của các ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hoạt động huy động vốn của một số quốc gia trên thế giới.
Trong phần trình bày luận văn này, tác giả sẽ đưa ra kinh nghiệm của các quốc gia khu vực châu Á vì có nhiều đặc điểm tự nhiên tương đồng với Việt Nam, bên cạnh đó có những đặc thù riêng của mỗi quốc gia từ đó sẽ giúp cho Việt Nam có được những bài học kinh nghiệm ứng dụng vào thị trường Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM.
Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự đi đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 01/07/1995. Việc gia nhập WTO của Trung Quốc tháng 12/2001 càng làm cho công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được đẩy mạnh rất nhiều.
Trên thực tế, các NHTM Trung Quốc đang phải đối diện với những yếu kém thể hiện trên các mặt: năng lực quản lý hệ thống, sự cân đối về vốn, chất lượng tài sản và năng lực đổi mới. Khi tiến hành cải cách hệ thống NHTM để tăng khả năng cạnh tranh trong huy động vốn, Trung Quốc đã tập trung vào một số mục tiêu: nâng cao năng lực quản lý, cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn như dịch vụ ngân hàng điện tử e-banking, phát triển các thể chế tài chính lành mạnh khơng bị tổn thương bởi làn song cạnh tranh nước ngoài và phát triển thị trường liên ngân hàng tạo điều kiện cho tự do hóa lãi suất và quản lý rủi ro. Năm 1998, Bộ tài chính Trung Quốc đã phát hành 270 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho các ngân hàng lớn nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trung bình của các ngân hàng này từ 4,4% đến 8% theo đúng Luật ngân hàng thương mại Trung Quốc.
Cổ phần 4 ngân hàng thương mại lớn và khuyến khích các ngân hàng này bán cổ phiếu trên thị trường trong và ngoài nước, coi đây như một cách để tăng vốn và nâng cao năng lực quản lý.
Sự giám sát tài chính các ngân hàng cũng được củng cố. Cuối năm 1998, Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cho các ngân hàng, mặc dù hệ thống này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãi suất nhằm đưa ra các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khả năng cạnh tranh nói chung và khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn nói riêng và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng. Bước đầu, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tự do hóa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Tháng 06/2000, PBOC lên kế hoạch 3 năm để tự do hóa lãi suất. Các hạn chế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ được loại bỏ và tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ đã tăng lên.
Tháng 06/2004, 2 ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China (BOC) đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 36,2 tỷ USD) nợ khó đói, giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5,16% xuống còn 3,74% và chuẩn bị cho lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Tháng 05/2006, International Commercial Bank of China (ICBC) cũng bán ra cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có tỷ lệ đầu tư nước ngoài cao nhất, chiềm khoảng 8,89% vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ICBC được tăng lên tới 10,26% và tỷ lệ nỡ xấu giảm xuống còn 4,43%, gần tới mức 1-2% của các ngân hàng nước ngoài.
Kể từ khi gia nhập WTO, khu vực ngân hàng của Trung Quốc không dễ bị thơn tính bởi các đối thủ nước ngồi bởi chính phủ Trung Quốc đã có những phản hồi đúng hướng có những bước đi thận trọng. Mở cửa thị trường tài chính và sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài đã trở thành động lực cho khu vực tài chính của Trung Quốc trong việc cải cách thể chế cơ cấu mà không đem lại những cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Để hội nhập thành công, Trung Quốc ln xác định ngồi việc đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho hội nhập, cần tạo một môi trường trong nước thật hấp dẫn để tất cả các ngân hàng cùng phát triển. Quá trình hội nhập “từ từ” nhưng đồng bộ và toàn diện của Trung Quốc chắc chắn sẽ giúp đất nước có một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hôi nhập quốc tế.
Trung Quốc cũng tập trung vào phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn như dịch vụ e-banking thông qua chiến lược vừa vững chắc vừa linh hoạt của các NHTM Trung Quốc WTO, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng tại Trung Quốc cho rằng e-banking sẽ là đầu cầu để các ngân hàng nước ngồi tấn cơng vào thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các NHTM Trung Quốc đã áp dụng chiến lược vừa vững chắc vừa linh hoạt cho dịch vụ e-banking với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt và khả năng bảo mật an toàn cao, vững chắc. Nội dung của chiến lược như sau:
Để dịch vụ e-baking có được sự thơng minh, lanh lợi, các NHTM lớn tại Trung Quốc đã liên tục nâng cấp hệ thông ngân hàng trực tuyến và thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo về sự tiện dụng của dịch vụ e-banking này. Ngoài ra các NHTM Trung Quốc còn tuyển dụng những nhân viên giỏi nhất, thành thạo nghiệp vụ nhất vào làm việc tại bộ phận e-banking.
