Tổng số lượng MST trước và sau khi áp dụng Luật Thuế TNCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 49)

Từ khi áp dụng Luật thuế TNCN, quản lý thuế TNCN đã đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện qua nội dung cấp mã số thuế, kiểm tra thuế TNCN, công tác tuyên truyền hỗ trợ NN, thu nợ và cưỡng chế thuế, cụ thể như sau:

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.1.1 Về đăng ký Mã số thuế

Thực hiện cấp mã số thuế TNCN là việc đầu tiên CQT phải làm để quản lý được thu nhập của các cá nhân. Sau ba năm triển khai thực hiện Luật thuế TNCN, việc đăng ký mã số thuế cho các đối tượng nộp thuế tăng lên một cách đáng kể so với Pháp lệnh cũ. Tính đến thời điểm năm 2011, Cục Thuế TP.HCM đã cấp được 331.826 MST, từ 2009 đến 2011 tổng số lượng mã số thuế được cấp 278.666 mã số, tăng gấp 5.24 lần so với tổng MST cuối 2008 là 53.160 MST.

Đồ thị 2.2: Tổng số lượng MST trước và sau khi áp dụng Luật Thuế TNCN TNCN

Số lượng MST trước và sau khi áp dụng Luật thuế TNCN đến 2008 Từ 2009 đến 2011 Bảng 2.3 : Số lượng MST do Cục Thuế TP.HCM cấp Năm đến 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng Số lượng MST từng năm 53.160 234.734 19.314 24.618 331.826

Số lượng MST từng giai đoạn 53.160 278.666 331.826

Kết quả đạt được như trên là do ngành thuế đã tích cực trong việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký thuế, hiện đại hóa cơng tác đăng ký mã số thuế. Đối tượng phải đăng thuế, hồ sơ đăng ký thuế, nơi nộp hồ sơ đăng ký thuế được quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/09/2008, thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/07/2007. Theo đó, để thuận tiện hơn trong công tác cấp mã số thuế ngành thuế có cơng văn hướng dẫn cá nhân thuộc diện khấu trừ thuế thì nộp tờ khai đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập, cơ quan chi trả sẽ tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của từng cá nhân để nộp cho CQT trực tiếp quản lý thuế.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc cấp mã số thuế cho người làm công ăn lương, ngành thuế cung cấp phần mềm miễn phí hỗ trợ nhập thông tin đăng ký thuế, tổ chức chi trả thu nhập chỉ việc thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế vào ứng dụng và kết xuất file dữ liệu tải lên website hoặc qua đĩa mềm, CDROM, USB gửi cho CQT, sau đó in bảng kê đăng ký thuế từ dữ liệu đã được nhập vào ứng dụng, đóng dấu và ký xác nhận gửi CQT qua đường bưu điện, hồ sơ đăng ký thuế của người lao động được lưu đại cơ quan chỉ trả. Căn cứ vào dữ liệu nhận được, CQT sẽ cấp mã số thuế tự động và gửi mã số thuế cho đơn vị mà không cần đơn vị hiện diện tại CQT. Việc này vừa tạo thuận lợi cho đơn vị trả thu nhập không phải chờ đợi nộp hồ sơ, vừa giảm thiểu sự quá tải công việc cho CQT, vừa giảm thiểu phiền hà, tiêu cực. Kết quả tính đến thời điểm 2011, Cục thuế TP.HCM đã cấp được 331.826 mã số thuế cá nhân.

2.3.1.2 Về kiểm tra thuế TNCN

Kết quả kiểm tra thuế TNCN là tiêu chí đánh giá sự tuân thủ về báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác của NNT. Tại Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, Phịng TNCN là bộ phận chuyên thực hiện kiểm tra thuế TNCN đối với văn phòng đại diện, các cá nhân kê khai trực tiếp với CQT. Công tác kiểm tra được thực hiện thơng qua việc kiểm tra trực tiếp sổ sách, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng lao động, số ngày cư trú, trao đổi thông tin trong ngành, thu thập thông tin tại các tổ chức liên quan. Trong thời gian qua, số thuế tăng thu qua công tác kiểm tra khá lớn và số lượng các đơn vị được kiểm tra cũng tăng qua các năm (xem Bảng 2.3)

