1.3 .Kiểm soát và quản lý nợ ODA
1.3.2 .Tác dụng của việc quản lý và kiểm soát
2.5. Đánh giá tình hình trả nợ ODA của Việt Nam
2.5.1 . Tình hình dƣ nợ nƣớc ngồi:
Đối với Việt Nam, việc vay mượn vốn nước ngoài để đáp ứng yêu cầu tăng mức đầu tư trong nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong tương lai là một giải pháp hợp lý ( Vay ODA chiếm gần 75 %). Bởi vì Việt Nam cần nguồn lực con người và vốn cao hơn nữa để cạnh tranh trên thị trường thế giới với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn
Mặt khác, Việt Nam vẫn là nền kinh tế đang phát triển nên cần phải đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và con người để nâng tỷ lệ giá trị gia tăng trong dài hạn với dự kiến chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7,5%-8,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015.
Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu giám sát nợ nƣớc ngoài Việt Nam qua các năm:
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số dư nợ nước ngoài (Triệu USD)
15.641 19.252 21.816 27.928 32.500
Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%)
31,4 32,5 29,8 39,0 42,2
Nguồn : Bảng tin nợ nước ngồi số 5 của Bộ Tài Chính
Bên cạnh đó, Việt Nam đang cần đầu tư vào các lĩnh vực như bệnh viện, trường học, dạy nghề, phát triển hạ tầng giao thơng, giảm bớt chi phí dịch vụ tiện ích và viễn thơng, củng cố môi trường kinh doanh và tăng cường trình độ các trung tâm nghiên cứu phát triển.
Do đó, dư nợ nước ngồi có xu hướng tăng trong những năm gần đây . Tính chung giai đoạn năm năm 2006-2010, dư nợ nước ngồi đã tăng gấp đơi, và năm 2010 dư nợ nước ngoài đã tăng thêm gần 4,6 tỷ USD so với năm 2009 .
So với dư nợ nước ngoài năm 2009 là 39% GDP , dư nợ của năm 2010 đã tăng đáng kể 42,2 % GDP và là mức cao nhất từ năm 2005 đến nay . Nếu dựa vào tiêu chí đánh giá của IMF , nợ nước ngoài của Việt nam năm 2010 vẫn cịn trong mức độ an tồn .
Mặc dù dư nợ nước ngoài ở Việt Nam năm 2010 vẫn nằm trong mức nợ an toàn nhưng khơng thể chủ quan vì giới hạn có thể cịn rất hẹp, điều này chứng tỏ khả năng vay nợ của Việt Nam khơng cịn nhiều. Việt Nam cần quan tâm nguồn trả nợ và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trở nên quan trọng cho việc trả nợ.
2.5.2. Tình hình trả nợ:
Bảng 2.4: Trả nợ nƣớc ngoài và giá trị xuất khẩu
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số dư nợ nước ngoài (Triệu USD)
15.641 19.252 21.816 27.928 32.500
Tổng trả nợ gốc và lãi (Triệu USD)
764,50 885,90 1.103,88 1.290,93 1.672,32
Xuất khẩu (Triệu USD) 39.600 48.400 62.900 56.600 71.600 Tổng nợ/ Xuất khẩu (%) 39,49 39,77 34,83 49,34 45,39 Tổng trả nợ gốc và lãi/
Xuất khẩu (%)
1,93 1,83 1,76 2,28 2,33
Trả lãi / Xuất khẩu (%) 0,80 0,78 0,67 0,85 0,86 Dự trữ ngoại hối so tổng
dư nợ ngắn hạn (%)
6.380 10.177 2.808 290 187
Nguồn :Tổng hợp từ Cục thống kê , bảng tin nợ nước ngoài số 5 và số 7 của Bộ Tài Chính
Giá trị xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu thể hiện cho khả năng trả nợ của một quốc gia . Thực hiện chính sách mở cửa , hội nhập với kinh tế của thế giới và khu vực, Việt nam là một trong những nước có độ mở cửa thương mại lớn nhất thế
giới. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam từ 39,600 USD năm 2006 lên tới 71,600 USD vào năm 2010 và hơn gấp đơi tổng số dư nợ nước ngồi hiện hữu .
