Phương pháp Thông tin được thu thập/ được trao đổi
Quảng bá trên trang web của PHR
Thông tin về hoạt động công ty, về sản phẩm, đơn đặt hàng, dây chuyền sản xuất,...
Quan hệ công chúng Tham gia các giải thưởng trong nước
Xuất bản các tài liệu giới thiệu về PHR
Tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm của PHR
đối với cộng đồng tại địa phương
Hội chợ triễn lãm Gửi hàng hóa đến dự triễn lãm
Ngồi ra, hàng năm, cơng ty gửi phiếu thăm dị ý kiến những khách hàng truyền thống để có được thơng tin xác thực từ phía khách hàng, mời khách tham quan nhà máy, vườn cây, mời tham dự hội nghị, lễ tổng kết, dự tiệc chiêu đãi do VRG tổ chức....
2.4. PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA PHR XUẤT KHẨU CAO SU THIÊN NHIÊN CỦA PHR
2.4.1 Điểm mạnh
PHR có vị trí gần cảng Thành phố Hồ Chí Minh nhất so với các cơng ty Cao su khác (80km), nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí vận chuyển, thu hút khách hàng đến ký kết hợp đồng...
Sản phẩm cao su thiên nhiên của PHR đã có uy tín trên thương trường trong nước và trên thế giới. Có cơ sở khách hàng quốc tế trung thành và phát triển, đặc biệt khách hàng Tongteik, Jungwoo, R1, Sinoturk, Toyota, Marubeni, Weber Schaer.
PHR có kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc, khai thác và sơ chế cao su. Có năng suất vườn cây cao nhất, nhì so với tất cả các thành viên của VRG, với mức trên 2 tấn/ha. Cán bộ quản lý nghiệp vụ có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với cơng ty, hiểu rõ cơng việc (4,86% có trình độ đại học trở lên, trong đó có 11 thạc sĩ); có đội ngũ gồm 5 nhân viên chuyên phụ trách việc bán hàng quốc tế; mỗi nhân viên chuyên về một nhóm khách hàng; do đó, PHR hiểu rất rõ về nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm khách hàng.
PHR có uy tín với ngân hàng và khả năng vay nợ dựa trên khả năng trả nợ hơn là dựa trên tài sản thế chấp. PHR có danh tiếng tốt với bảng cân đối tài chính lành mạnh (nằm trong Top danh sách 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất việt năm 2013 trên thị trường chứng khốn).
Sản phẩm của cơng ty được sản xuất trên dây chuyển công nghệ hiện đại, sản phẩm được đa dạng hóa. Với 3 nhà máy chế bến, công suất 27000 tấn/năm giúp
cơng ty có khả năng chế biến cho tất cả các loại cao su SVR và latex; năng lực đáp ứng kế hoạch sản lượng vườn cây công ty và vườn cây các hộ tiểu điền; hiện nay, PHR có thể sản xuất được 9 loại sản phẩm trên công nghệ tiên tiến này.
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2008, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của những khách hàng lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, PHR cịn chú trọng công tác bảo vệ môi trường qua việc sử dụng phân bón hóa chất ít gây hại cho mơi trường.
PHR đang đầu tư trực tiếp trồng mới cao su trên đất Campuchia và DakLak nhằm bảo đảm sản lượng cao su thay thế vườn cây thanh lý, tái canh và tăng sản lượng trong tương lai.