Bảng 2.4: Tình hình kiểm tra quyết toán thuế TNCN Đơn vị tính: triệu đồng Đơn vị tính: triệu đồng Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số đơn vị 58 0 81 140% 85 105% 133 156% 174 131% Số tiền truy thu và phạt (triệu đồng 17.210 0 22.026 128% 47.790 217% 62.200 130% 38.267 62% Năm 2012

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phịng Thu nhập cá nhân

Nhìn chung, số đơn vị đã được kiểm tra so với số NNT được quản lý thì tỷ lệ này thấp. Năm 2009, có 81 NNT được kiểm tra/1.961 VPĐD được quản lý, đạt tỷ lệ 4%. Tương tự năm 2010, có 85/2.130 VPĐD, đạt 4 % và năm 2011, có 133/2.454 VPĐD, đạt 5.42%. Qua số liệu thống kê có thể thấy rằng sẽ có rất nhiều đơn vị không được kiểm tra trong nhiều năm.

Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số trường hợp trốn tránh thuế thu nhập phổ biến như sau:

- Cá nhân có thu nhập nhiều nơi nhưng chỉ kê khai thu nhập tại một nơi.

- Cá nhân có thu nhập chịu thuế nhưng khơng kê khai hoặc kê khai không đầy đủ thu nhập phát sinh tại Việt Nam và tại nước ngoài như các khoản tiền thưởng, phụ cấp, điện thoại, cơng tác phí khơng có chứng từ, tiền th nhà…….

- Cá nhân nhận thu nhập Net nhưng kê khai là thu nhập Gross làm giảm số thuế phải nộp theo quy định.

- Tổ chức chi trả thu nhập không khấu trừ tại nguồn đúng quy định như : các trường đại học, cao đẳng không khấu trừ thuế đối với các giáo viên thỉnh giảng; các bệnh viện thỏa thuận với bác sĩ không khấu trừ nhằm giữ bác sĩ giỏi, chuyên mơn cao; các phịng trà, công ty tổ chức biểu diễn nghệ thuật không khấu trừ thuế do e ngại các nghệ sĩ không đến diễn nữa

2.3.1.3 Về Công tác tuyên tuyền hỗ trợ NNT

CQT cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NNT đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT dễ dàng nắm được các quy định của luật thuế và những thay đổi về chính sách thuế, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước một cách nhanh chóng hồn thành được mục tiêu đặt ra về thu ngân sách. Kể từ khi có Luật Quản lý thuế, áp dụng cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế thì hoạt động hỗ trợ cho NNT càng trở nên quan trọng, các dịch vụ hỗ trợ cho NNT rất phong phú, đa dạng. Nó hình thành trước, trong và sau khi NNT phát sinh nghĩa vụ thuế với nhà nước.

Nội dung dịch vụ hỗ trợ cho NNT gồm có:

- Các dịch vụ tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn cho phép NNT tiếp cận các văn bản pháp quy, hướng dẫn biểu mẫu cần thiết, hướng dẫn kê khai nộp thuế.

- Giải đáp các than phiền, thắc mắc của NNT.

- Cung cấp thơng tin giúp NNT có thể thực hiện nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện, nhanh chóng, tư vấn cung cấp thơng tin có tính chun mơn cao từ các chuyên gia trong lĩnh vực thuế cho NNT.

Các phương tiện hỗ NNT gồm:

- Tư vấn trực tiếp, hỗ trợ trả lời trực tiếp tại CQT.

- Tư vấn qua điện thoại, sử dụng tổng tài trả lời tự động hoặc trả lời trực tiếp qua điện thoại.

- Tư vấn bằng văn bản. Cung cấp tài liệu ấn phẩm hướng dẫn, cấp phát phần mềm ứng dụng, cấp miễn phí các ấn phẩm tuyên truyền về chính sách thuế. Các tài liệu hướng dẫn tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế TNCN.

- Tổ chức đối thoại với NNT.

- Truy cập Internet. Duy trì và cập nhật thường xuyên, đầy đủ, kịp thời văn bản pháp quy, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.... lên Website Cục Thuế

- Tuyên truyền hỗ trợ thông qua hệ thống thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, xây dựng pano, áp phích tuyên tuyền; Tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế.

2.3.1.4 Công tác thu nợ, cưỡng chế thuế

Việc theo dõi, nắm bắt, phân loại đối tượng và đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ đọng, gọi chung là quản nợ thuế. Từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, cùng với việc ngành Thuế thực hiện mơ hình Quản lý thuế theo chức năng, công tác quản lý nợ đã được tập trung về một đầu mối, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đôn đốc thu hồi kịp thời nguồn thu cho ngân sách, tránh nợ động kéo dài.

Quy trình quản lý nợ thuế gồm các bước: gửi thông báo đôn đốc nộp nợ thuế; thông báo số tiền phạt do nộp chậm tiền thuế; phân tích tình trạng nợ thuế được chia thành 3 nhóm nợ: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ thơng thường; lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế, báo cáo kết quả thu nợ, lưu trữ hồ sơ.

Luật quản lý thuế ra đời đã trao thêm quyền cho CQT hoạt động cưỡng chế thuế. Các biện pháp cưỡng chế thuế được áp dụng theo trình tự: trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thuế tại kho bạc, ngân hàng, các tổ chức tín dụng; khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của ĐTNT; kê biên tài sản của đối tượng nợ thuế; kê biên tài sản của người thứ ba nắm giữ; dừng làm thủ tục hải quan; thu hồi mã số thuế; đình chỉ cung cấp hóa đơn; thu hồi giấy phép. Các biện pháp này được áp dụng

theo đúng trình tự. Biện pháp trước khơng thực hiện được hoặc chưa đủ thì áp dụng biện pháp tiếp theo.

Cơng tác quản lý thu nợ thuế là một hoạt động quan trọng của ngành thuế vì vậy được tin học hóa ở mức độ cao đảm bảo theo dõi được số thuế nợ, tiền phạt chậm nộp của NNT cùng các biện pháp khác mà CQT đã áp dụng để đôn đốc thu nợ thuế. Phần mềm Quản lý nợ đã được xây dựng và áp dụng phục vụ công việc như phân công cán bộ theo dõi thu nợ, phân loại nợ, ghi nhận các biện pháp thu nợ, thơng báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, ban hành quyết định phạt ..v..v….

2.3.1.5. Xử lý hoàn thuế

Hoàn thuế thực chất là trả cho NNT phần tiền thuế mà họ đã nộp vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, xử lý hồn thuế theo hai hướng. Thứ nhất, đảm bảo thời gian xử lý ngắn nhất và thủ tục đơn giản nhất. Thứ hai, đảm bảo khơng có gian lận xảy ra trong q trình hồn thuế. Tính đến đến 6/2012, Cục thuế đã hoàn 13.625 hồ sơ, với số tiền khoảng 42.110 triệu đồng (xem Bảng 2.4)

Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu hoàn thuế TNCN từ năm 2009 đến 2011

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Đến 6/2012 Tổng cộng

Hồ sơ 1.761 2.389 2.050 7.125 13.325

Số tiền 6.232 5.121 7.631 23.126 42.110

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Thu nhập cá nhân

Để đơn giản các thủ tục hành chính về thuế TNCN, Bộ Tài chính ban hành thông tư 20/2010/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính về thuế TNCN. Theo đó, hồ sơ hồn thuế TNCN chỉ cần : tờ khai quyết toán thuế TNCN và chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế TNCN. Trước đây, thông tư số 84/2008/TT-BTC quy định thủ tục hồn thuế có thêm: văn bản đề nghị hồn thuế, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu. Ngồi ra, Bộ tài chính quy định hồn

thuế TNCN thuộc diện hồn thuế trước kiểm tra sau (thơng tư số 28/2011/TT-BTC), thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế trong trường hợp này 15 ngày làm việc. Điều này làm giảm thủ tục hành chính rất nhiều cho người lao động, CQT và hoàn thuế được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.

