Giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60)

3.3.1 Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xãy ra bắt đầu ở Thái Lan; sau đó nhanh chóng lan sang một loạt các nước trong khu vực và tác động tới toàn thế giới. Trong số những nước đã tự do hóa thị trường vốn và nằm trong vịng xốy

cuộc khủng hoảng đó, khơng phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốt nhất. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc tiếp tục hồn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo hiểm tiền gửi; rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm sốt hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác. Trong dự thảo Luật bảo hiểm tiền gửi, cần nghiên cứu nâng mức bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng. Bởi lẽ, việc nâng mức tiền gửi được bảo hiểm làm cho người gửi tiền yên tâm hơn, tránh tình trạng rút tiền hàng loạt. Điều này sẽ giúp các ngân hàng thương mại ổn định được nguồn tiền gửi, nhất là khi xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản như những tháng đầu năm 2008.

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính Phủ

3.3.2.1 Thiết lập một NHNN độc lập và đủ mạnh

Hiện nay, ở nước ta, NHNN là cơ quan trực thuộc Chính phủ và Thống đốc là thành viên của Chính phủ. Với mơ hình này, NHNN vẫn chưa phát huy hiệu quả hoạt động với tư cách là một NHTW trong nền kinh tế thị trường.

Và trong đề án phát triển Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ cũng chưa nêu rõ mơ hình Ngân hàng Nhà nước sẽ theo mơ hình nào: trực thuộc Chính phủ hay độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đặt vấn đề lựa chọn mơ hình nào cho NHNN mà thay vào đó, để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng,

nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, NHNN cần được trao quyền độc lập, tự chủ hơn trong việc đưa ra các quyết định chính sách mà khơng có sự can thiệp từ phía các cơ quan nhà nước hoặc các áp lực chính trị; đồng thời được quyền kiểm sốt tất cả các cơng cụ có ảnh hưởng tới các mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhất là về vấn đề chống lạm phát, hạn chế việc tài trợ trực tiếp cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cũng cần trao cho NHNN quyền chủ động quyết định về tài chính, tức là tự chủ về ngân sách. Có như vậy thì NHNN mới có đủ nguồn lực đề thực thi chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệu quả.

3.3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước

Báo cáo nghiên cứu “Hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng” tháng 5 năm 2005, được soạn thảo bởi Trung tâm kinh tế (Center for International Economics, TS. Jenny Gordon, Ông Bob Warrner), Công ty TNHH tư vấn Erskinomics (Erskinomics Consulting Pty Limited, Alex Erskine, Chuyên gia tư vấn trưởng quốc tế), Vietbid (Nguyễn Thanh Hà, Phạm Quang Thành, Nguyễn Vân Anh) cho rằng, sự chi phối của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là khơng tương thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao. Nếu có sở hữu nhà nước thì ngân hàng này phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập. Thực tế, ở nước ta hiện nay, sự chi phối của NHTM Nhà nước trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Mặt dù đã cổ phần hóa được phần lớn các ngân hàng trong đó có Vietcombank tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước vẫn cao. Chính vì vậy, cùng với tiến trình hội nhập và các cam kết quốc tế, việc cổ phần hóa các NHTM Nhà nước phải thay đổi cách thức quản trị ngân hàng, tránh tính trạng bình mới rượu cũ và có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cố phần của Nhà nước trong các ngân hàng sau cổ phần hóa.

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.3.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ:

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn

định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức lạm phát trong vịng kiểm sốt theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, việc kết hợp các cơng cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khố trong vịng kiểm sốt của Bộ tài chính đơi lúc cịn trái chiều, chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đơi khi cịn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các cơng cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay.

