lực thực thi cụ thể, có hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta cần nâng cao năng lực và tính độc lập của các cơ quan giám sát, điều tra đồng thời nâng cao nhận thức và phát huy vai trị tham gia của tồn dân và tồn xã hội.
3.2.3.Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trƣởng :
Việt Nam phải tính đến sự phát triển bền vững, đây là một địi hỏi trước tiên nếu Việt nam muốn duy trì khả năng trả nợ trong thời gian tới.Tăng trưởng cao giúp đảm bảo lãi vay nợ không vượt q khả năng sinh lời của nó thì khi đó nguồn vay nợ mới thực sự phát huy được tác dụng.
Tăng trưởng kinh tế của nước ta đến nay vẫn chủ yếu theo bề rộng, dựa vào gia tăng quy mô tài sản cố định và số lượng lao động trong khi tác động của các nhân tố: đổi mới công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực là chưa đáng kể. Tăng trưởng theo bề rộng luôn tạo áp lực gia tăng thêm lượng vốn đầu tư nhưng lại làm một số cân đối lớn
của nền kinh tế trở nên mong manh: tiết kiệm không đủ bù đắp đầu tư, cân đối ngân sách luôn thâm hụt ở mức cao, cán cân thanh tốn vãng lai mất cân bằng. Do đó tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng , hiệu quả, sức cạnh tranh là nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế Việt Nam.
Tái cơ cấu nền kinh tế tập trung vào 3 lĩnh vực trọng tâm: tái cấu trúc đầu tư, cơ cấu lại thị trường tài chính và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
+Tái cấu trúc đầu tư trọng tâm là đầu tư công :
Đầu tư công trong thời gian qua khơng hiệu quả do đó cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư công, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ, lãng phí; rà sốt lại các quy định phân cấp đầu tư, bảo đảm các quyết định đầu tư phải có đủ nguồn vốn, hiệu quả và chịu trách nhiệm với quyết định của mình
+ Tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại :
Hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam rất phát triển đã có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển của đất nước với tổng tài sản gấp hơn 2 lần so với GDP. Trong đó, tổng vốn tín dụng cho nền kinh tế đã tăng rất nhanh và lên đến 125% GDP vào cuối năm 2010. Một số ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng lớn đã vươn lên thành tập đồn tài chính với quy mơ vốn điều lệ tương đương hàng trăm triệu USD, hoạt động đầu tư trong nhiều lĩnh vực như chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, vàng và ngoại tệ, cho th tài chính,… thơng qua hệ thống hàng trăm chi nhánh, sử dụng hàng vạn lao động, thành lập nhiều cơng ty con,…Tuy nhiên, chính sự “bùng nổ” hoạt động cả về quy mô và mức độ đa dạng của hệ thống ngân hàng trong thời gian ngắn vừa qua đã tiềm ẩn những rủi ro và nguy cơ lớn tác động trực tiếp đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại. Những rủi ro đó là : rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đối… Do đó phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nói
các ngân hàng lớn đủ sức cạnh tranh quốc tế tầm khu vực; các ngân hàng lớn làm trụ cột trong hệ thống ngân hàng; những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trong một số phân khúc thị trường. Như vậy, tiêu chí để xác định đối tượng phải cơ cấu lại là tiêu chí “mạnh” hay “yếu” thơng qua đánh giá mức độ an toàn thể hiện ở mức độ rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu như đã nêu trên mà không phân biệt ngân hàng thương mại (NHTM) lớn, vừa hay nhỏ.(ii) Xác định việc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền, nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan là cần thiết và phù hợp với nguyên tắc chung trong cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vì: hệ thống ngân hàng đóng vai trị trung gian tài chính nên số lượng đối tượng các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan rất nhiều, đa dạng và phức tạp. Theo đó, việc xử lý các đối tượng cần cơ cấu lại cần thận trọng để tránh làm tăng rủi ro hệ thống. Các phương thức cơ cấu lại cần được lựa chọn trên cơ sở tự nguyện để tránh gượng ép, duy ý chí dẫn đến tăng thêm rủi ro cho các NHTM đang an toàn do phải tiếp nhận những NHTM quá yếu kém Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra khn khổ pháp lý đầy đủ cho tiến trình cơ cấu lại đồng thời đóng vai trị tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình này diễn ra sn sẻ, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc cơ cấu lại.
+Tái cấu trúc doanh nghiệp mà trọng tâm là doanh nghiệp nhà nước:
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước ; tăng tiềm lực tài chính, đảm bảo cơ cấu tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của tập đồn, tổng cơng ty nhà nước; đảm bảo cho tập đồn, tổng cơng ty nhà nước làm tốt vai trị cơng cụ điều tiết vĩ mơ …. Ngồi ra, các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước phải bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Các nhóm giải pháp thực hiện như: Chính phủ xây dựng, ban hành tiêu chí phân loại, danh mục doanh nghiệp nhà nước để làm căn cứ xác định cơ cấu sở hữu cho từng doanh nghiệp; thực hiện nhất qn, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tổ chức sắp xếp và tái cấu trúc từng tập đồn kinh tế nhà nước theo mơ hình chun sâu, lĩnh vực
phù hợp với năng lực quản lý, giám sát và quản trị; tạo lập môi trường cạnh tranh, bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững doanh nghiệp nhà nước.
