Năng lực cốt lõi (Core Competencies) 20 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty địa ốc sài gòn nhằm nâng cao giá trị khách hàng đối với sản phẩm căn hộ cho người thu nhập trung bình giai đoạn 2012 2015 (Trang 32 - 34)

2.3 Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14 

2.3.2.3 Năng lực cốt lõi (Core Competencies) 20 

Năng lực là khả năng của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực để đạt

được mục tiêu kinh doanh (Thọ & Trang, 2007.)

Năng lực cốt lõi là những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những nguồn lực khác trong nội bộ doanh nghiệp, năng lực đó mang tính trung tâm đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

C.K.Prahalad và Gary Hamel (1990) đưa ra hình tượng một cái cây mà bộ rễ là năng lực cốt lõi, thân và cành chính là sản phẩm cốt lõi, nhánh phụ là những đơn vị kinh doanh, hoa lá là những sản phẩm sau cùng. Năng lực cốt lõi là sự hợp nhất, gom tụ tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào thành một trọng điểm, một mũi nhọn nhất quán. Nhiều gợi ý cho rằng công ty nên xác định và tập trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi. Các năng lực cốt lõi phải khác biệt nhau. (Prahalad &

Hamel, 1990).

Năng lực cốt lõi cần phải thỏa mãn 4 điều kiện VRIN :

• Giá trị : cho phép DN tạo ra sự khác biệt Sản phẩm – Dịch vụ và tạo ra giá trị độc nhất

• Khan hiếm : đối thủ cạnh tranh không thể tiếp cận được

• Khơng thể bắt chước : các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép hoặc sản xuất ra.

• Khơng thể thay thế : bằng những nguồn lực tương đương.

Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2

Trong chương 2 này tác giả trình bày cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, giá trị khách hàng và những khái niệm về căn hộ và thu nhập trung bình. Năng lực cạnh tranh gồm bản chất của cạnh tranh, khái niệm về năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh bền vững. Từ đó, nhận thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các công cụ phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là :

- Mơ hình năm áp lực cạnh tranh Michael E.Porter : (1) Nguy cơ nhập đe doạ của những người mới vào cuộc của các đối thủ tiềm ẩn; (2) Quyền lực

thương lượng của người mua; (3) Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành; (4) Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng; và (5) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế.

- Mơ hình chuỗi giá trị của Michael E. Porter : bao gồm các hoạt động giá

trị và lợi nhuận (margin). Chuỗi giá trị bao gồm chín hoạt động tương ứng

về chiến lược tạo ra giá trị dành cho khách hàng, trong đó, chia ra năm hoạt

động chủ yếu và bốn hoạt động hỗ trợ.

- Năng lực cốt lõi là những nguồn lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những nguồn lực khác trong nội bộ doanh nghiệp, năng lực đó mang

tính trung tâm đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi cần phải thỏa mãn 4 điều kiện VRIN: giá trị (V) : cho phép DN tạo ra sự khác biệt Sản phẩm – Dịch vụ và tạo ra giá trị độc nhất ; Khan hiếm (R): đối thủ cạnh tranh không thể tiếp cận được; không thể bắt chước (I): các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng sao chép hoặc sản xuất ra và không thể thay thế (N) : bằng những nguồn lực tương đương. Năng lực cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là những nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh và tạo giá trị khách hàng.

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TẠO RA GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG

Tiếp theo phần cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh và giá trị khách hàng ở chương 2, chương này trình bày về : quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên

cứu, kết quả nghiên cứu về thang đo và các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty địa ốc sài gòn nhằm nâng cao giá trị khách hàng đối với sản phẩm căn hộ cho người thu nhập trung bình giai đoạn 2012 2015 (Trang 32 - 34)