Để đảm bảo tính vững chắc, các NHTM Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng tính an tồn và bảo mật cho dịch vụ này như: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lưu trữ hồ sơ và phân tích các giao dịch e-banking để tăng cường kiểm tra nội bộ trong ngân hàng và chú trọng việc bảo mật thông tin e- banking để giữ cho các thông tin thiết yếu khơng bị rị rỉ và khơng bị truy cập trái phép; nhất là khi các giao dịch này hoàn toàn được thực hiện qua Internet và được lưu trong cơ sở dữ liệu.
Có thể dẫn chứng thành công của chiến lược này của các NHTM Trung Quốc qua kết quả đạt được tại ngân hàng ICBC. ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 2 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên đến 4 tỷ nhân dân tệ (482 triệu USD) mỗi ngày kể từ tháng 12/2003. ICBC cũng đã dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa. Hầu hết các công ty bảo hiểm, phần lớn trong số 10 tập đồn mơi giới bảo hiểm lớn nhất cả nước và một số tổ chức tài chính đa quốc gia, trong đó phải kể đến Citibank, hiện là khách hàng trong tổng số 5.600 khách hàng của hệ thống ngân hàng trực tuyến ICBC.
Thế mạnh của NHTM Trung Quốc của các NHTM Trung Quốc so với các ngân hàng thương mại nước ngồi là họ dễ chiếm lĩnh lịng tin khách hàng nội địa hơn. Do vậy họ đã biết tận dụng lợi thế này để phát triển một dịch vụ mới và hiện đại (là điểm mạnh của ngân hàng nước ngoài), nhưng dịch vụ này cũng cần có sự tin tưởng của khách hàng. Vì vậy họ đi trước và họ đã thành công.
1.5.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Bốn tháng sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra, từ cuối tháng 11- 1997, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu thực thi một chương trình cải cách toàn diện
ngành ngân hàng. Ủy ban giám sát tài chính (FSC) được thành lập. Mục tiêu ban đầu của Ủy ban là xem xét thu hồi giấy phép hay đình chỉ hoạt động của những tổ chức tài chính khơng thể tiếp tục hoạt động, lành mạnh hóa bảng cân đối tài chính của các tổ chức tài chính có khả năng tồn tại, hợp nhất những ngân hàng nhỏ thành ngân hàng lớn trên cơ sở các mơ hình ngân hàng của Hoa Kỳ và Châu Âu, cho phép các ngân hàng đã được tái cơ cấu tham gia vào quá trình tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc (cheabol).
Theo báo cáo điều tra của FSC, một số ngân hàng của Hàn Quốc không đủ khả năng tồn tại vì các ngân hàng khơng đáp ứng những u cầu tối thiểu về tiêu chuẩn vốn. Vì vậy các ngân hàng này được yêu cầu đệ trình phương án tái cơ cấu của chính mình, trong đó nên cụ thể những biện pháp cắt giảm chi phí, tái cơ cấu nguồn vốn và những thay đổi về quản lý. Tuy nhiên các đề án của các ngân hàng này đếu không khả thi và không được FSC chấp nhận. Do đó chỉ cịn lại một số ngân hàng được chấp nhân hoạt động trên cơ sở có điều kiện.
Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ cho các ngân hàng được cơ cấu lại bằng việc cấp thêm vốn thơng qua trái phiếu chính phủ do Cơ quan bão lãnh tiền gửi Hàn Quốc phát hành và được chính phủ Hàn Quốc bảo lãnh.
Tiếp đó, Chính Phủ Hàn Quốc cũng yêu cầu các ngân hàng được phép hoạt động có điều kiện phải hợp nhất với nhau hoặc tự tìm những đối tác nước ngồi có khả năng về vốn và có kinh nghiệm quản lý trong ngành ngân hàng. Để nhận được sự trợ giúp của Chính phủ, các ngân hàng này phải giảm 45-50% nhân viên, sắp xếp lại hoạt động của bộ máy lãnh đạo, củng cố hệ thống mạng lưới chi nhánh, đảm bảo tìm kiếm được đối tác để hợp nhất hay đối tác nước ngoài và phải thay đổi bộ máy điều hành củ bằng đội ngũ các chuyên gia ngân hàng trong nước và quốc tế theo mơ hình của Anh hoặc Hoa Kỳ. Theo quan điểm của FSC, những quyết định liên quan tới chiến lược kinh doanh, quản lý rủi ro, bổ nhiệm và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ lãnh đạo phải do một ban giám đốc độc lập tiến hành. Bên cạnh đó, FSC cũng theo dõi chặt chẽ những ngân hàng khác có tỷ lệ vốn tự có thấp hơn tỷ lệ tiêu chuẩn Basel là 8%. Nếu bảng cân đối tài sản của những ngân hàng này khơng đáp ứng các
tiêu chuẩn quốc tế thì FSC sẽ yêu cầu các ngân hàng này phải có những biện pháp sữa chữa kịp thời.