3.3.3.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại:

Có ý kiến cho rằng, số lượng các NHTM Việt Nam khá lớn với 5 NHTM Nhà nước, 37 NHTM cổ phần, trong đó có 13 NHTM chuyển đổi từ mơ hình nơng thơn lên thành thị; 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh mà không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng. Rủi ro thanh khoản cao, mất kiểm soát trong rủi ro tín dụng, nợ xấu luôn được coi là mối lo ngại hàng đầu của ngành ngân hàng, khả năng quản trị yếu kém,… gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, cần phải kiểm sốt cũng như quy định những điều kiện chặt chẽ để đạt được mục tiêu thành lập ngân hàng mới phải vững mạnh và hiện đại, đáp ứng các điều kiện quốc tế.

Theo dự thảo sửa đổi luật các tổ chức tín dụng, thì NHNN đã quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập ngân hàng; về các tổ chức cá nhân thành lập ngân hàng, tài sản góp vốn ngân hàng; cổ đông và chuyển nhượng ngân hàng, mức sở hữu cổ phần. Theo đó, cổ đơng tham gia sáng lập ngân hàng là các DN hay tổ chức phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 500 tỷ. Riêng đối với các ngân hàng thương mại, vốn tham gia thành lập ngân hàng mới phải có tổng tài sản ít nhất là 10 ngàn tỷ

đồng. Ngoài điều kiện trên đây, các DN muốn kinh doanh ngân hàng phải đáp ứng các tiêu chí khác như: có thời gian kinh doanh tối thiểu là 5 năm và 3 năm liên tiếp liền kề xin thành lập ngân hàng phải có lãi. Các ngân hàng thương mại phải có nợ xấu dưới 2% và 3 năm liền kinh doanh an tồn.

Bên cạnh đó, trong tiến trình xây dựng hệ thống NHTM thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp ứng được các tiêu chuẩn chúng, thì có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này.

3.3.3.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các ngân hàng thương mại:

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á “Strengthening the banking supervision and liquidity risk management system of the people’s bank of China” có đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh tốn để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo khi dự thảo Luật giám sát hoạt động ngân hàng. Trước mắt, cần rà soát Quyết định 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chưa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ương của Ngân hàng Nhà nước.

3.3.4 Kiểm soát nợ xấu

Vấn đề thanh khoản mà các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng hiện nay đang gặp phải, một phần nguyên nhân chủ yếu là sự chênh lệch tạm thời giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động trong hoạt động kinh doanh, một phần là

do nợ xấu không thu hồi được của các ngân hàng này. Các khoản nợ xấu này chủ yếu nằm ở lĩnh vực bất động sản và các lĩnh vực sản xuất có liên quan. Mỗi khi các khoản huy động đáo hạn, ngân hàng lại lâm vào tính trạng đói thanh khoản và sẳn sàng lao vào cuộc đua lãi suất gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ. Chính vì vậy, giải pháp triệt để cho vấn đề quản trị thanh khoản là phải có những biện pháp xử lý nợ xấu và để giúp nền kinh tế không bị tổn thất quá nhiều. Cụ thể:

- Cần tập trung quyết liệt vào việc thực hiện tái cấu trúc. Trong đó, đặc biệt

chú trọng các giải pháp kiểm soát, quản lý rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro về mặt đạo đức trong hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy hệ quả của nợ xấu tăng cao như hiện nay có một phần nguyên nhân chính là Ngân hàng đã bng lỏng quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro về mặt đạo đức.

- Rà soát, đánh giá và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro mới để kiểm soát và

từng bước giảm nợ xấu, nâng cao tính minh bạch của hệ thống, tiết kiệm chi phí và tái cấu trúc lại hệ thống nhằm tối ưu hóa lợi nhuận.

- Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về

mặt đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên ngân hàng nhằm kiểm soát các rủi ro về mặt đạo đức, đồng thời ngăn chặn những khoản nợ xấu do việc chấp nhận rủi ro bất hợp lý của các nhân viên tín dụng.

- Cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng: tập trung vào năng suất và hiệu quả

của bộ phận tín dụng, phát triển các sản phẩm mới mang lại lợi nhuận mới cho ngân hàng.

