Lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng giai đoạn năm 2009-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 59 - 61)

Ngân hàng

Lợi nhuận sau thuế

(Tỷ đồng) Chênh lệch 2009 2010 ±Δ (Tỷ đồng) % Đông Á 588 659 71 12,07% ACB 2.196 2.339 144 6,54% Seabank 460 629 169 36,84% Maritime Bank 773 1.157 384 49,71% Techcombank 1.700 2.073 373 21,91% MB 1.174 1.745 571 48,69% Sacombank 1.675 1.490 -185 -11,04% Eximbank 1.144 1.819 675 58,94% Vietcombank 4.800 4.221 -579 -12,06% Vietinbank 2.780 3.442 662 23,80%

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NH

Hình 2.4: Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 của các NH NH

Bắt đầu từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTMCP Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong giai đoạn này với trung bình tăng trưởng của 10 NHTMCP hàng đầu là 21,17% trong năm 2010. Trong đó các ngân hàng nổi bật với mức tăng trưởng tốt như Eximbank, Maritime Bank và MB. Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp trong 8 tháng đầu năm. Lợi nhuận của các NH được dự báo sẽ tăng trưởng chậm hơn so với 2010, tuy nhiên mức trung bình vẫn được duy trì trên 20%.

d) Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng TMCP:

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các NH năm 2010

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của các NH

Do ảnh hưởng của việc tăng trưởng tín dụng cao, nợ xấu luôn là một trong những vấn đề nổi cộm của ngành Ngân hàng Việt Nam từ trước tới nay. Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng khơng tốt của các NHTM Việt Nam, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Mặc dù ý thức được điều này, NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng

trưởng tín dụng quá cao, nhưng trong thực thế tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ln ở mức trên 20% trong 10 năm gần đây. Đặc biệt, tăng trưởng tín dụng lên tới 53,89% trong năm 2007, 37,73% trong 2009 trước khi hạ nhiệt xuống 27,65% trong 2010. Việc cho vay ồ ạt trong những năm trước, cộng thêm với sự việc của Vinashin gần đây, đã để lại nhiều hệ lụy, trong đó có việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua. Theo thống kê mới nhất của NHNN tính đến tháng 6/2011, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 3,1%, tăng 50 điểm so với hồi cuối năm 2010, trong đó nợ nhóm 5 chiếm tới 47%. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của các NH tại TPHCM lên tới 4,39%. Theo phát ngôn của NHNN, trong trường hợp xấu nhất, tỷ lệ nợ xấu tồn ngành có thể lên tới 5% vào cuối năm. Nếu trường hợp này xảy ra, nợ xấu của 2011 thậm chí cao hơn rất nhiều so với mức 3,5% của năm bắt đầu khủng hoảng 2008, và cũng là mức cao nhất từ 2003 đến nay.

Theo hình 2.5 ta thấy, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những NH có chất lượng quản trị tốt nhất, thận trọng trong chính sách tín dụng và có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất hiện nay (0,34%), đứng thứ 2 và thứ 3 là Sacombank (0,54%) và Vietinbank (0,66%). Nhìn chung hầu hết các NH đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức trung bình ngành, riêng chỉ có Vietcombank (2,83%) là cao hơn so với trung bình ngành.

e) Hiệu quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 59 - 61)