Bên cạnh đó, Việt Nam có tổng mức dư nợ lớn nhưng nợ phải trả hàng năm bao gồm trả nợ gốc và lãi lại khá thấp do phần lớn các khoản nợ là những khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc vay ưu đãi với lãi suất thấp. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu cao nhất là 2010 chỉ bằng 2.33% ( WB cho phép đến 30%).
Mặt dù nợ của Việt Nam vẫn ở mức an toàn song một mối lo khác là tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn đang xuống thấp . Tỷ lệ dự trữ ngoại hối năm 2010 chỉ còn 187 % giảm mạnh so với con số 290 % và 2.808 % của các năm 2009 và 2008 ( khuyến cáo của WB là trên 200%). Trong khi đó dịch vụ nợ tăng nhanh : năm 2010 là 1,67 tỷ USD tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009 . Bên cạnh đó lãi suất vay nợ của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng lên : 65,5% các khoản nợ của Việt Nam vẫn được hưởng lãi suất thấp từ 1%-2,99%/năm nhưng khoản vay có lãi suất cao từ 6%-10%/ năm trong năm 2010 cũng đã lên tới 1,89 tỷ USD, gấp đôi so năm 2009 do Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.
Tỷ lệ nợ cơng nước ngồi với tổng giá trị xuất khẩu : Tỷ lệ nợ trên xuất khẩu năm 2007 là 39,77 % tăng không đáng kể so với năm 2006 là 39,49 % nhưng tỷ lệ nợ nước ngoài và kim ngạch xuất khẩu năm 2008 giảm xuống còn 34,83 % do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của năm 2008 so 2007 là 30 % cao hơn nhiều so với tốc độ tăng nợ nước là 13%. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 tăng : trước hết là do kết quả của tăng trưởng sản xuất liên tục nhiều năm, tăng trưởng chung của các ngành công nghiệp những năm gần đây trung bình từ 16,5% - 17% nên chúng ta mới có nhiều hàng xuất khẩu. Thứ hai là nhờ các giải pháp chỉ đạo của Chính phủ như: mở rộng thị trường, tăng cường năng lực sản xuất và các chính sách khuyến khích xuất khẩu… Thứ ba là nhiều tháng của năm 2008, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu tăng.
Năm 2009 , 2010 tỷ lệ nợ trên xuất khẩu tăng lên 49,34 % và 45,39 % do dư nợ nước ngồi tăng .
Nhìn chung , tổng nợ trên xuất khẩu tăng từ 39,49 % năm 2006 lên 45,39 % năm 2010 nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn chưa đáng lo ngại ( WB cho phép <160%)
Trả lãi trên xuất khẩu :Tỷ lệ này là 0,86% vào năm 2010 cao nhất từ năm 2006 đến 2010 . Tỷ lệ này đảm bảo khả năng trả nợ chung ( WB cho phép là <12%).
Như vậy qua phân tích 4 chỉ tiêu ta thấy , nợ cơng Việt Nam vẫn ở ngưỡng an tồn mà ngân hàng thế giới đưa ra. Tuy nhiên với hiện tại , Việt Nam đang có những đặc điểm như : tăng trưởng GDP giảm , Tăng trưởng ngân sách và nợ cơng lớn, lạm phát có xu hướng tăng mạnh , cao trên 8 % từ 2006 đến nay. Bên cạnh đó , Việt Nam sẽ dần dần bị giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình; thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn và thời gian ngắn hơn. Điều này đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa , nếu không, áp lực trả nợ ngày càng lớn hơn .
Tóm lại, mức dư nợ nước ngoài của Việt Nam đã tiếp cận giới hạn chịu đựng của nền kinh tế so với khả năng trả nợ. Vấn đề này lại càng nhạy cảm hơn trong bối cảnh bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và lạm phát đều cao.