Phân tích Anova những khách hàng có thu nhập khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 78)

Số thống kê Levene

Levene Sig

0,748 0,526

Nguồn: Tính tốn tổng hợp

Với kiểm định Levene có mức ý nghĩa Sig = 0,526 > 0,05 nên ta có khẳng định là phương sai của các nhóm thu nhập khác nhau là bằng nhau, thỏa mãn điều kiện của phân tích ANOVA.

Kết quả kiệm định ANOVA có F = 1,592 và P-value = 0,195 > 0,05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho về phương sai của 4 nhóm thu nhập khác nhau là bằng nhau; hay sự khác biệt về mức độ đánh giá xu hướng sử dụng của 4 nhóm thu nhập là khơng có ý nghĩa.

c) So sánh xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa những khách hàng có trình độ văn hóa khác nhau

Trình độ văn hóa được chia thành 6 nhóm là cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung học- cao đẳng, đại học và trên đại học.

Giả thuyết Ho: trung bình về xu hướng lựa chọn giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau là bằng nhau

Kết quả phân tích phương sai của nhóm khách hàng có trình độ văn hóa khác nhau thể hiện ở bảng 2.20 bên dưới:

Bảng 2.20: Phân tích Anova khách hàng có trình độ văn hóa khác nhau Số thống kê Levene Levene Sig 0,854 0,494 Kiểm định Anova F Sig 1,003 0,409 Nguồn: Tính tốn tổng hợp Kiểm định Anova F Sig 1,592 0,195

Qua phân tích, ta thấy số thống kê Levene có Sig = 0,494 > 0,05 nên có cơ sở để tin rằng phương sai của các nhóm có trình độ văn hóa khác nhau là bằng nhau; phân tích ANOVA được sử dụng là phù hợp.

Với kết quả kiệm định ANOVA có F = 1.003 và P-value = 0,409 > 0,05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, hay sự khác biệt về mức độ đánh giá xu hướng sử dụng của khách hàng có trình độ văn hóa khác nhau là khơng có ý nghĩa.

d) So sánh xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa những khách hàng có tình trạng hơn nhân khác nhau

Tình trạng hơn nhân được chia thành 2 nhóm : độc thân và đã kết hơn.

Giả thuyết Ho: trung bình về xu hướng lựa chọn giữa các nhóm khách hàng có tình trạng hơn nhân khác nhau là bằng nhau

Kết quả phân tích phương sai của nhóm khách hàng có tình trạng hơn nhân khác nhau thể hiện ở bảng 2.21:

Bảng 2.21: Phân tích Anova khách hàng có tình trạng hơn nhân khác nhau

Số thống kê Levene Levene Sig 0,224 0,637 Kiểm định Anova F Sig 1,614 0,206 Nguồn: Tính tốn tổng hợp

Qua phân tích, ta thấy số thống kê Levene có Sig = 0,637 > 0,05 nên có cơ sở để tin rằng phương sai của các nhóm có tình trạng hơn nhân khác nhau là bằng nhau; phân tích ANOVA được sử dụng là phù hợp.

Với kết quả kiệm định ANOVA có F = 1,614 và P-value = 0,206 > 0,05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, hay sự khác biệt về mức độ đánh giá xu hướng sử dụng của khách hàng có tình trạng hơn nhân khác nhau là khơng có ý nghĩa.

e) So sánh xu hướng sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa những khách hàng có giới tính khác nhau

Thơng qua số liệu phân tích, tỉ lệ khách hàng là nữ chiếm 54,2% trong khi đó tỉ lệ khách hàng là nam chiếm 45,8%.

Giả thuyết Ho: trung bình về xu hướng lựa chọn giữa các nhóm khách hàng có giới tính khác nhau là bằng nhau

Kết quả phân tích phương sai của nhóm khách hàng có giới tính khác nhau thể hiện ở bảng 2.22:

Bảng 2.22: Phân tích Anova những khách hàng có giới tính khác nhau

Số thống kê Levene Levene Sig 0,225 0,636 Kiểm định Anova F Sig 0,848 0,359 Nguồn: Tính tốn tổng hợp

Qua phân tích, ta thấy số thống kê Levene có Sig = 0,636 > 0,05 nên có cơ sở để tin rằng phương sai của các nhóm có giới tính khác nhau là bằng nhau; phân tích ANOVA được sử dụng là phù hợp.