2.3.1.6 Về tuân thủ của NNT

Với kết quả đạt được trên cùng với chính sách thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã tác động đến sự tuân thủ của NNT trong thời gian qua. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

2.3.1.6.1 Tuân thủ nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN.

Hồ sơ quyết toán thuế TNCN mà Cục Thuế tiếp nhận phong phú, đa đạng, bao gồm của người Việt Nam và người nước ngồi có phát sinh hồn thuế hoặc khơng hồn thuế. Số lượng hồ sơ tiếp nhận tại Cục Thuế tăng dần qua các năm (xem Bảng 2.5 và 2.6), điều này chứng tỏ ngày càng có nhiều người ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế TNCN.

Bảng 2.6: Số lượng hồ sơ phân theo hồn thuế và khơng hồn thuế Năm Năm 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Hồ sơ Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Khơng hồn thuế 1.971 2.532 128% 4.653 184% 6.277 135% Hoàn thuế 1.761 2.389 136% 2.050 86% 7.125 348% Tổng cộng 3.732 4.921 132% 6.703 136% 13.402 200%

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Thu nhập cá nhân

Đồ thị 2.3: Số hồ sơ quyết tốn phân theo hồn thuế và khơng hồn thuế

0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Khơng hồn thuế Hồn thuế Tổng cộng

Bảng 2.7: Số lượng hồ sơ quyết toán thuế phân theo quốc tịch Năm 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Năm 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012 Hồ sơ Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Hồ sơ Tỷ lệ % so với năm trước Người nước ngoài 1.388 1.690 122% 2.192 130% 2.428 111%

Người Việt Nam 2.344 3.231 138% 4.511 140% 10.974 243%

Tổng cộng 3.732 4.921 132% 6.703 136% 13.402 200%

Nguồn: Báo cáo tổng kết Phòng Thu nhập cá nhân

Đồ thị 2.4: Số hồ sơ phân theo quốc tịch

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2009 2010 2011 6 tháng đầu 2012

Người nước ngoài Người Việt Nam Tổng cộng

Qua bảng trên, tổng số hồ sơ quyết toán thuế tăng đều qua các năm. Năm 2010, số hồ sơ tiếp nhận 4.921, tăng 32% so với năm 2009. Tương tự 2011 tiếp nhận là 6.703 hồ sơ, tăng 36%; năm 2012 là 13.402 hồ sơ, tăng 54%. Đặc biệt , hồ

sơ tăng cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2012 là 13.402 hồ sơ, tăng 200%, nguyên nhân tăng chủ yếu là do hồ sơ hoàn thuế 7.425 hồ sơ, tăng 148% và hồ sơ quyết toán người Việt Nam 10.974, tăng 143%.

2.3.1.6.2. Tuân thủ nộp tờ khai thuế TNCN

Theo quy định, NNT phát sinh thu nhập có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nhiều NNT chưa thực hiện đúng quy định này, tính đến thời điểm 2012, Cục Thuế đã ra quyết định xử phạt về hành vi đăng ký thuế, kê khai thuế như sau (Bảng 2.7):

Bảng 2.8: Tình hình xử phạt vi phạm hành chính đối với tờ khai thuế TNCN

Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lượng Tỷ lệ % với năm trước Số lần xử phạt 233 - 462 198% 1,095 237% 1,089 99% Số tiền phạt (triệu đồng 493 - 1,098 223% 3,537 322% 7,100 201%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (đến

10/2012)

Bảng số liệu cho thấy, số trường hợp vi phạm về hành vi đăng ký thuế, nộp tờ khai thuế từ 2009-2012 tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau:

- Năm 2010, số trường hợp vi phạm 462, tăng đáng kể 98%, số tiền phạt tăng 23% so với năm 2009.

- Năm 2011, số trường hợp vi phạm 1095, tăng 137% , số tiền phạt tăng 122%

- Năm 2012 (tính đến 10/2012): có 1089 trường hợp, tương đương 99% so với năm 2011, nhưng số tiền phạt tăng 101% so với năm 2011.

2.3.2 Vần đề đặt ra đối với công tác quản lý thuế

Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định trong Luật Thuế TNCN đã bộc lộ tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho NNT và đặt ra cho công tác quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)