Kiểm định đơn biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

1.2. Mối tương quan giữa chi phí đại diện và cấu trúc vốn

1.2.2.2. Kiểm định đơn biến

Như đã trình bày ở phần kiểm định đa biến, mối liên hệ nghịch biến giữa chi phí đại diện và địn bẩy có mức ý nghĩa 10%. Kết quả này ủng hộ cho lý thuyết chi phí đại diện. Nhằm cụ thể hóa hơn tác động của địn bẩy lên chi phí đại diện, trong phần này, kiểm định đơn biến sẽ được thực hiện.

Kiểm định đơn biến sẽ tập trung vào sự khác biệt trong chi phí đại diện và địn bẩy giữa các kỳ LLS va HLS. Có hai câu hỏi cần được đặt ra: Đầu tiên, đòn bẩy cao có thể làm giảm chi phí đại diện? Hai là, nếu địn bẩy ở mức quá cao thì mối quan hệ này có bị thay đổi hay khơng?

Để phục vụ cho mục đích này, 168 doanh nghiệp được chia làm 7 nhóm theo tỷ lệ nợ trên tổng tài sản từ cao xuống thấp trong kỳ 10 năm: Lớn hơn 100%, giữa 100% và 75%, giữa 75% và 50%, giữa 50% và 40%, giữa 40% và 30%, giữa 30% và 20% và giữa 20% đến 10%. Như đã thảo luận ở trên, mỗi doanh nghiệp được chia làm hai kỳ: một kỳ với tỷ lệ nợ trên tài sản cao và kỳ còn lại cho tỷ lệ nợ trên tài sản thấp. Vì thế, bài nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt giữa OETS giữa hai kỳ: LLS và HLS. Kết quả được thể hiện trong Bảng 1.8.

Bảng 1.8 cho thấy sự trái ngược với lý thuyết chi phí đại diện: chi phí đại diện của doanh nghiệp trong HLS lớn hơn so với trong LLS. OETS trung bình trong HLS cao hơn 14.48 so với LLS nhưng sự khác biệt này lại không mang ý nghĩa thống kê ở mức DTAR lớn hơn 1. Khi DTAR nằm giữa 1 và 75%, sự khác biệt này là 1.30 và vẫn không mang ý nghĩa thống kê.

đòn bẩy quá cao (Titman, 1984). Hai là, các doanh nghiệp có mức địn bẩy cao, nhà quản lý có thể hốn đổi rủi ro hoặc giảm sự cố gắng kiểm soát rủi ro cũng làm phát sinh chi phí đại diện của chi phí kiệt quệ tài chính hay thanh khoản (Berger và Bonaccorsi cùng cộng sự, 2005). Cuối cùng, việc sử dụng không hiệu quả nguồn tiền phát sinh từ mức địn bẩy cao hơn bình thường cịn làm tăng chi phí đại diện (Jensen, 1986).

Tuy nhiên, tình hình lại đảo ngược khi mức địn bẩy xuống dưới 50%. Trong trường hợp này, chi phí đại diện của doanh nghiệp trong HLS nhỏ hơn LLS, cụ thể là địn bẩy làm giảm chi phí đại diện. Sự khác biệt là -3.53, -5.64, -2.79 và -5.74 khi tỷ lệ nợ trên tài sản lần lượt là giữa 50% đến 40%, giữa 40% đến 30%, giữa 30% đến 20% và giữa 20% đến 10%. Những sự khác biệt này đều mang ý nghĩa thống kê. Đặc biệt khi mức đòn bẩy xuống dưới 40%, tất cả sai khác đều mang mức ý nghĩa 1%. Kết quả này đang ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện. Địn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện bởi vì có hoạt động giám sát từ các chủ nợ (Ang cùng cộng sự, 2000), áp lực liên quan đến dòng tiền chi trả lãi vay (Jensen, 1986), và cắt giảm việc đầu tư quá mức (Harvey cùng cộng sự, 2004).

Bảng 1.8: So sánh chi phí đại diện giữa HLS và LLS

Bảng 1.8 thể hiện giá trị trung bình và thống kê t cho 7 nhóm gồm 168 doanh nghiệp. Cột cuối cùng cho thấy sự khác biệt giữa giá trị trung bình OETS khi so sánh giữa HLS và LLS. Ý nghĩa thống kê dựa vào kiểm định t thông qua kiểm định tham số (dựa trên giả định về phương sai chệch) với mức ý nghĩa lần lượt cho *, ** và *** là 10%, 5% và 1%.

Để kiểm định liệu ảnh hưởng của địn bẩy lên chi phí đại diện có lớn hơn khi sự khác biệt về đòn bẩy lớn hơn hay không, chúng ta cần chia những doang nghiệp thành những nhóm dựa trên sự khác biệt về tỷ lệ DTAR giữa HLS và LLS. Tương tự như trước đó, chúng tơi cũng chia mẫu thành 7 nhóm nhưng giờ là theo sự khác biệt của DTAR giữa HLS và LLS: lớn hơn 1, giữa 1 đến 50%, giữa 50%-40%, giữa 40%-30%, giữa 30%-20%, giữa 20%-10% và ít hơn 10%. Kết quả được trình bày trong Bảng 1.9.

Nếu sai khác của DTAR lớn hơn 1, chi phí dại diện của doanh nghiệp lớn hơn trong HLS bởi vì địn bẩy trong HLS thì quá cao. Kết quả này tương tự với kết quả ở Bảng 1.8, nhưng trong Bảng 1.9, giá trị sai khác này có mức ý nghĩa 10%.

Nhưng kết quả cho thấy từ Nhóm 2 đến Nhóm 7 khơng mang ý nghĩa thống kê. Vì thế, khơng có bằng chứng cho thấy sự sai khác của chi phí đại diện trở nên lớn hơn nếu mức độ đòn bẩy lớn hơn.

Bảng 1.9: So sánh chi phí đại diện phân theo giá trị DTAR

Về cơ bản, có hai lý do cho kết quả này: Đầu tiên, nguyên do có thể xuất phát từ giới hạn trong cỡ mẫu: cỡ mẫu trong bài nghiên cứu có thể khơng đủ lớn để phản ánh thực tế, mặc dù chúng tôi đã cố gắng lấy nhiều dữ liệu nhất có thể. Hai là, sự biến động của hai kỳ trong mỗi nhóm là quá lớn dẫn đến kết quả giá trị t khá nhỏ. Như chúng ta biết, trong trường hợp này doanh nghiệp được chia nhóm theo sự sai khác của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản giữa HLS và LLS. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm,

một vài doanh nghiệp có thể duy trì mức địn bẩy cao trong suốt 10 năm và một số khác thì có mức độ địn bẩy thấp.

Tóm lại, kết quả từ kiểm định đơn biến cho thấy chi phí đại diện nghịch biến với đòn bẩy và sự gia tăng địn bẩy có thể làm giảm chi phí đại diện do hoạt động giám sát của chủ nợ (Ang cùng cộng sự, 2000), và áp lực của nhà quản lý nhằm tránh thiệt hại cho bản thân như lương bổng hay danh tiếng (Grossman và Hart, 1982; William, 1987), áp lực lên dòng tiền chi trả lãi vay (Jensen, 1986), và cắt giảm việc đầu tư quá mức (Harvey cùng cộng sự, 2004). Nhưng khi đòn bẩy ở mức quá cao, một sự gia tăng thêm có thể làm đảo ngược mối liên hệ bởi vì sự gia tăng của chi phí phá sản (Titman, 1984), khơng cố gắng trong kiểm soát rủi ro của nhà quản lý (Berger và Bonaccorsi di Patti, 2005), và sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả (Jensen, 1988). Tuy nhiên, mối liên hệ này khơng có ý nghĩa thống kê. He Zhang và Stephen Li kiểm định xem liệu tác động của đòn bẩy lên chi phí đại diện có trở nên lớn hơn khi sai khác của đòn bẩy giữa các kỳ lớn hơn hay không. Tuy nhiên, họ khơng tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào bởi sự giới hạn trong quy mơ mẫu và tính biến động của dữ liệu.

Trong bài nghiên cứu của mình, He Zhang và Stephen Li cung cấp bằng chứng thực nghiệm về lý thuyết chi phí đại diện bằng cách sử dụng kiểm định đơn biến và đa biến dựa trên nguồn dữ liệu là các doanh nghiệp niêm yết Anh. Kiểm định đa biến cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa địn bẩy và chi phí đại diện với mức ý nghĩa 10%. Thêm vào đó, chúng tơi cịn nhận thấy quy mơ doanh nghiệp nghịch biến với chi phí đại diện với mức ý nghĩa 1% và thành quả doanh nghiệp cũng nghịch biến nhưng không mang ý nghĩa thống kê.

Kết quả nhận được từ kiểm định đơn biến thì tương tự kết quả từ kiểm định đa biến, cho thấy khi gia tăng địn bẩy thì sẽ làm giảm chi phí đại diện. Tuy nhiên, khi địn bẩy ở mức quá cao, một sự tăng thêm đòn bẩy sẽ làm tăng chi phí đại diện và điều này đi ngược lại lý thuyết chi phí đại diện. Nhưng kết quả này lại không mang ý nghĩa thống kê. Khơng có bằng chứng thực nghiệm nào được tìm thấy khi thực hiện

kiểm định cho thấy tác động của địn bẩy lên chi phí đại diện sẽ mạnh hơn nếu sai khác của đòn bẩy giữa các kỳ lớn hơn. Tổng kết lại, kết quả thực nghiệm của He Zhang và Stephen Li ủng hộ lý thuyết chi phí đại diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và chi phí đại diện nghiên cứu cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 31 - 36)