Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 69)

Chương 5 : Kết luận

5.3 Hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thành thật tốt luận văn, tuy nhiên luận văn vẫn

không tránh được những thiếu sót và hạn chế vì vậy theo tác giả luận văn còn những

hạn chế như sau: để độc giả về sau nếu có tiếp tục thực hiện nghiên cứu mơ hình trong

điều kiện tốt hơn có thể khắc phục được những hạn chế trong cơng trình nghiên cứu

của tác giả:

Về số lượng cổ phiếu: số lượng cổ phiếu còn rất ít so với nghiên cứu của Fama và French, vì vậy, tác giả hy vọng sẽ có nghiên cứu về sau khi số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đáng kể, một mặt đảm bảo được các rủi ro được đa dạng hóa mặt khác chúng ta có thể phân chia các doanh mục ở nhiều mức quy mô khác nhau: như quy mô nhỏ, trung bình và lớn; cũng như phân chia tỷ số giá trị sổ sách trên giá thị trường thành nhiều mức độ khác nhau: thấp, trung bình và cao.

Về số lượng danh mục: vì số lượng cổ phiếu cịn rất ít so với nghiên cứu của Fama và French, vì vậy, tác giả hy vọng sẽ có nghiên cứu về sau khi số lượng cổ phiếu trên thị trường chứng khốn đáng kể, chúng ta có thể phân chia nhiều danh mục để giảm khả

năng ảnh hưởng của một danh mục chiểm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị vốn hóa thị trường so với các danh mục cịn lại, từ đó sẽ làm cho kết quả nghiên sẽ trở nên khách quan hơn.

Về thời gian: trong bài nghiên cứu tác giả thực hiện từ 2005-2012, mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 nhưng vì số lượng cổ phiếu quá ít trước giai

đoạn 2005 nên tác giả bỏ qua nghiên cứu trong giai đoạn 2000-2004. Trong nghiên cứu

Fama và French (1993) hai ông thực hiên nghiên cứu trong một chuỗi thời gian khá dài gần 28 năm. Thời gian nghiên cứu càng dài sẽ càng làm tăng tính bền vững của mơ hình, vì vậy tác giả cũng rất hy vọng nghiên cứu này vẫn được tiếp tục thực hiện với thời gian dài hơn trong tương lai.

Kết Luận Chung

Nhìn chung các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của mơ hình 3 nhân tố Fama và French từ các thị trường trên thế giới và Việt Nam, chúng ta đều có một nhận xét

chung: mơ hình Fama và French giải thích tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu tốt hơn so với mơ hình CAPM. Tuy nhiên, mức độ giải thích của từng nhân tố ở mỗi thị trường khác nhau thì có kết quả khác nhau. Theo Fama và French, cổ phiếu của cơng ty có vốn hóa thị trường nhỏ và tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao sẽ mang lại một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Kết luận này cũng không đồng nhất với kết quả nghiên cứu của các

tác giả được nêu ra trong bài nghiên cứu này.

Như vậy, có thể nói mơ hình Fama và French phù hợp là một mơ hình quốc gia hơn là mơ hình quốc tế. Kết quả của mơ hình về mức độ giải thích của từng nhân tố và việc tìm danh mục nào đạt được tỷ suất sinh lợi vượt trội cao đó là tùy thuộc vào từng thị

trường ở những quốc gia khác nhau trong những khoảng thời gian khác.

Trong bài nghiên cứu này tác giả cung cấp cho các nhà đầu tư một cơng cụ phân tích và dự báo tỷ suất sinh lợi của chứng khoán và danh mục đầu tư. Điều này sẽ có ích cho các nhà đầu tư trong việc quyết định nên nắm giữ những danh mục hay cổ phiếu nào, đồng thời cũng sẽ cho chúng ta một công cụ để đánh giá, kiểm định các yếu tố có ảnh

hưởng đối với TTCKVN. Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng các kết quả của đề tài sẽ giúp cho nhà đầu tư có thêm thơng tin tham khảo trong việc nhận định rủi ro và

lợi nhuận của cổ phiêu, các xu hướng biến động của thị trường, hiểu rõ bản chất của

các tỷ suất sinh lợi, giá trị thực của tài sản và hỗ trợ ra quyết định. Trong tương lai với khoảng thời gian dài hơn và lượng cổ phiếu cũng nhiều hơn, thì mơ hình sẽ đạt được sự phù hợp cao hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Phan Thị Bích Nguyệt. (2006), Đầu tư tài chính – Quản lý danh mục đầu tư, Nhà xuất bản Thống Kê. TP.HCM.