- Cuối cùng vấn đề quan trọng nhất các ngân hàng cần thay đổi là thay đổi thói

quen trong kinh doanh từ thụ động sang chủ động, ln ln có cách nghĩ mới, cách làm mới tập trung vào năng suất hiệu quả thực hiện với khách hàng là nhân tố trung tâm trong hoạt động.

3.3.5 Hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng theo phương pháp dựa vào một thang điểm thống nhất đánh giá các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng. Mục đích sử dụng là dùng

kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng được sử dụng xem xét để cấp tín dụng, phân loại nợ và quản lý rủi ro theo danh mục khách hàng.

Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai áp dụng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Chính sách xếp hạng và phân loại nợ này được NHNN chấp thuận cho Vietcombank thực hiện kể từ ngày 01/01/2011 tại công văn số 3937/NHNN-TTGSNH ngày 27/03/2010.

Đến nay, hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank đang ngày càng được hoàn thiện, và là nền tảng cho cả hai lĩnh vực: quản trị rủi ro và công tác khách hàng, thể hiện ở những điểm chính sau:

- Quản trị danh mục tín dụng: cho phép xây dựng và quản trị các danh mục đa

dạng theo ngành kinh tế, theo chi nhánh, theo quy mô khách hàng, theo chất lượng khách hàng (mức XHTD),…

- Chiết xuất các báo cáo cho từng thời điểm, bao gồm: Báo cáo dư nợ theo khách hàng, theo ngành kinh tế, theo chi nhánh, báo cáo phân loại nợ tự động cuối ngày, báo cáo về xu thế chuyển nhóm nợ, báo cáo chỉ số trung bình ngành (Peer group KPI),…

- Hỗ trợ công tác báo cáo ngành: cung cấp thơng tin hữu ích theo nhiều chiều

để thực hiện các báo cáo ngành, phục vụ công tác phê duyệt cho vay và quản trị rủi ro tín dụng.

- Xây dựng kế hoạch tín dụng cho toàn hệ thống: trên nguyên tắc ưu tiên phân

bổ vốn vào những ngành/ lĩnh vực/ khách hàng có mức rủi ro thấp, những chi nhánh/ khu vực có chất lượng tín dụng tốt, có thế mạnh theo ngành nghề.

- Thiết kế chương trình tín dụng/ sản phẩm tín dụng: đáp ứng nhu cầu vốn cụ

thể cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, trong đó bao gồm các điều kiện tín dụng, chích sách giá, chính sách bảo đảm tín dụng …

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh khách hàng: hỗ trợ các cán bộ khách hàng

XHTD bằng việc tác động vào kế hoạch kinh doanh, đầu tư, và cả q trình quản trị tài chính doanh nghiệp.

Khơng dừng ở những kết quả đã đạt được, Vietcombank đang hoàn tất hệ thống XHTD nội bộ áp dụng cho thể nhân, nhằm phục vụ công tác bán lẻ. Với những kết quả đạt được đó, Vietcombank cần tiếp tục triển khai rà soát, kiểm định và nâng cấp để hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp nhằm đạt chính xác, hiệu quả hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng với mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của Basel II.

3.3.6 Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin

Một hệ thống thơng tin mạnh là hệ thống có thế đưa ra các quyết định tốt liên quan tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thông tin có thể tính tốn được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của ngân hàng:

- Một cách đầy đủ, cho toàn ngân hàng trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả

các khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn;

- Được thực hiện hàng ngày;

- Được thực hiện theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn;

- Theo các loại tiền tệ chính.

Để hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin, thì cần xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp với ngân hàng lõi (core banking), trung tâm dữ liệu (data warehouse) và các hệ thống khác có liên quan. Xây dựng phần mềm mô phỏng dựa trên cơ sở dữ liệu mới xây dựng và cho phép thực hiện việc phân tích, báo cáo, truy vấn và chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)