Kết quả từ các bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.3. Kết quả từ các bài nghiên cứu

Tổng kết lại, với phần trình bảy tổng quan về các kết quả nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu của Giáo sư Taleb và He Zhang cùng Stephen Li, thực sự tồn tại mối quan hệ giữa chi phí đại diện và chính sách cổ tức. Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề chính sách cổ tức hay địn bẩy là cơng cụ hữu hiệu nhằm làm giảm chi phí đại diện của doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của Giáo sư Taleb, ơng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách cổ tức trong quyết định của doanh nghiệp. Kết quả chính được ơng trình bày trong nghiên cứu của mình là xác định mối quan hệ nghịch biến giữa dòng tiền tự do và tỷ suất cổ tức, mối quan hệ đồng biến giữa dòng tiền tự do và đòn bẩy. Từ đó, Giáo sư đưa ra kết luận việc sử dụng địn bẩy cao sẽ làm giảm chi phí đại diện. Việc sử dụng đòn bẩy cao khiến cho các nhà quản lý cần phải sử dụng hiệu quả hơn dịng tiền tự do của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cịn phải đảm bảo việc duy trì trả vốn và lãi vay, thơng qua đó làm giảm nguồn tiền mặt dư thừa không bị tiêu xài hoang phí bởi các nhà quản lý.

Cùng với ý tưởng đó, He Zhang và Stephen Li chỉ ra trong kết quả nghiên cứu địn bẩy có tác dụng làm giảm chi phí đại diện. Nguyên nhân đến từ việc khi một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao sẽ có được sự giám sát của chủ nợ cao, áp lực từ dòng tiền phải chi trả lãi vay và góp phần cắt giảm việc đầu tư quá mức của nhà quản lý. Tuy nhiên, hai tác giả cũng cho rằng tuy địn bẩy cao có tác dụng làm giảm chi phí đại diện nhưng khi địn bẩy q cao lại có thể làm gia tăng chi phí đại diện bởi sự gia tăng trong chi phí phá sản, sự khơng cố gắng trong kiểm soát rủi ro của nhà quản lý và việc sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Như vậy, với những nghiên cứu trên thị trường Amman – Châu Á của Giáo sư Taleb và thị trường Anh – Châu Âu của He Zhang và Stephen Li, kết quả đều ủng hộ cho việc thực hiện địn bẩy thì tốt hơn chính sách cổ tức nhằm làm giảm chi phí đại diện của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chính trong những nghiên cứu của mình, các tác giả cũng đề cập rằng trên thế giới vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề về chính sách cổ tức hay địn bẩy thì hiệu quả hơn trong việc làm giảm chi phí đại diện cho doanh nghiệp. Chính vì thế, tơi thực hiện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm xác định thực sự đâu là công cụ hiệu quả để các doanh Việt Nam làm giảm chi phí đại diện.

2. Nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 37)