2. Phan Thị Bích Nguyệt. (2008), Đầu tư tài chính – Phân tích đầu tư chứng khốn.

Nhà xuất bản Tài Chính. TP.HCM.

3. Trần Ngọc Thơ. (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê. TP.HCM.

4. Trần Thị Hải Lý. (2010), Nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng

khoán Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, Thư viện sau đại học, Trường Đại Học Kinh

Tế Thành phố Hồ Chí Minh. TP.HCM.

5. Website: http://finance.tvsi.com.vn/ListingBondsList.aspx, cơng ty chứng khoán Tân Việt, mục Danh Sách Trái Phiếu Niêm Yết. (Thu thập dữ liệu lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm).

6. Website: http://www.hnx.vn, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, mục Công Bố Thông Tin, tiểu mục Niêm Yết, (thu thập thông tin liên quan đến doanh nghiệp bị hủy niêm yết, đưa vào diện kiểm sốt, thơng tin và báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động trên sàn HASTC).

7. Website: http://www.hsx.vn, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, mục Niêm Yết, (thu thập thơng tin liên quan đến doanh nghiệp bị hủy niêm yết, đưa vào diện kiểm sốt, thơng tin và báo cáo tài chính thường niên của doanh nghiệp niêm yết đang hoạt động trên sàn HOSE).

8. Website: http://www.vietstock.vn của công ty cổ phần Tài Việt, thơng qua gói sản phẩm dữ liệu tài chính mà tác giả mua từ công ty cổ phần Tài Việt (gồm dữ liệu: khối lượng cổ phần thường đang lưu hành, giá trị sổ sách, giá thị trường cổ

phiếu, giá điểu chỉnh của cổ phiếu theo mã chứng khoán, sàn, tháng trong giai đoạn 12/2004 đến 12/2012); Mục Vietstockfinance, tiểu mục Doanh Nghiệp A-

Z (thu thập dữ liệu số lượng doanh nghiệp niêm yết); mục Vietstockfinance, tiểu mục Kết Quả Giao Dịch (thu thập dữ liệu chi số VN_Index và HNX_Index).

Tiếng Anh

1. Eugene F.Fama and Kenneth R.French. (1992), “The Cross-Section of Expected

Stock Returns”, The Journal of Finance, No. 47, pp. 427-465.

2. Eugene F.Fama and Kenneth R.French. (1993), “Common Risk Factors in The

Returns on Stocks and Bonds”, Journal of Financial Economics, No.33, pp. 3-

56, North-Holland.

3. Eugene F.Fama and Kenneth R.French. (1996), “Multifactor Explanations of Asset

Pricing Anomalies”, The Journal of Finance, Vol. 51, (p55-84).

4. Eugene F.Fama and Kenneth R.French. (1998), Value Versus Growth The

International Evidence, The Journal of Finance, No.53, pp. 1975-1999.

5. Kaiwen Wang and Zhiwen Zhang. (2012), “Empirical tests of the Capital asset- pricing model and Fama-French three-factor model on Chinese stock market”,

Mälardalen University, China.

6. L. Bretschger and F. Lechthaler. (2012), “Common Risk Factors and the

Macroeconomy: New Evidence from the Japanese Stock Market”, CER-ETH – Center of Economic Research at ETH Zurich, paper 12-160.

7. Liu Yaoguang. (2009), “An Empirical Cross-Section Analysis of Stock Returns on

the Chinese A-Share Stock Market”, Lincoln University, China.

8. Mirela Malin and Madhu Veeraraghavan. (2004), “On the Robustness of the Fama and French Multifactor Model: Evidence from France, Germany, and the United

Kingdom”, International Journal of Business and Economics, No. 2, p.155-176.

9. Ruzita Abdul Rahim and Abu Hassan Shaari Mohd. Nor. (2006), “A Comparison between Fama and French model and Liquidity-Based Three-Factor Models in

Predicting the Portfolio Returns”, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Finance, AAMJAF, No. 2, pp. 43–60.

10. Tim Brailsford, Clive Gaunt, and Michael A. O'Brien. (2012), “Size and Book-to-

Market Factors in Australia”, Australian Journal of Management, The Chancellory at ePublications@bond, p1-22, ISSN 0312-8962.

11. Website: http://asianbondonline.adb.org of The Asian Developbank Bank, mục quốc gia Việt Nam, tiểu mục Data, tiểu mục nhỏ Bond Market Indicators. (Thu thập dữ liệu của lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm và chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm và 2 năm).

Danh mục các phụ lục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)