Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại xí nghiệp xăng dầu hàng không miền nam (Trang 66)

CHƢƠNG 4 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Xây dựng thang đo

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên được sử dung trong nghiên cứu gồm 35 biến quan sát, đo lường 8 thành phần là: Bản chất công viên, Thu nhập (Lương, thưởng, Phúc lợi), Sự ổn định-an tồn trong cơng việc, Quan hệ cấp trên, Cơ hội đào tạo phát triển & thăng tiến, Chính sách đánh giá, Quan hệ đồng nghiệp, Điều kiện làm việc. Qua kết quả của thảo luận nhóm, xây dựng thang đo các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại Xí nghiệp như sau:

Thang đo Bản chất công việc bao gồm 4 biến (CV1, CV2, CV3, CV4)

Ký hiệu Câu hỏi

CV1 Công việc của tôi rất thú vị

CV2 Công việc của tơi rất có tính thử thách

CV3 Cơng việc cho tôi cơ hội để thể hiện năng lực bản thân

CV4 Công việc không tạo cho tôi áp lực quá lớn

Thang đo Thu nhập bao gồm 4 biến ( TN1, TN2, TN3, TN4)

Ký hiệu Câu hỏi

TN1 Mức thu nhập của Xí nghiệp tương xứng với năng lực làm việc của tôi

TN2 Chính sách phân phối thu nhập của Xí nghiệp rất cơng bằng

TN3 Mức thu nhập mà Xí nghiệp trả cho tôi là cao so với các doanh nghiệp khác

TN4 Tơi hài lịng với cách quy định chế độ tăng lương và các phúc lợi khác của tôi

Thang đo Sự ổn định,an tồn trong cơng việc bao gồm 5 biến (OĐ1, OĐ2, OĐ3, OĐ4, OĐ5)

Ký hiệu Câu hỏi

OD1 Tơi khơng lo lắng mình sẽ bị mất việc ở Xí nghiệp này

OD2 Tình hình kinh doanh của Xí nghiệp vẫn phát triển tốt

OD3

Tơi khơng lo sẽ bị chuyển sang làm những công việc không phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân

OD4 Tơi tin rằng Xí nghiệp ln quan tâm đến đời sống người lao động

OD5 Tôi cảm thấy rằng tương lai tôi được đảm bảo khi làm việc cho Xí nghiệp

Thang đo Lãnh đạo bao gồm 5 biến (LĐ1, LĐ2, LĐ3, LĐ4, LĐ5)

Ký hiệu Câu hỏi

LD1 Cấp trên của tơi có kiến thức, tầm nhìn, khả năng điều hành và năng lực lãnh đạo tốt

LD2 Tôi cảm thấy thoải mái khi trao đổi ý kiến với lãnh đạo

LD3 Lãnh đạo của tôi luôn đối xử công bằng với các nhân viên

LD4

Tôi thường xuyên nhận được sự động viên, hướng dẫn cần thiết để tôi hồn thành tốt cơng việc của mình

LD5 Lãnh đạo của tơi ln khích lệ và hỗ trợ tơi phát triển nghề nghiệp

Thang đo Cơ hội đào tạo phát triển và thăng tiến bao gồm 4 biến (PT1, PT2, PT3, PT4)

Ký hiệu Câu hỏi

PT1

Xí nghiệp ln thường xun tổ chức, tạo điều kiện cho tơi tham gia các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc của tôi

PT2 Tơi được khuyến khích học để tiến bộ từ chính những sai sót của mình

PT3

Cơng việc của tôi tạo nhiều cơ hội để tôi chuẩn bị cho sự thăng tiến của mình trong Xí nghiệp

PT4

Chính sách định hướng cho sự phát triển nghề nghiệp lâu dài của người lao động rất rõ ràng và khoa học

Thang đo Chính sách đánh giá nhân viên bao gồm 5 biến (CS1, CS2, CS3, CS4, CS5)

Ký hiệu Câu hỏi

CS1

Năng lực của người lao động được Xí nghiệp đánh giá cơng bằng và xứng đáng, khách quan, khoa học

CS2

Cấp trên của tơi ln tán thưởng và ghi nhận sự đóng góp của tơi mỗi khi tơi hồn thành tốt cơng việc của mình

CS3 Công ty thường xuyên tổ chức đánh giá kỹ năng/tay nghề của cán bộ công nhân viên

CS4

Kết quả đánh giá kỹ năng/tay nghề của cán bộ công nhân viên là cơ sở đánh giá tăng lương định kỳ

