CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.3. Kết quả nghiên cứu
Mục đích của việc thực hiện kiểm định cho mơ hình hồi quy (2.1) và (2.2) là nhằm xác định tác động chi phí đại diện của dịng tiền tự do lên chính sách cổ tức và địn bẩy tại Việt Nam, từ đó có thể giúp nhà quản lý có thể tối thiểu hóa chi phí đại diện của dịng tiền tự do thơng qua việc thực hiện chi trả cổ tức và dùng đòn bẩy.
Bảng 2.3: Kết quả hồi quy
Mơ hình (2.1 & 2.2) Hệ số R2
điều chỉnh
Hệ số β Giá trị t p-value
DIV = α+β1*FCF+є FCF 0.215 0.502 3.154 0.007*
LEV = α+β1*FCF+є FCF 0.187 -0.487 -3.026 0.009*
Ghi chú: (*), (**) và (***) lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Bảng 2.3 cho thấy mối quan hệ đồng biến của FCF và cổ tức với giá trị của kiểm định t là 3.154 và p-value là 0.007 ở mức ý nghĩa 1%. Điều này thể hiện doanh nghiệp có dịng tiền tự do cao hơn có khuynh hướng tăng chi trả cổ tức.
Mặt khác, kết quả lại cho thấy mối quan hệ nghịch biến của FCF và đòn bẩy với giá trị của kiểm định t là -3.026 và p-value là 0.009 ở mức ý nghĩa 5%. Điều này giải thích cho việc doanh nghiệp với dịng tiền tự do thấp hơn thì sử dụng địn bẩy cao hơn để làm giảm chi phí đại diện.
Như đã được đề cập trong chương 1 của bài nghiên cứu, hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề để làm giảm chi phí đại diện của dịng tiền tự do thì thực hiện chi trả cổ tức hay dùng địn bẩy thì hiệu quả hơn. Với kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp Việt Nam, kết quả cho thấy để làm giảm chi phí đại diện của dịng tiền tự do thì thực hiện chi trả cổ tức cao có phần hiệu quả hơn. Bởi vì, đối với doanh nghiệp hiện đã có dịng tiền thấp thì việc thực hiện sử dụng địn bẩy cao hơn để làm giảm chi phí đại diện dường như khơng cần thiết.
Mơ hình hồi quy 2.3 được thể hiện qua Bảng 2.4:
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy
Biến Hệ số β t-Statistic Probability
FCF 0.709 3.244 0.009* LEV -0.382 -1.757 0.092*** GRO -0.805 -2.993 0.007* PRO 0.370 0.497 0.032** SIZ 0.137 0.616 0.545 RE/TE 0.200 0.796 0.328 RIS 0.268 1.536 0.361 Adjusted R2 Durbin-Watson 0.204 2.287
Ghi chú: (*), (**) và (***) lần lượt thể hiện mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Bảng 2.4 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh là 20.4%. Điều này có nghĩa là cổ tức có thể được giải thích 20.4% bởi các biến độc lập trong mơ hình hay mơ hình hồi quy phù hợp 20.4% so với tập hợp dữ liệu.
Mơ hình hồi quy 2.4 chỉ ra mối quan hệ đồng biến của FCF và cổ tức. Giá trị p- value là 0.009 và giá trị kiểm định t là 3.244. Điều này thể hiện doanh nghiệp với FCF cao có khuynh hướng tăng cổ tức chi trả.
Trong khi đó, kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa đòn bẩy và cổ tức với p-value là 0.092 và giá trị kiểm định t là -1.757. Điều này cho thấy doanh nghiệp với địn bẩy thấp có khuynh hướng gia tăng chi trả cổ tức. Ma trận tương quan chỉ ra rằng địn bẩy thấp thì dịng tiền tự do cao.
Mặt khác, tôi nhận thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng và cổ tức với p- value là 0.007 và giá trị kiểm định t là -2.993. Kết quả này cho thấy doanh nghiệp với cơ hội tăng trưởng thấp có khuynh hướng trả cổ tức cao để làm giảm chi phí đại diện. Kết quả này có ủng hộ thuyết vòng đời và thuyết dòng tiền tự do, trong đó tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa cơ hội đầu tư và tỷ lệ chi trả cổ tức.
Bên cạnh đó, lợi nhuận đồng biến với tỷ suất cổ tức với giá trị t 0.497 và p-value là 0.032. Kết quả này thể hiện doanh nghiệp có lợi nhuận càng cao càng có khuynh hướng chi trả cổ tức cao.
Thống nhất với kết quả nghiên cứu của Giáo sư Taleb, quy mô doanh nghiệp đồng biến với tỷ suất cổ tức với p-value 0.545 và giá trị t 0.616. Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có quy mơ càng cao thì chi trả cổ tức càng cao và làm giảm chi phí đại diện.
Kết quả còn cho thấy mối quan hệ đồng biến của tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trên giá trị sổ sách vốn cổ phần (RE/TE) với cổ tức với giá trị t là 0.796 và p-value là 0.328. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả từ Giáo sư Taleb. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong giai đoạn bão hòa với tỷ lệ RE/TE thấp sẽ thực hiện chi trả cổ tức cao để làm giảm chi phí đại diện.
Cuối cùng là mối quan hệ đồng biến giữa tỷ suất cổ tức với rủi ro doanh nghiệp, có nghĩa là doanh nghiệp với rủi ro càng cao thì càng phải chi trả cổ tức nhiều để làm giảm chi phí đại diện.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tỷ suất cổ tức với các biến quy mơ doanh nghiệp, vịng đời và rủi ro lại không mang ý nghĩa thống kê.