Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện với ba thuộc tính kiểm sốt: giới tính, độ tuổi và thu nhập.
Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu này. Vì vậy, để tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA tốt, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất là 5 mẫu tương ứng với một biến quan sát (Bollen 1989 được trích dẫn trong Nguyễn Đình Thọ 2011). Mơ hình nghiên cứu của đề tài có 21 biến quan sát, vì thế kích thước mẫu cần thiết để kiểm định mơ hình là n = 21 x 5 = 105. Tuy nhiên, để đạt được mức độ tin cậy cao hơn trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu định
lượng chính thức được chọn là 200 mẫu.
Tổng cộng có 200 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 188 bảng, loại trừ 13 bảng khơng đạt u cầu do có nhiều câu để trống không trả lời hoặc các
175 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng. Dữ liệu được nhập và làm sạch
thông qua phần mềm SPSS 20.
Bảng 4.1: Thống kê giới tính mẫu nghiên cứu
Tần số Phần trăm Phần trăm có ý nghĩa Phần trăm tích lũy Nam 86 49.1 49.1 49.1 Nữ 89 50.9 50.9 100.0 Tổng 175 100.0 100.0
Bảng 4.2: Thống kê độ tuổi mẫu nghiên cứu
Tần số Phần trăm Phần trăm có ý nghĩa Phần trăm tích lũy Dưới 25 tuổi 49 28.0 28.0 28.0 Từ 25 – 40 tuổi 86 49.1 49.1 77.1 Trên 40 tuổi 40 22.9 22.9 100.0 Tổng 175 100.0 100.0
Bảng 4.3: Thống kê thu nhập mẫu nghiên cứu
Tần số Phần trăm Phần trăm có ý nghĩa Phần trăm tích lũy Dưới 5 triệu đồng 36 20.6 20.6 20.6 Từ 5 – 10 triệu đồng 74 42.3 42.3 62.9 Trên 10 triệu đồng 65 37.1 37.1 100.0 Tổng 175 100.0 100.0
Qua kết quả thống kê của mẫu nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong 175 người tham gia phỏng vấn có 86 nam và 89 nữ, chiếm tỷ lệ tương ứng là
49,1% và 50,9%.
Về độ tuổi, có 49 người được phỏng vấn ở độ tuổi dưới 25 tuổi (chiếm 28% mẫu), 86 người từ 25 – 40 tuổi (chiếm 49,1%) và 40 người trên 40 tuổi (chiếm 22,9%).
Về thu nhập, có 36 người có thu nhập dưới 5 triệu đồng / tháng (chiếm 20,6% mẫu), 74 người có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng / tháng (chiếm 42,3%) và 65 người có thu nhập trên 10 triệu đồng / tháng (chiếm 37,1%).