Chỉ số (tiền mặt+ tiền gửi KKH tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 31 - 33)

Tiền mặt + TGKKH tại TCTD

H8 = x 100%

Tiền gửi của khách hàng

Chỉ số này đưa ra nhằm phản ánh lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn tại TCTD so với lượng tiền gửi của khách hàng. Chỉ số này càng cao, rủi ro thanh khoản càng tốt.

Kết luận Chương 1: Như vậy, thanh khoản và rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định đến sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Theo lý thuyết, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro thanh khoản là do sự mất cân đối kỳ hạn giữa các khoản sử dụng vốn và nguồn vốn huy động, các khe hở lãi suất và các chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp. Từ những nguyên nhân đó, luận văn đưa ra 3 chiến lược và 4 phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm về quy mô hoạt động, năng lực quản trị và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn các chiến lược và phương pháp quản lý phù hợp. Trong thời gian qua, cũng như các ngân hàng thương mại Việt Nam khác, Vietcombank cũng đang đối mặt với sự bất ổn trong điều kiện kinh tế vĩ mô cũng như các áp lực thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm ổn định nền kinh tế đã làm cho hầu hết các ngân hàng mất khả năng thanh khoản. Chính vì vậy, trong

chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank. Từ đó ở chương 3, học viên sẽ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank trong thời gian tới.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH

KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)