2.4 Bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm mơ hình Fama-French ở thị trường chứng khoán
2.4.3 Thị trường Việt Nam
Năm 2010, Tiến sỹ Trần Thị Hải Lý, trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM thực hiện
nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn từ 2000 đến 2009, trong đó, tác giả có kiểm kiểm định mơ hình ba nhân tố Fama
và French (1993) trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 7/2005-3/2009.
Kiểm định mơ hình Fama và French có thể đưa ra một lời giải thích tốt hơn cho lợi
nhuận cổ phiếu so với mơ hình CAPM trên thị trường chứng khốn Việt Nam hay
khơng? (Xem nguồn gốc của tài liệu tham khảo trong phần tài liệu tham khảo tiếng Việt, số 4).
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Sự thay đổi nhân tố thị trường giải thích đáng kể TSSL của cổ phiếu trong thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2005-2009.
Hệ số s của nhân tố SMB (quy mô) chuyển từ dương của danh mục có quy mơ nhỏ sang âm đối với các danh mục có quy mơ lớn. Hệ số h nhân tố HML (BE/ME) tăng từ giá trị âm đối với 2 danh mục có tỷ lệ BE/ME thấp sang dương cao của 2 danh mục có tỷ lệ BE/ME cao. Rõ ràng 2 nhân tố SMB và HML nắm bắt được những thay đổi trong TSSL cổ phiếu mà nhân tố thị trường Rm-Rf chưa nắm bắt được.
Bên cạnh đó, với R2 trung bình của các danh mục đạt 96% của mơ hình 3 nhân tố Fama và French (1993) cho thấy khả năng giải thích 96% sự biến thiên của TSSL cổ phiếu tốt hơn mơ hình CAPM (với R2 trung bình của các danh mục chỉ 87%). Kết quả kiểm
định phần bù còn cho thấy: những danh mục cổ phiếu có quy mơ lớn và tỷ lệ BE/ME
cao đã tạo ra một TSSL cao hơn so với những danh mục có quy mơ nhỏ và tỷ lệ
BE/ME cao trong nghiên cứu của Fama và French (1993).
Vì vậy, tác giả kết luận rằng mơ hình ba nhân tố có thể dự đoán TSSL cổ phiếu tốt hơn so với mơ hình CAPM. Kết quả phù hợp với nghiên cứu Fama và French (1993).
Với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, sự sở hữu của nhà nước trong các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam chiêm một tỷ lệ đáng kể, vì vậy tác giả đã xây dựng nhân tố sở hữu nhà nước
MBS thay cho nhân tố quy mơ SMB trong mơ hình 3 nhân tố Fama và French (1993). Kết quả cho thấy khả năng giải thích của mơ hình này trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2005-2009 là rất tốt với hệ số R2 từ 97,7% trở lên, hệ số chặn đều khác 0 khơng có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là 3 nhân tố: thị trường, nhân tố sở hữu nhà nước, nhân tố BE/ME giải thích tốt hơn những thay đổi trong TSSL của các danh mục so với Fama và French (1993) và CAMP trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai
đoạn 2005-2009.
Bên cạnh đó, tác giả cịn thực hiện nghiên cứu tài chính hành vi trong mối quan hệ rủi ro và TSSL trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000-2008, từ kết quả
nghiên cứu tác giả khẳng định rằng xu hướng đầu tư theo bầy đàn đã tồn tại trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008.
Kết luận chương 2
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới trên các thị trường chứng khoán ở những quốc gia phát triển và đang phát triển ở những giai đoạn khác nhau,
chúng ta đi đến nhận xét chung:
Mơ hình 3 nhân tố Fama và French (1993) giải thích sự biến thiên của TSSL cổ phiếu trên TTCK tốt hơn so với mơ hình 1 nhân tố CAPM.
Sự thay đổi của nhân tố thị trường là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK.
Danh mục nào đạt được TSSL vượt trội cao? Tùy thuộc vào từng thị trường và từng
khoảng thời gian nghiên cứu. Do vậy, mô hình 3 nhân tố Fama và French (1993) là một mơ hình phù hợp với từng quốc gia trong từng giai đoạn hơn là một mơ hình quốc tế.