CS5 Tơi hài lịng với việc đánh giá của Xí nghiệp về kỹ năng/tay nghề của mình

Thang đo Quan hệ đồng nghiệp bao gồm 4 biến (ĐN1, ĐN2, ĐN3, ĐN4)

Ký hiệu Câu hỏi

DN1 Tơi thích những người bạn đồng nghiệp đang làm chung với tôi

DN2 Các bạn đồng nghiệp của tôi rất thân thiện

DN3 Tôi luôn được các bạn đồng nghiệp giúp đỡ trong công việc hằng ngày

DN4 Tất cả đồng nghiệp trong nhóm của tơi đều làm việc nhiệt tình như nhau

Thang đo Điều kiện làm việc bao gồm 4 biến (ĐK1, ĐK2, ĐK3, ĐK4)

Ký hiệu Câu hỏi

ĐK1 Điều kiện và Điều kiện làm việc ở công ty là đảm bảo cho sức khỏe người lao động

ĐK2 Tôi được trang bị đầy đủ dụng cụ để làm việc

ĐK3 Tôi được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động khi làm việc tại công ty

ĐK4 Nơi làm việc của tôi được đảm bảo an toàn

Thang đo Sự thỏa mãn đối với công việc bao gồm 5 biến (TM1, TM2, TM3, TM4, TM5)

Ký hiệu Câu hỏi

TM1 Tơi rất hài lịng với cơng việc hiện tại mà tôi đang làm

TM2 Tôi sẽ tiếp tục làm việc lâu dài với Xí nghiệp này

TM3

Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân của mình rằng Xí nghiệp này là một nơi làm việc lý tưởng

TM4 Tơi cảm thấy muốn gắn bó với Xí nghiệp nhiều hơn so với một năm trước đây

Như vậy, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên gồm 8 thành phần được đo lường bằng 35 biến quan sát. Thang đo Likert 5 bậc được sử dụng theo mức độ 1 tương ứng là hoàn tồn khơng đồng ý và bậc 5 tương ứng là hoàn toàn đồng ý.

Tổng hợp bảng điều tra gồm 3 phần và 46 câu hỏi, trong đó có 35 câu hỏi liên quan đến các yếu tố thỏa mãn, 5 câu hỏi liên quan đến sự thỏa mãn chung, 6 câu hỏi về thông tin cá nhân.

4.4. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

4.4.1. Phương pháp thu thập thông tin và mô tả mẫu

- Phương pháp thu thập thông tin: Sau khi bảng câu hỏi hoàn tất, việc thu

thập dữ liệu được tiến hành. Đối tượng khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Xí nghiệp xăng dầu hàng khơng miền Nam bao gồm tất cả các phịng ban tổ đội. Sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất, phân tầng không theo tỉ lệ. Phiếu được in và phát đi trực tiếp đến từng phịng ban tổ đội.

- Kích thước mẫu: Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong

luận văn là phương pháp thống kê mô tả , phân tích nhân tố, hồi quy. Đối với những phân tích này địi hỏi phải có một cỡ mẫu đủ lớn. Có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Hair, 1998), cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983, hay Gorsuch) (Trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2004: tr23), có tác giả cho là phải 300 (Norusis, 2005: tr400)

(được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2008).. Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy bội là số quan sát (kích thước mẫu) thơng thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (trích Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê 2008).Vì vậy, với tổng cộng số biến là 40 thì nghiên cứu sẽ thực hiện với số lượng mẫu là 160 với phương pháp chọn mẫu phân tầng. Để đạt kích thước mẫu đề ra, 250 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn.

Sau khi phát đi 250 phiếu và thu thập phiếu về. Kết quả, loại 12 phiếu cịn 191 phiếu vì một số lý do có q nhiều ơ bị bỏ trống, người trả lời chọn đồng nhất 1 thang đo, thiếu hồn tồn thơng tin phụ trợ cá nhân, một số phiếu trả lời giống nhau.

4.4.2. Các phương pháp phân tích dữ liệu

Các bảng khảo sát sau khi thu thập sẽ được xem xét tính hợp lệ. Cuối cùng thì những phiếu trả lời hợp lệ sẽ được mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu trên phần mềm SPSS 16.0. Thông qua phần mềm SPSS, việc phân tích dữ liệu được thực hiện qua các bước sau:

- Thống kê mô tả: lập bảng tần số, để thống kê các đặc điểm của mẫu thu thập theo giới tính, tình trạng hơn nhân, tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, mức thu nhập hiện tại, và mức độ thỏa mãn của người lao động tại Xí nghiệp theo từng nhân tố.