Tóm lại , xây dựng và triển khai đề án tái cơ cấu nền kinh tế trước hết chúng ta cần phải tái cơ cấu chính bộ máy thực thi nhiệm vụ này. Vì những hạn chế yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên những căn bệnh của nền kinh tế nước ta.
3.2.4. Điều chỉnh chính sách tỷ giá
Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết , VND được neo theo USD. Tính trong năm 2010 theo tỷ giá chính thức, VND mất giá 17% so với đồng JPY (Nhật Bản), 16% so với MYR (Malaysia), 15,8% so với THB (Thái Lan), 8,76% so với CNY (Trung Quốc). Tuy nhiên, VND lại tăng giá 3,57% so với EUR do đồng tiền này mất giá 9,4% so với USD. Việc tiền đồng mất giá khá mạnh so với các đồng tiền khác có tác động tích cực giúp gia tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này lại làm tăng gánh nặng nợ của Việt Nam, đặc biệt là lượng nợ cơng tính bằng đồng n Nhật.
Ngồi ra, việc tiền đồng mất giá mạnh so với USD trong khi đồng tiền của các quốc gia khác lại lên giá cho thấy kinh tế Việt Nam tồn tại khá nhiều yếu tố chưa ổn định. Hiện nay, tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do lớn hơn tỷ giá niêm yết khoảng 8%. Thực tế thì các doanh nghiệp và người dân đều phải mua theo tỷ giá thị trường.Do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá chính thức cho phù hợp với quy luật của thị trường là rất cần thiết.
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 và nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường ngoại hối. Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá bình quân Liên ngân hàng tương đối linh hoạt trong thời gian tới đồng thời thu hẹp biên độ giao dịch từ +- 3% xuống +- 1% áp dụng cho ngày 11/02/2011. Việc thu hẹp biên độ tỷ giá
là cần thiết nhằm hạn chế những biến động quá lớn của tỷ giá giao dịch trong ngày, góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng. Từ đó giúp tỷ giá bình qn Liên ngân hàng sẽ bám tương đối sát với những diễn biến trên thị trường ngoại hối.
Kiểm sốt chặt chẽ thị trường vàng vì đây là thị trường có sức ảnh hưởng rất lớn đến thị trường ngoại hối; can thiệp kịp thời và tạo sự liên thông giữa thị trường vàng trong nước và quốc tế để giảm thiểu mức chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế, tránh tạo thêm áp lực lên tỷ giá hối đoái (xem xét việc thành lập sàn giao dịch vàng quốc gia với các cơ chế, chính sách đi kèm).
Bên cạnh đó , Ngân hàng Nhà nước cũng nên triển khai các biện pháp cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối, trong đó có việc cho phép áp dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế để các doanh nghiệp và ngân hàng có thể tăng tính chủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và thực hiện phòng ngừa rủi ro hiệu quả hơn.
3.2.5. Quản lý dự trữ ngoại hối tốt để bảo vệ nền kinh tế:
Dự trữ ngoại hối là để ổn định tỷ giá hối đoái, đáp ứng thanh khoản quốc tế và để trả nợ khi cần thiết.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu giảm vào năm 2009 . Dự trữ ngoại hối năm 2009 còn khoảng 16 tỷ USD và năm 2010 tiếp tục giảm còn khoảng 10 tỷ USD . Dự trữ ngoại tệ thấp như vậy vơ cùng nguy hiểm vì chỉ cịn tương đương khoảng 5-6 tuần nhập khẩu trong khi mức tối thiểu phải có là 12 tuần theo Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF. Có hai ngun nhân chính khiến dự trữ ngoại hối giảm .
+ Tỷ giá hối đối biến động mạnh trong thời gian qua do tác động dẫn dắt của thị trường vàng; đặc biệt khi chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế liên tục duy trì ở mức cao đã khuyến khích gom USD để nhập vàng.Bên cạnh đó , nhu cầu USD về cuối năm tăng do doanh nghiệp có nhu cầu mua USD để nhập khẩu cũng như trả nợ các
khoản vay đáo hạn…. nên NHNN đã có nhiều biện pháp để can thiệp thị trường, đáng chú ý là bán ra dự trữ ngoại hối để bình ổn thị trường .
+ Nhập khẩu quá lớn :năm 2010, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu là hơn 20% Khuyến cáo của các tổ chức nước ngoài lẫn chủ trương của Chính phủ là phải tăng dần dự trữ ngoại hối trở lại .Chìa khóa căn bản cho vấn đề này là phải giảm nhập siêu tăng xuất khẩu.
Nhà nước tập trung mọi nổ lực thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu, tiết kiệm chi ngoại tệ, chỉ nhập khẩu những hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất , những mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất được. Ngoại tệ dự trữ khi đưa vào thị trường để điều chỉnh tỷ giá cần phải có các biện pháp quản lý thị trường và quản lý giá chặt chẽ, hiệu quả vì mặt tích cực của điều chỉnh tỷ giá là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, qua đó điều chỉnh cán cân thương mại. Nhưng mặt trái của việc điều chỉnh tỷ giá là trong điều kiện vẫn nhập siêu cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến giá thành của những mặt hàng nhập khẩu dễ dẫn đến lạm phát.
Cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu