CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ÐẦU TƯ CÔNG VÀ LẠM PHÁT
2.2 Thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012
2.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986-2012
Cơ cấu đầu tư công trong tổng vốn đầu tư
tăng mạnh vốn đầu tư, thể hiện qua tỷ lệ đầu tư so với GDP tăng liên tục từ 18,1% năm 1990 lên 42% vào năm 2012. Năm 2011-2012 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nên tỷ lệ đầu tư so với GDP giảm xuống cịn 34,6%. Trung bình giai đoạn 2001-2012 tỷ lệ đầu tư so với GDP đạt 40,2%. Tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước trong tổng đầu tư toàn xã hội đã giảm khá nhanh từ 59,8% năm 2001 xuống còn 33,9% năm 2008 nhưng lại tăng lên 40,5% vào năm 2009 nhưng đến 2012 đã giảm còn 37,8%. Tỷ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tăng từ 22,6% năm 2001 lên 38,9% năm 2012; đầu tư khu vực nước ngoài đã tăng từ 17,6% năm 2001 lên 23,3% năm 2012. Như vậy, tổng đầu tư toàn xã hội đã dịch chuyển rõ nét và mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư công vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu
hướng tăng lên trong thời kỳ sau khủng hoảng. Việc sụt giảm tỷ lệ đầu tư công trong
tổng đầu tư qua các năm là phù hợp với chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Hình 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư từ năm 1986 đến năm 2012
Tốc độ tăng trưởng đầu tư công
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm gần đây, tổng vốn đầu tư đã liên tục tăng cao. Tính theo giá thực tế, tổng vốn đầu tư đã tăng từ
72.477 tỷ đồng năm 1995 lên 924.495 tỷ đồng năm 2011. Năm 2012 tăng lên đến
989.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công đã tăng từ 30.477 tỷ đồng năm 1995 lên
374.300 tỷ đồng năm 2012.
Hình 2.3: Tăng trưởng vốn đầu tư từ năm 1995 đến năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê Xét về tốc độ tăng trưởng, trong hơn thập niên trở lại đây, vốn đầu tư cơng có
xu hướng tăng trưởng thấp hơn so với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi trừ năm 2009 và 2010 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong thời kỳ 2001-2012, tổng vốn đầu tư cơng tăng bình qn 7,6%, thấp hơn tốc độ tăng vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài Nhà nước
Cơ cấu của vốn đầu tư công
Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn vốn đầu tư: cơ cấu vốn đầu tư công bao
gồm vốn từ NSNN, vốn vay và vốn DNNN. Tỷ trọng vốn ngân sách tăng liên tục từ năm 1995 đến năm 2009, nhưng có xu hướng giảm do chính sách thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công từ năm 2009 đến năm 2012.
Hình 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư công theo nguồn tài trợ đầu tư từ năm 1995 đến năm 2012
Nguồn: Niên giám thống kê Vốn DNNN chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cơng, có xu hướng giảm trong giai đoạn 2001-2005, tăng lên trong hai năm 2006 và 2007, và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008-2012. Khu vực DNNN đã được cải cách tương đối mạnh mẽ nhưng do
hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu cơ chế quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một số doanh nghiệp thậm chí thua lỗ, vay nợ trong và ngồi nước lớn.
Vốn vay bao gồm vay trong nước (trái phiếu Chính phủ) và vay ngoài nước. Tỷ trọng vốn vay trong tổng đầu tư cơng đang có xu hướng gia tăng từ năm 2009 đến năm 2012 đã làm nợ công của Việt Nam gia tăng. Tính đến hết năm 2012 nợ công của Việt Nam đã lên đến 56,7% GDP, trong đó nợ nước ngồi chiếm 44,5% GDP.
Cơ cấu vốn đầu tư công theo phân cấp quản lý: Vốn đầu tư công được phân bổ
theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Cơ cấu vốn
đầu tư công theo cấp quản lý ít có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2001-2012. Vốn đầu
tư công do Trung ương quản lý chiếm 43% năm 2001 tăng lên 50% năm 2002 và gần
như giữ ổn định cho đến nay. Trước năm 2003 tất cả các dự án được quyết định ở cấp Trung ương, tuy nhiên từ năm 2003 quyết định dự án đầu tư được phân cấp theo tính
chất của dự án và từ năm 2006 phần lớn các dự án được phân cấp cho ngành và địa
phương. Điều này làm cho đầu tư chồng chéo, trùng lắp ở các vùng vốn có điều kiện
thuận lợi, trong khi các vùng khó khăn lại ít được đầu tư. Phân cấp đầu tư đã làm phát
sinh nhiều dự án cơ sở hạ tầng có tính manh mún và khơng hiệu quả, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, sân bay. Mỗi tỉnh thường hành động một cách riêng rẻ để xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng không đem lại hiệu quả tối ưu hoặc thậm chí trở nên vơ ích.
Hình 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư công theo phân cấp quản lý từ năm 1995 đến năm 2012