CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kết quả tính tốn các chỉ số Trilemma
3.1.2 độc lập tiền tệ
Mức độ độc lập tiền tệ bắt đầu từ mức trung bình vào quý 1/2000, giảm mạnh vào quý 3/2000, có xu hướng tăng trong giai đoạn năm 2001 – 2007, sau đó biến động tăng giảm nhanh qua từng quý. Mức cao nhất là vào quý 4 năm 2011. Đến năm 2012, chỉ số giảm nhẹ. Điều này có thể hàm ý cho việc đánh đổi giữa độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá. Trong khi xu hướng chung của độc lập tiền tệ và tự do hóa tài chính tăng lên thì chính phủ buộc phải hy sinh một phần độ ổn định tỷ giá.
Năm 2007, mức độ độc lập tiền tệ giảm thấp bởi tác động của dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam quá lớn làm tăng cung ngoại tệ, gây sức ép làm VND tăng giá; tổng phương tiện thanh toán (M2) của nền kinh tế cũng tăng cao. Cùng với đó là sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu như dầu thơ, lương thực đã có tác động mạnh đến mức giá tiêu dùng tại Việt Nam. Trong điều kiện đó, việc phải cùng lúc đạt được hai mục tiêu là hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế đạt 8,5%, vừa phải kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng là cực kỳ khó khăn. Giải pháp ổn định tỷ giá danh nghĩa và lãi suất đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tiền tệ, không để xảy ra dịch chuyển dịng vốn, nhưng lại gây khó khăn trong việc kiểm soát khối lượng tiền tệ và kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế.
Vào thời điểm đầu 2008, khi mà tình hình lạm phát đang ở mức rất cao, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng như tăng lãi suất cơ bản giúp các Ngân hàng thương mại có thể nâng lãi suất, đảm bảo khả năng thanh tốn... Nhờ đó, lạm phát đã được kiềm chế phần nào. Các động thái này giúp chính sách tiền tệ tăng tính độc lập hơn nhiều so với năm 2007.
Bước sang năm 2009 – 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá và ngoại hối đã được Ngân hàng nhà nước thực hiện khá tốt như: lượng tiền cung ứng thơng qua các cơng cụ chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các
Ngân hàng thương mại và nền kinh tế tác động làm giảm mặt bằng lãi suất thị trường; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng; linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý, giảm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi ngoại tệ cũng như tái cấp vốn trực tiếp cho Ngân hàng thương mại có quy mơ nhỏ nhằm ổn định thị trường tiền tệ; điều hành linh hoạt các mức lãi suất, kết hợp với các biện pháp khác để điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường phù hợp; điều hành tỉ giá và thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối chống suy giảm dự trữ ngoại hối Nhà nước; kiểm soát nhập siêu và ngăn ngừa nguy cơ rủi ro về thanh khoản ngoại tệ và tỉ giá; thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỉ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (đến ngày 15/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán USD/VND của các Ngân hàng thương mại tăng 5,53% so với cuối năm 2009). Giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước và giá thế giới đã được thu hẹp. Tuy đạt được một số kết quả tích cực, nhưng độ độc lập tiền tệ trong giai đoạn này lại giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ cuộc suy thối kinh tế tồn cầu khiến nền kinh tế của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, các dịng vốn đầu tư gián tiếp đảo chiều, nợ nước ngồi gia tăng nên việc điều hành chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn.
Năm 2011 – 2012, vai trị của tự chủ của Ngân hàng nhà nước trong hoạch định, điều hành, thực thi chính sách tiền tệ được nâng cao và phát huy nhiều hơn trong việc quyết định, lựa chọn sử dụng cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ đã được Chính phủ đề ra: Giữ được hệ thống tài chính khơng bị đổ vỡ, kiềm chế lạm phát từ mức rất cao 18,13% năm 2011 xuống ở mức khoảng 7% cuối 2012; tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng lên, cán cân thanh toán được cải thiện; thị trường vàng được kiểm soát chặt chẽ hơn; tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế được điều chỉnh theo hướng hợp lý và tích cực hơn: giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực đầu cơ bất động sản, chứng khốn và tăng tỷ trọng
tín dụng cho 4 lĩnh vực ưu tiên: sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, sản xuất phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ;... Việc này giúp độ độc lập tiền tệ tăng lên so với năm 2009 – 2010.