Từ đó, hầu hết các ngân hàng buộc phải cơ cấu lại của Hàn Quốc đã thành công trong việc tiến hành các biện pháp cải cách do FSC yêu cầu. Nhìn chung các ngân hàng này giảm được 20% nhân viên và lành mạnh hóa hệ thống bằng việc đóng của hơn 700 chi nhánh. Để đạt được điều này, các ngân hàng buộc phải hợp nhất với nhau để tạo ra những ngân hàng lớn có sức cạnh tranh, đồng thời cắt giảm được chi phí và nhân viên.
Ngoài ra một số ngân hàng nhỏ của Hàn Quốc cũng đã được các ngân hàng lớn mua lại với sự hỗ trợ của Chính phủ. Tuy nhiên việc mua lại này rất tốn kém đối với Chính phủ Hàn Quốc vì nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền mua lại nợ xấu, bù đắp những khoản trượt giá và tái cơ cấu vớn cho ngân hàng. Do đó, các ngân hàng đầu tư nước ngồi được khuyến khích đầu tư vào hệ thống ngân hàng Hàn Quốc.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ các bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM trên thế giới, tác giả rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động của NHTM Việt Nam. Theo các kinh nghiệm trên thế giới để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong nước, ngoài việc các NHTM phải chủ động có các chính sách thích hợp thì vài trị hỗ trợ từ phía chính phủ cũng rất quan trọng
1.5.3.1 Về phía Chính phủ
Chính phủ cần tạo một môi trường pháp lý ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế Việt Nam và hệ thống ngân hàng phát triển. Cạnh tranh bình đẳng trong mơi trường hội nhập là yêu cầu tất yếu khi gia nhập WTO, nhưng Chỉnh phủ Việt Nam cần phải có những chính sách hỗ trợ các ngân hàng trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài (hỗ trợ vốn các chương trình cho vay, đơn giản hóa các thủ tục mua bán cổ phiếu của ngân hàng trong nước ra nước ngoài để hỗ trợ ngân hàng trong nước tăng vốn và tìm kiếm được các cổ đơng giàu kinh nghiệm quản lý để các NHTM trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý), Chính phủ phải có kế hoạch quản lý hợp lý các ngân hàng nước ngoài, để tránh trường hợp ngân hàng
nước ngoài tận dụng sự lớn mạnh về vốn, tài sản, kinh nghiệm mà thực hiện chiến lược lấn át, cạnh tranh không lành mạnh.
Chính phủ ứng dụng các chuẩn mực quản lý ngân hàng quốc tế vào Việt Nam nhằm bắt kịp với xu hướng thế giới, cập nhật và bổ sung các văn bản để môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Đẩy mạnh và phát triển thị trường liên ngân hàng: Từng bước hoàn thiện thị trường tiền tệ thứ cấp, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tệ. Phát triển các cơng cụ tài chính của thị trường này, đặc biệt là các công cụ phái sinh như forward, swap, option… Mở rộng thành viên tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cho tất cả các tổ chức tín dụng kể cả ngân hàng nước ngoài.
Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước, tạo sự công bằng cho các ngân hàng.
Chính phủ cần nới lỏng sự tác động đến hoạt động của NHNN, để NHNN phát huy hết vai trị lãnh đạo của mình trên thị trường tiền tệ.
1.5.3.2 Về phía các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại phải chủ động nâng cao năng lực tài chính của mình để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Việc nâng cao năng lực tài chính bằng cách tăng vốn tự có các ngân hàng cần chú trọng đến việc này tránh sự gia tăng vốn tự có dẫn đến sự dư thừa về vốn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại cần nâng cao năng lực quản lý: nâng cao hiệu quả hoạt động tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Ngân hàng nên chủ động mở lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên cấp cao học hỏi các lớp quản lý nước ngoài
Mở rộng và nâng cao chất lượng danh mục sản phẩm dịch vụ huy động vốn, nhằm tối đa hóa cơ hội đầu tư và giảm thiểu rủi ro.
Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng để theo kịp trình độ cơng nghệ của các ngân hàng trên thế giới, cũng như đáp ứng được nhu cầu hiện đại để tham gia giao
dịch liên kết ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngồi. Đồng thời hiện đại hóa về cơng nghệ giúp cho các sản phẩm ngân hàng hiện đại và tiện ích hơn.
Mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới hoạt động cịn tùy thuộc vào chiến lược cơng nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thơng tin cho khách hàng. Ngồi ra phát triển mạng lưới cần phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. Đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch không hiệu quả và tiến hành cắt giảm để tiết kiệm chi phí
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tiến hành nghiên cứu các lý luận chung về cạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM.
Từ các cơ sở lý luận này các ngân thương mại vận dụng vào hoạt động của mình, ngân hàng thương mại phải biết tận dụng các yếu tố hiện có phát huy năng lực