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Năm
Sản lượng sản xuất cao su dự kiến từ 2013 - 2018 (tấn) Thu mua Cơng ty con Phước Hịa KongPongthom Cơng ty mẹ Phước Hịa
Hình 2.6. Sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên của PHR từ 2013 đến 2018
2.4.2 Điểm yếu
Cơng tác quảng bá hình ảnh của cơng ty ra bên ngồi cịn hạn chế. Cơng tác marketing xuất khẩu còn yếu kém, chủ yếu thụ động chờ đơn hàng từ nước ngoài và
sản xuất theo đơn hàng là chính. Các chiến lược marketing xuất khẩu còn chưa được quan tâm đầu tư phát triển, chỉ mới dùng lại ở mức thăm dò và thử nghiệm nên thị trường mới còn chưa nhiều, chủ yếu vẫn mua bán với một số khách hàng cũ và khách hàng chủ động tìm đến. So với các đối thủ cạnh tranh ở các nước như Malaysia, Indonesia, Thái Lan…, PHR chỉ là bạn hàng mới trong nhiều bạn hàng truyền thống của Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc…
Do đặc trưng của ngành khai thác mủ, đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động và lao động khai thác mủ khơng thể thay thế bằng máy móc, thiết bị nào khác, trong khi các khu vực khác cũng thu hút lực lượng lao động lớn (do công ty đặt trên vùng kinh tế năng động của tỉnh Bình dương, là khu vực phát triển nhanh cơng nghiệp – dịch vụ), cho nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu lao động.Thêm vào đó, đội ngũ quản lý, nhân viên hành chính, nhân viên kỹ thuật hiện tại và sau này có nguy cơ chuyển sang khu vực tư nhân hoặc khu công nghiệp lân cận do tốc độ phát triển công nghiệp trong khu vực rất nhanh
Năng suất, sản lượng vườn cây đã bước vào giai đoạn sụt giảm (do đặc điểm vườn cây trồng tập trung nhiều trong giai đoạn 1984 – 1987). Diện tích vườn cây nhóm III chiếm tỷ lệ 66,4% (diện tích 7.201,61 ha, trong đó 3.811,06 ha đã cạo từ 20 năm trở lên), mật độ cây thưa, miệng cạo cao, hết vỏ cạo phải cạo tới cành, hao phí lao động nhiều mà năng suất thấp (khoảng 1,7 tấn/năm). Vườn cây nhóm I, II ít (nhóm I: 1.933,55 ha, chiếm tỷ lệ 17,8%; nhóm II: 1.720,01 ha, chiếm tỷ lệ 15,9%). Đất xấu, bàu trũng, đa số là đất hạng II (86%), hạng III (14%).
Các nhà máy đã xây dựng trên 10 – 15 năm: nhà máy Bố Lá đầu tư từ năm 1994, gồm 1 dây chuyền mủ khối, công suất thiết kế 6000 tấn/năm, nhà máy Cua Paris đầu tư từ năm 1996, gồm 3 dây chuyền mủ khối, công suất 18000 tấn/năm, trong đó, riêng dây chuyền mủ tạp đưa vào sản xuất năm 2002 với công suất 6000 tấn/năm; nhà máy ly tâm đầu tư từ năm 2001, công suất 3000 tấn/năm. Để đảm bảo đủ sản lượng và sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, các nhà máy luôn vượt công xuất thiết kế.
2.4.3 Cơ hội
Mơi trường chính trị và luật pháp: Sự ưu đãi và chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cao su ngày càng phát triển. Hiện tại, thuế xuất khẩu cao su thiên nhiên chỉ áp dụng đối với sản phẩm latex (áp dụng từ tháng 8/2012 đến nay), các sản phẩm cao su thiên nhiên khác được miễn thuế xuất khẩu. Ngồi ra, cịn có các dự án mở rộng diện tích trồng cao su ở Campuchia, Đắc Lắc; chính sách cho vay phát triển với lãi suất ưu đãi…
Đối với hầu hết các nước nhập khẩu cao su, sản phẩm cao su là sản phẩm nguyên liệu đặc thù nên chưa bị phân biệt đối xử như các sản phẩm thực phẩm đông lạnh, mỹ nghệ hay hàng tiêu dùng khác...
PHR là thành viên của VRG, hội viên Hiệp hội Cao su Việt Nam, thuận lợi trong việc liên kết chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tham quan học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn; nhận sự hỗ trợ của Tập đoàn và Hiệp hội, sự hỗ trợ giữa các thành viên với nhau giúp tăng khả năng cạnh tranh với các công ty trên thế giới; là thành viên của Tập đoàn và Hiệp hội, PHR cịn có cơ hội tham gia các triễn lãm, hội nghị kỹ thuật, tham quan nước ngoài, học hỏi về quản lý kỹ thuật...do Tập đoàn và Hiệp hội tổ chức; đồng thời chịu sự chỉ đạo, điều hành về phương hướng chiến lược của Tập đồn.