- Đánh giá thang đo: kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Với phương pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Theo quy ước, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8. Thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Tuy nhiên, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên vẫn có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như được sử dụng để tìm mối liên hệ gữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Mever-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp nếu trị số KMO có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1. Ngược lại, nếu trị số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng

thích hợp với các dữ liệu. Mặt khác, phân tích cịn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ có những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn 1 biến gốc. Thang đo phải có phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% và eigenvalue có giá trị lớn hơn 1.

Một phần quan trọng trong phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix) hay ma trận nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới đạt u cầu. Cuối cùng , để phân tích có ý nghĩa, hệ số tải nhân tố phải >=0.3 để đảm bảo giá trị khác biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al_Tamimi, 2003)

- Phân tích hồi quy: dùng để tìm được mối tương quan giữa biến độc lập (các nhân tố tác động) và biến phụ thuộc (sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại Xí nghiệp).

Phân tích hồi quy để xem xét mơ hình nghiên cứu. Một cơng việc quan trọng của bất cứ thủ tục thống kê xây dựng mơ hình từ dữ liệu nào cũng đều cần chứng minh sự phù hợp của mơ hình. Với mơ hình được đề cập trong chương 2, phương pháp phân tích hồi quy bội sẽ được thực hiện để xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến sự thỏa mãn.

- Phân tích T-test và phương sai ANOVA: để kiểm định có sự khác nhau hay không về sự thỏa mãn của người lao động tại Xí nghiệp theo các đặc điểm cá nhân.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với Xí nghiệp. Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua khảo sát một số (theo mẫu chọn n=160) người lao động đang làm việc tại Xí nghiệp qua phiếu khảo sát.

mã hóa và làm sạch sẽ tiến hành phân tích thơng qua các bước sau:

- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng-Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là chấp nhận được.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo (theo Nunnally & Burnstein (1994)). Tiêu

chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%. Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue bằng 1. Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại (Jun & ctg, 2002). Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003)

- Thống kê mô tả để xem xét mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại Xí nghiệp

- Phân tích phương sai ANOVA, Independent Sample T-test: để kiểm định giả thuyết, có hay khơng sự khác nhau về sự thỏa mãn trong công việc theo các đặc điểm cá nhân.

Chương 4 đã trình bày phương pháp nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, mơ tả quy trình nghiên cứu, điều chỉnh các thang đo đồng thời trình bày phương pháp phân tích dữ liệu. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng định tính để điều chỉnh thang đo cho phù hợp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng định lượng và sử dụng các cơng cụ của SPSS để phân tích như: thống kê mơ tả, phân tích nhân tố EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan, hồi quy bội. Trong chương tiếp theo, tác giả trình bày cụ thể kết quả phân tích.

CHƢƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 5, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu: sau khi xem xét và xử lý số liệu trả lời của 191 phiếu câu hỏi hợp lệ trên tổng số 250 phiếu gửi đi, thực hiện việc mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu qua chương trình SPSS với các bước sau:

- Thống kê mô tả mẫu theo đặc điểm cá nhân

- Kiểm tra độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá EFA

- Kiểm tra ma trận hệ số tương quan Pearson trước khi xây dựng phương trình hồi quy

- Phân tích T-test và phương sai ANOVA nhằm kiểm định có sự khác nhau hay không về mức độ thỏa mãn của người lao động tại Xí nghiệp xăng dầu hàng khơng miền Nam theo các đặc điểm cá nhân.

5.1. Thống kê mẫu theo đặc điểm cá nhân: theo giới tính, tình trạng hơn nhân, độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập độ tuổi, thâm niên làm việc, trình độ học vấn, thu nhập

Về cơ cấu theo giới tính: 87% là Nam, 13% là Nữ. Điều này hồn tồn phù

hợp với tính chất ngành nghề của xăng dầu hàng không, là ngành độc hại, lao động nặng, chịu nhiều đòi hỏi về sức khỏe trong việc thao tác làm việc dưới điều kiện bên ngoài trực tiếp.

Hình 5.1: Phân chia mẫu theo giới tính

Về cơ cấu theo tình trạng hơn nhân: 66.5% là đã kết hôn, 31.4% là chưa

kết hơn, cịn độc thân và chỉ có 2.1% là ở tình trạng ly hơn. Mẫu này đảm bảo việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn đối với công việc của người lao động tại xí nghiệp xăng dầu hàng không miền nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)