Kiểm định đa biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.2. Mối tương quan giữa chi phí đại diện và cấu trúc vốn

1.2.2.1. Kiểm định đa biến

Mục đích chính của kiểm định này là đánh giá tổng quát mối liên hệ giữa chi phí đại diện và đòn bẩy, và xem xét liệu mối liên hệ có ý nghĩa thống kê hay khơng. Theo lý thuyết chi phí đại diện, mối liên hệ này được kỳ vọng là nghịch biến.

Với mục đích này, He Zhang và Stephen Li dùng chi phí đại diện (đại diện bằng chỉ số OETS) như là một biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm: đòn bẩy (DTAR) và ba biến kiểm sốt: quy mơ doanh nghiệp (LOS), thành quả doanh nghiệp (ROA)

và phân khúc ngành (biến giả 13 ngành, bằng 1 cho ngành k, ngược lại bằng 0, k=1, 2, …, 13).

Trước khi chạy hồi quy, hai tác giả xem xét tính tương quan giữa các biến. Hai ma trận hệ số tương quan được trình bày trong Bảng 1.7. Rõ ràng rằng có mối tương quan âm giữa OETS và DTAR cho cả năm 2004 và 2005, điều này thì nhất quan với thuyết chi phí đại diện. Hệ số tương quan lần lượt là -0.0657 và -0.0919.

Thêm vào đó, OETS cũng thể hiện tương quan âm với LOS và ROA với hệ số tương quan lần lượt là -0.2606 và -0.0119 trong năm 2004, -0.2595 và -0.0349 trong năm 2005. Vấn đề ở đây là giá trị của các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0.5 ở cả hai năm, khơng có nhiều bằng chứng cho thấy các biến có mối quan hệ phi tuyến. Vì thế, hồi quy tuyến tính được đưa vào kiểm định đa biến.

Bảng 1.7: Ma trận hệ số tương quan

Việc hồi quy được thực hiện đã thu được những kết quả như sau: trong năm 2005, kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa OETS và DTAR đúng như kỳ vọng. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết chi phí đại diện, cụ thể là, mức địn bẩy cao có thể làm giảm chi phí đại diện. Hệ số này có mức ý nghĩa 10%.

Tương tự như vậy, tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa quy mơ doanh nghiệp và chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1%. Cuối cùng là mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí đại diện và thành quả doanh nghiệp nhưng lại không mang ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 31)