Mơi trường kinh tế - tài chính:
Bảng 2.3. Xếp hạng các nước sản xuất cao su thiên nhiên (theo sản lượng)
Xếp hạng 2011 2015 (dự tính)
1 Thái Lan Thái Lan
2 Indonesia Indonesia
3 Malaysia Việt Nam
4 Ấn Độ Trung Quốc
5 Việt Nam Ấn Độ
6 Trung Quốc Malaysia
Trong bảng xếp hạng các nước sản xuất cao su thiên nhiên, Việt Nam được dự đốn sẽ tiến đến vị trí thứ 3 (so với vị trí thứ 5 như hiện nay) do nguồn cung nội địa ước tính sẽ tăng mạnh, trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất như Ấn Độ và Malaysia sẽ giữ nguyên hoặc giảm cho đến năm 2015.
Việc cắt giảm sản lượng xuất khẩu của một số nước, đặc biệt là nỗ lực hạn chế xuất khẩu của ba quốc gia sản xuất cao su hàng đầu là Thái Lan, Indonesia và Malaysia (3 nước thành viên Hội đồng cao su quốc tế 3 bên - ITRC (International Tri-Partile Rubber Council) nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước sản xuất cao su thiên nhiên, không để giá cao su bị xuống đến mức quá thấp gây thiệt hại cho người trồng) để tăng giá trên thị trường thế giới vơ hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam, trong đó có PHR.
Mơi trường quốc tế: xu hướng tồn cầu hóa ngày càng phát triển, Việt Nam đã là thành viên của WTO, AFTA... đã tạo ra những thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường thế giới trong đó có xuất khẩu cao su thiên nhiên. Hiện nay, đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement, gọi tắt là TPP) đang diễn ra. Đây là một đàm phán thương mại tự do lớn giữa 11 nền kinh tế hai bên bở Thái Bình Dương bao gồm: Việt Nam, Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Peru, Malaysia, Canada và Mexico. TPP được cho là sẽ có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như triển vọng thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có xuất khẩu cao su, đặc biệt là với thị trường Hoa Kỳ.
Nguồn cao su tiểu điền chiếm khoảng trên 30% nguồn cung cấp, khả năng ép PHR về giá mua và chất lượng cao su của nhà cung cấp là rất thấp.
2.4.4 Nguy cơ
Mơi trường kinh tế - tài chính:
Khoảng 2/3 tổng mức tiêu thụ cao su thiên nhiên được dùng trong ngành vận tải, chủ yếu là sản xuất các loại săm lốp trong ngành công nghiệp chế tạo ô tô và các
phương tiện vận tải khác như máy bay, máy kéo…. Còn lại được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, thiết bị y tế…Do vậy, nhu cầu về mủ cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới tăng hay giảm phần lớn phụ thuộc vào ngành công nghiệp ôtô. Khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người lao động tăng, nhu cầu tiêu thụ xe ôtô tăng kéo theo ngành sản xuất lốp xe tăng trưởng dẫn đến nhu cầu nhập khẩu mủ cao su thiên nhiên gia tăng sẽ làm cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên phát triển. Ngược lại, khi kinh tế ảm đạm, đặc biệt là xảy ra khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 đến nay làm cho ngành sản xuất xe ôtô phải cắt giảm sản lượng, nhiều nhà máy phải đóng cửa, cắt giảm nhân cơng, thậm chí có những hãng xe ôtô lớn như GM phải lâm vào tình trạng phá sản … gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ mủ cao su thiên nhiên làm cho ngành sản xuất cao su thiên nhiên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và lượng tồn kho cao tại các nước mua hàng là áp lực lớn đối với nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới. Sự suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng tại khu vực châu Âu, đã làm giá cao su giảm thấp trong năm 2012 và đầu năm 2013. Tình hình tiêu thụ cao su tại châu Âu giảm và ngành sản xuất sản phẩm cao su tại Hoa Kỳ tăng trưởng trì trệ, sự tăng trưởng tồn cầu cùa ngành cao su năm 2013 và dự báo trong các năm tới chủ yếu nhờ vào khu vực châu Á. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á tiêu thụ cao su như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ... đều là những quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới; còn Trung Quốc là thị trường không ổn định, nhiều rủi ro và không trung thành.... Tuy lượng nhập khẩu cao su tại Trung Quốc trong năm 2012 tăng 18%, nhưng sức mua luôn biến động nhằm tận dụng lợi thế do giá giảm liên tục. Theo bà Mary Xi (Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Trung Quốc, tại Hội nghị và Triển lãm ngành cao su Đông Nam Á mở rộng năm 2013 diễn ra tại Phuket, Thái Lan từ ngày 10 – 12 táng 4 năm 2013), ngành lốp xe Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc tốc độ thấp hơn giai đoạn trước đó, kéo theo nhu cầu cao su tăng chậm; sắp đến, lốp xe ô tô con sẽ tăng nhanh hơn lốp xe tải và xe buýt nên nhu cầu cao su tổng hợp sẽ tăng nhanh hơn cao su thiên nhiên.