Với kết quả kiệm định ANOVA có F = 0,848 và P-value = 0,359 > 0,05 nên chưa có cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, hay sự khác biệt về mức độ đánh giá xu hướng sử dụng của khách hàng có giới tính khác nhau là khơng có ý nghĩa.

 Tóm tắt chương 2

Chương 2 trình bày khái qt về thị trường TPHCM, thực trạng về tình hình hoạt động của các NHTMCP và những kết quả mà các NH đã đạt được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương này đã phân tích các dữ liệu đã thu thập được thông qua phần mềm xử lý SPSS, kết quả đã xác định được thang đo chất lượng dịch vụ tiền gửi và mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ tiền gửi với xu hướng lựa chọn của khách hàng.

Ngồi ra, trong chương này cịn phân tích kỹ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn NH của các khách hàng trên cơ sở nghiên cứu ở chương 1, từ đó tìm ra các ý tưởng cho các giải pháp cần thiết nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN NHU CẦU KHÁCH HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN Ở TPHCM 3.1 Dự báo thị trường tiền gửi trong thời gian tới:

Đầu tháng 9/2011 khi NHNN ban hành Chỉ thị 02, yêu cầu các ngân hàng phải thực hiện nghiêm trần lãi suất huy động tiền đồng, tiếp sau đó ngày 26/10/2011, NHNN đã ban hành công văn số 8376/NHNN-CSTT trả lời về vấn đề tiền gửi trong trường hợp khuyến mại và chi hoa hồng môi giới trong hoạt động tiền gửi, trong đó cho thấy lãi suất tiền gửi cộng cả khuyến mãi không vượt quá trần lãi suất. Với những chính sách mới liên quan tới lãi suất huy động liên tục được ban hành thời gian gần đây, nhiều khách hàng đã tỏ ra không mấy vui vẻ do lãi suất tiền gửi bị giảm mạnh so với mức thực hưởng 18-19%/năm trước đây. Khơng ít người gửi tiền, nhất là các nhà đầu tư lại tính đến chuyện chuyển kênh đầu tư khi đồng vốn nhàn rỗi khó được linh hoạt.

Xu hướng của người gửi tiền trong bối cảnh thị trường hiện nay chủ yếu là chọn kỳ hạn tiền gửi ngắn ngày, từ 3 tháng trở xuống và gần đây nhiều người chỉ chọn kỳ hạn 1 tuần đến 1 tháng, nhằm linh hoạt đồng vốn khi cần thiết. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư chỉ chọn gửi tiền không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngày, tuần, với mục đích linh hoạt vốn để đón đầu cơ hội khi các kênh đầu tư khác (chứng khoán, bất động sản) tăng trở lại hoặc nếu giá vàng giảm xuống mức phù hợp để bắt đáy.

Về phía các NHTM, khi lãi suất huy động trần 14%/năm được thực thi nghiêm, hàng loạt các ngân hàng lập tức đẩy lãi suất kỳ hạn ngắn lên cao (hầu hết chạm trần 14%/năm) để giữ chân khách hàng. Trên thực tế, cứ mỗi khi diễn biến lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo xu hướng tăng và cạnh tranh trong thu hút vốn nhàn rỗi trở nên gay gắt, hầu hết các nhà băng đều đưa ra sản phẩm tiết kiệm ngắn ngày. Trong đó, chủ yếu là kỳ hạn tuần và 3 tháng trở xuống, với kỳ vọng thu hút được vốn nhàn rỗi.

