Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 58 - 59)

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản

3.2.6 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị

Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường. Có như vậy, chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao.

Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng. Trên thực tế, dạng rủi ro thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều cách thức khác nhau:

- Thứ nhất, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập

tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn; do đó lợi nhuận có thể bị giảm.

- Thứ hai, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài

sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm; nhưng thông thường, tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị rịng. Mặc dù, những thay đổi này khơng tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay đổi trạng thái vốn của ngân hàng.

- Thứ ba, một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất không thay đổi như nhau. Tác động của thay đổi lãi suất đến vốn và thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà ngân hàng nắm giữ và sự thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến loại tài sản và nợ khác ra sao.

Đánh giá và quản lý rủi ro thị trường là một cơng việc khó khăn, phức tạp. Nhìn chung, cấu trúc lại bảng cân đối tài sản, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất là các ý tưởng nên được xem xét, để làm dịu bớt tác động của thay đổi lãi suất khơng mong đợi theo cách chi phí và thu nhập phát sinh do thay đổi lãi suất sẽ cân bằng với nhau và ảnh hưởng thấp nhất đến trạng thái vốn của ngân hàng.

Thanh khoản và rủi ro thị trường là hai khái niệm tách biệt nhau; nhưng chúng có sự đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau. Thường thì, nỗ lực quản lý rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹ tổn thất do rủi ro loại kia gây ra; tất nhiên, đôi khi các hoạt động quản lý này có mâu thuẫn với nhau. Hội đồng quản lý tài sản “Nợ” - tài sản “Có” (ALCO) của ngân hàng có trách nhiệm giám sát đồng thời hai loại rủi ro này. Quá trình giám sát nên là chuỗi ra các quyết định kịp thời, chính xác làm cân bằng giữa nguồn vốn có thể khai thác tài trợ với nhu cầu thanh khoản; tài sản nhạy cảm lãi suất với khoản nợ nhạy cảm lãi suất; và hai loại tài sản, nợ nêu trên với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)