Giá cả và doanh thu phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, giá cả cao su do giá thế giới quyết định. Do đó, cơng ty phải chuẩn bị đối phó với những biến động có thể xảy ra trên thị trường cao su thế giới khi giá cao su xuống thấp. Theo Nhóm Nghiên cứu Cao su Quốc tế IRSG (2013) dự báo, trong tương lai, triển vọng giá cao su tăng trở lại là rất thấp.
Ngoài ra, giá cả còn chịu tác động lớn bởi yếu tố giá đầu vào là chi phí nhân cơng và giá mua phân bón. Ngành trồng, khai thác cao su cần sử dụng nguồn lao động lớn, chi phí tiền lương đang có xu hướng gia tăng theo chỉ số giá cả tiêu dùng và phát triển của nền kinh tế. Trong khi đó, giá mua phân bón chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố khách quan như: giá dầu trên thị trường thế giới, nhu cầu sử dụng trong nước, năng lực cung ứng của các nhà thầu… điều đó có nghĩa là lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm giảm, làm giảm khả năng tài chính cho việc đầu tư quy trình cơng nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm…
Tình hình giá cả có nhiều biến động dẫn đến chi phí và thu nhập của nông hộ cũng không ổn định. Giá cao su biến động giảm sẽ làm thu nhập của cơng nhân viên giảm xuống, họ sẽ ít chú ý đến việc nâng cao sản lượng, chăm sóc cho vườn cây; do đó, dễ gây nên tình trạng nhiễm bệnh ảnh hưởng đến năng suất của cây. Ngược lại, giá cao su biến động tăng làm thu nhập của người dân tăng, đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, khi đó, có hiện tượng cơng nhân khai thác quá mức ảnh hưởng đến tuổi thọ của vườn cây.
Mơi trường chính trị - luật pháp:
PHR chịu sự kiểm tra của nhà nước, của VRG, khung giá bán do Tập đoàn quy định.
VRG và Hiệp hội Cao su Việt Nam chưa tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế về cao su trong khu vực và thế giới, do đó, chưa hưởng những thuận lợi về quan hệ quốc tế và cập nhật thông tin nhờ những tổ chức quốc tế chuyên ngành cao su như các công ty ở các quốc gia như Malaysia, Thái Lan...
Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả giữa các
nước xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn. Phần lớn các đối thủ cạnh tranh trong nước (các công ty lớn trong ngành như Công ty cao su Dầu Tiếng, Đồng Phú, Đồng Nai...) và trên thế giới (các công ty ở Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia...) đều muốn tăng phần các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như SVR CV 50 – 60, latex, giảm cao su tờ xơng khói RSS (Thái Lan, Indonesia). Các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới như Thái Lan và Indonesia… có nhiều khả năng tăng sản lượng cao su bằng cách mở rộng diện tích trồng do diện tích đất đai và lực lượng lao động nơng nghiệp cịn khá nhiều, khí hậu phù hợp cho cây cao su phát triển. Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Malaysia, Indonesia... có nhiều kinh nghiệm theo đuổi các chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến xuất khẩu cao su thiên nhiên; và hưởng những thuận lợi về quan hệ quốc tế và cập nhật thơng tin do có nhiều tổ chức quốc tế chuyên ngành cao su có trụ sở tại các nước này…
Đối thủ tiềm năng: các công ty cao su mới đi vào hoạt động ở trong nước (các
công ty cao su ở Tây Nguyên như Krông Buk, Mang Yang..., và miền Trung như công ty cao su Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Nghệ An...); các công ty trên thế giới ở Myanmar, Liberia ... là những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, họ có thể lấy