Mặc dù vậy cũng nhìn nhận một thực tế rằng, nguyên nhân tiền gửi sụt giảm trong thời gian gần đây không chỉ do lãi suất tiền gửi giảm mà cịn có cả lý do khách quan là do biến động của giá vàng và USD, khiến cho khá nhiều nhà đầu tư thích mạo hiểm đã rút tiền mua vàng khi giá vàng giảm mạnh và bán ra để hưởng chênh lệch khi giá vàng tăng lên.

Một vài nhận định của tác giả về thị trường tiền gửi trong thời gian tới (giai đoạn 2012 – 2014):

Theo Bản tin kinh tế số 5 của Ủy ban kinh tế dự báo lạm phát năm 2012 sẽ biến thiên từ 7.9%-14.7% với độ tin cậy cao 70%, đồng thời trong thời gian qua NHNN đồng loạt ra các chỉ thị quy định về trần lãi suất huy động. Kết hợp với mục tiêu của chính phủ là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội đã tạo cơ sở để tác giả đưa ra một số nhận định về thị trường tiền gửi trong thời gian tới như sau:

Trong ngắn hạn: thị trường tiền gửi sẽ tiếp tục sụt giảm trong thời gian

tới do NHNN quy định trần lãi suất (14%) thấp hơn rất nhiều so với trước đây (18% - 19%), nguyên nhân khác nữa là do nền kinh tế đất nước đang vào dịp cuối năm các DN và người dân cần vốn lưu động để trang trải cho hoạt động kinh doanh của mình. Lãi suất huy động trên thị trường tiền gửi sẽ không giảm mà vẫn giữ ổn định hoặc có khả năng sẽ tăng đơi chút vì trong ngắn hạn tỷ lệ lạm phát vẫn cao hơn lãi suất tiền gửi, ngoài ra, do sự đổ vỡ hàng loạt của “tín dụng đen” và sự sụt giá mạnh của các thị trường tài sản (CK và BĐS) khiến cho tỉ lệ nợ xấu tăng nhanh và đe dọa đến sự an toàn của các NH có hệ thống quản trị rủi ro kém. Mặt khác, thị trường tiền gửi đang rơi vào giai đoạn ảm đạm, các NH đang gặp khó khăn trong thanh khoản nên để ổn định thị trường tài chính thì trong ngắn hạn NHNN sẽ không giảm lãi suất huy động.

Trong dài hạn: Lạm phát đang có dấu hiệu hạ nhiệt, Ủy ban kinh tế dự

báo lạm phát năm 2012 vào khoảng 7,9%-14,7%, và theo dự báo của Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tạp chí uy tín The Economist –

Anh thì tỷ lệ lạm phát trung bình của Việt Nam giai đoạn 2012-2014 là 7,3%. Trong bối cảnh lạm phát giảm, lãi suất huy động cũng sẽ giảm theo để đảm bảo yêu cầu lãi suất thực dương nhưng không quá cao vì sẽ chèn ép tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, theo Urs Gmuer, nhà quản lý tài sản tại Công ty tư vấn đầu tư Dolefin cho rằng, vàng có thể tăng tiếp và đạt đỉnh 6.000 – 6.200 USD/ounce, vượt xa tất cả các thị trường tăng điểm khác. Chính 2 yếu tố đó sẽ làm cho thị trường tiền gửi trong thời gian tới sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên nếu hệ thống NH được tái cấu trúc theo hướng an toàn, NH có các phương pháp chiêu thị phù hợp, và tung ra thị trường các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo niềm tin đối với người gửi tiền thì thị trường tiền gửi sẽ được cải thiện.

3.2 Giải pháp vĩ mơ:

3.2.1 Giải pháp từ phía các cơ quan Nhà nước:

Thứ nhất, tiếp tục điều chỉnh chính sách vĩ mơ ngày càng phù hợp với cơ chế thị

trường trong điều kiện hội nhập quốc tế nhằm duy trì bền vững được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, qua đó tạo điều kiện cho việc phát triển an toàn, hiệu quả bền vững của các NHTM Việt Nam.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính tạo

mơi trường kinh doanh thơng thống, thuận lợi đối với các NHTM. Trong đó cần chú trọng:

– Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động NH theo chuẩn mực và thơng lệ quốc tế để các NH sớm có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể là: tập trung xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các TCTD, Luật phát mãi tài sản, pháp lệnh về giao dịch đảm bảo....đồng thời khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn đồng bộ, thống nhất.

– Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm tối đa thời gian và các khâu thủ tục như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.

– Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thơng tin, kiểm tốn, kế toán theo chuẩn mực quốc tế nhất là hệ thống kế toán của các TCTD.

Thứ ba, Chính phủ có chính sách tích cực hỗ trợ các NHTM VN hình thành và phát

triển các tập đoàn đa năng. Đặc biệt, đối với NHTMCP nhà nước nên hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tài trợ song phương và đa phương của Chính phủ nước ngồi và các tổ chức tài chính quốc tế để đầu tư hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng nhất là đối với các NH nhỏ.

Thứ tư, Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà

trường, trung tâm đào tạo để đào tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng cho yêu cầu hội nhập và phát triển của hệ thống ngân hàng trong tương lai.

3.2.2 Giải pháp từ phía ngân hàng Nhà nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, đẩy mạnh tiến trình đổi mới tổ chức và hoạt động của NHNN để hình

thành bộ máy tinh gọn nhưng có đủ năng lực xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường dựa trên công nghệ tiên tiến, thực hiện các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiểm sốt lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ

và hoạt động NH nhằm đảm bảo các TCTD hoạt động được an toàn, lành mạnh. Trong đó, chú trọng việc thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD, cần cải tiến thủ tục xét duyệt, thẩm định nghiêm túc, chặt chẽ các hồ sơ xin cấp phép thành lập mới các TCTD, tổng hợp phân tích tình hình hoạt động của tồn bộ hệ thống NH, cơng bố kịp thời, đầy đủ và trung thực thơng tin tài chính của NH ra công chúng.

Thứ ba, tập trung đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và ban hành các quy phạm pháp luật

thuộc chức năng của NHNN như soạn thảo và ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền, đưa luật này trở thành cơng cụ kiểm soát cạnh tranh, bổ sung, sửa đổi Luật ngân hàng VN và luật các TCTD phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Luật Cạnh tranh quy định về cạnh tranh, có đầy đủ các biện pháp và chế tài những ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh như các tin đồn không thực, quảng cáo gây nhầm lẫn.... Đối với Luật các TCTD và Luật Ngân hàng, có

mục đích bảo đảm hoạt động của các TCTD được lành mạnh, kinh doanh an tồn và có hiệu quả, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới an toàn hệ thống như khả năng thanh khoản.....

Thứ tư, NHNN cũng nên điều chỉnh biểu phí thanh tốn điện tử, để các NHTM cũng

có thể giảm phí để khuyến khích khách hàng sử dụng hệ thống thanh toán liên NH, cạnh tranh trong phát triển dịch vụ chuyển tiền.

Thứ năm, để xác định đúng thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam theo

thông lệ quốc tế, NHNN cần quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các nhóm khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và cá nhân, làm căn cứ để các NHTM thực hiện thống nhất việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo từng khách hàng. Trong đó, NHNN rà soát lại kết quả phân loại nợ theo từng khách hàng là doanh nghiệp của các NHTM để đảm bảo sự thống nhất trong tồn hệ thống.

Thứ sáu, ban hành chính sách lãi suất phù hợp với tình hình của thị trường nhằm tạo

điều kiện cho các NHTMCP hoạt động tốt hơn, tránh tình trạng thị trường huy động rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện nay. Ngồi ra, NHNN cũng cần đẩy mạnh các hoạt động phân tích, dự báo nhằm đón đầu những khó khăn, biến động bất lợi của kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các NHTMCP. NHNN cũng cần tìm ra những biện pháp giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của biến động thị trường tài chính thế giới đến thị trường tài chính của VN.

3.3 Các giải pháp đối với các NHTMCP nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lựa chọn ngân hàng của nhà đầu tư cá nhân khi quyết định gửi tiền vào các ngân hàng TMCP trên địa bàn TPHCM (Trang 78)