Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố chính tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại hệ thống co opmart (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Nghiên cứu định lượng

2.3.3.1 Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha

Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha được thực trên phần mềm SPSS 16.0 để

sàn lọc các biến không đủ tin cậy (biến rác).

Trong nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn thang đo đạt yêu cầu khi Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Nhiều

nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang

đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị

rằng từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo

lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng

Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Kết quả đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha được thể hiện trên các bảng 2.2 – 2.7 cho thấy rằng, hệ số tin cậy Cronbach Alpha đều đạt yêu cầu từ 0.610 trở lên và hệ tương quan (Corrected item-total correlation) đều đạt yêu cầu, từ 0.362 trở lên.

Tất cả thang đo đều đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Với kết quả này, tác giả

quyết định giữ nguyên các biến quan sát trong các thang đo để thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Bảng 2.2: Thang đo giá trị văn hóa cộng đồng: Cronbach Alpha = 0.724

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại

Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu bị loại CFI_1 7.0872 2.349 0.527 0.660 CFI_2 7.1997 2.440 0.562 0.617 CFI_3 7.0407 2.402 0.548 0.633

Bảng 2.3: Thang đo nhóm tham khảo: Cronbach Alpha = 0.764

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu bị loại

PFI_1 6.8023 2.861 0.629 0.646

PFI_2 6.5523 2.915 0.619 0.582

Bảng 2.4: Thang đo động cơ mua hàng: Cronbach Alpha = 0.792

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại

Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu bị loại MFI_1 10.8837 4.478 0.693 0.691 MFI_2 10.8081 4.635 0.710 0.686 MFI_3 10.9419 4.722 0.674 0.704 MFI_4 11.2500 5.615 0.362 0.855

Bảng 2.5: Thang đo nhận thức khách hàng: Cronbach Alpha = 0.757

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại

Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu bị loại WFI_1 14.6919 5.910 0.542 0.707 WFI_2 14.7326 6.150 0.604 0.685 WFI_3 15.0756 6.211 0.526 0.712 WFI_4 14.5756 6.737 0.454 0.736 WFI_5 14.7616 6.452 0.496 0.723

Bảng 2.6: Thang đo điều kiện kinh tế: Cronbach Alpha = 0.909

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

Phương sai thang đo nếu loại

Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu bị loại EFI_1 3.6919 0.542 0.833 .a EFI_2 3.6686 0.574 0.833 .a

Bảng 2.7: Thang đo niềm tin và thái độ: Cronbach Alpha = 0.610

Biến quan

sát Trung bình thang đo nếu loại Phương sai thang đo nếu loại quan biến tổng Hệ số tương Cronbach’s Alpha nếu bị loại

BFI_1 3.8198 0.698 0.444 .a

BFI_2 2.9128 0.934 0.444 .a

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố chính tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng tại hệ thống co opmart (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)