Khác biệt theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 78)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Kết quả so sánh khác biệt về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức theo các

4.5.2. Khác biệt theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 4.11: Kết quả phân tích khác biệt về loại hình doanh nghiệp

Tổng chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 6.967 3 2.322 3.535 .016 Trong nhóm 103.812 158 .657 Tổng 110.779 161 Levene: Sig. = 0.264

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Kết quả kiểm định phương sai cho thấy giá trị Sig đạt 0.264 nghĩa là phương sai của sự đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ giữa các loại hình doanh nghiệp là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa. Như vậy, giả định phương sai đồng nhất được chấp nhận và giá trị kiểm định ANOVA là phù hợp. Với mức ý nghĩa đạt được từ kết quả ANOVA là Sig. = 0.016 (< 0.05), như vậy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ giữa các loại hình doanh nghiệp với độ tin cậy đạt được là 95%. Để xác định xem sự khác biệt thể hiện giữa các nhóm nào, kết quả kiểm định sâu ANOVA được sử dụng và thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Kết quả phân tích sâu ANOVA khác biệt về loại hình doanh nghiệp (I) Loại hình (I) Loại hình doanh nghiệp (J) Loại hình doanh nghiệp Khác biệt của trung bình Sai lệch chuẩn Sig. Độ tin cậy 95% Thấp nhất Cao nhất Công ty TNHH Doanh ngiệp tư nhân -.2065476 .1544563 .417 -.575087 .161992 Công ty Cổ phần Doanh nghiệp tư nhân -.5000000* .1977611 .035 -.971866 -.028134 Khác Doanh nghiệp tư nhân -.7023810* .2653243 .025 -1.335456 -.069306 Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Ghi chú: *. Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả kiểm định sâu ANOVA cho thấy khơng có sự khác biệt về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ giữa nhóm doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Như vậy việc đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ chỉ có sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần với mức ý nghĩa Sig. = 0.035; khác biệt giữa doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp khác bao gồm hợp doanh, nhà nước, hợp tác xã với mức ý nghĩa Sig. = 0.025. Cụ thể về mức đánh giá thì nhóm doanh nghiệp tư nhân đánh giá khả năng tiếp cận này cao hơn so với các nhóm cịn lại với điểm trung bình đạt 3.2857/5 điểm.

4.5.3. Khác biệt theo quy mô vốn

Bảng 4.13: Kết quả phân tích khác biệt về quy mơ vốn

Tổng chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm .896 3 .299 .429 .732 Trong nhóm 109.883 158 .695 Tổng 110.779 161 Levene: Sig. 0.555

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Kết quả kiểm định phương sai cho thấy giá trị Sig. = 0.555 nghĩa là phương sai của sự đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác nhau là đồng nhất. Do đó, kết quả kiểm định

ANOVA là phù hợp và có thể sử dụng tốt. Về kết quả kiểm định ANOVA, giá trị Sig. = 0.732 lớn hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa chấp nhận, có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giữa các doanh nghiệp có quy mơ vốn khác nhau.

4.5.4. Khác biệt theo thời gian hoạt động

Bảng 4.14: Kết quả phân tích khác biệt về thời gian hoạt động

Tổng chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm .189 3 .063 .090 .965 Trong nhóm 110.590 158 .700 Tổng 110.779 161 Leneve: Sig. = 0.710

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Kết quả kiểm định Levene về phương sai đồng nhất cho thấy mức ý nghĩa Sig. = 0.710, nghĩa là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về phương sai của sự đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ, hay có thể nói phương sai là đồng nhất. Kết quả kiểm định ANOVA về sự khác biệt, với mức ý nghĩa Sig. = 0.965 cho thấy khơng có sự khác biệt về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giữa các doanh nghiệp có thời gian hoạt động khác nhau.

4.5.5. Khác biệt theo mục đích vay vốn

Bảng 4.15: Kết quả phân tích khác biệt về mục đích vay vốn

Tổng chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm 12.535 3 4.178 7.098 .000 Trong nhóm 60.628 103 .589 Tổng 73.163 106 Leneve: Sig. = 0.117

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Kết quả kiểm định Levene về mức độ đồng nhất phương sai cho kết quả Sig. = 0.117, có thể kết luận rằng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về phương sai của sự đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ giữa các

doanh nghiệp có mục đích vay vốn khác nhau. Hay nói cách khác là phương sai đồng nhất và kết quả kiểm định ANOVA là chấp nhận được.

Kết quả kiểm định ANOVA, mức ý nghĩa đạt được Sig. = 0.00 (< 0.05), điều đó cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giữa các doanh nghiệp có mục đích vay vốn khác nhau. Sự khác biệt thể hiện cụ thể trong bảng 3.15.

Bảng 4.16: Kết quả phân tích sâu ANOVA sự khác biệt về mục đích vay vốn

(I) Mục đích vay (J) Mục đích vay Khác biệt của trung bình Sai lệch chuẩn Sig. Độ tin cậy 95% Thấp nhất Cao nhất Mua sắm thiết bị, tài sản cố định Thành lập mới -.7631579 .3592829 .076 -1.592299 .065983 Bổ sung vốn lưu động Thành lập mới -1.0810811 * .3256661 .003 -1.832642 -.329520 Khác Thành lập mới -1.7916667 * .4143453 .000 -2.747879 -.835454

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Ghi chú: *.Khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%

Với giá trị Sig. = 0.03 cho thấy có sự khác biệt về đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giữa các doanh nghiệp vay vốn nhằm mục đích thành lập mới với doanh nghiệp vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động. Sự khác biệt này còn thể hiện giữa nhóm doanh nghiệp vay vốn thành lập mới với doanh nghiệp vay vốn vì mục đích khác như mở rộng kinh doanh hoặc kết hợp cùng lúc nhiều mục đích trên. Doanh nghiệp vay với mục đích thành lập mới có sự đánh giá cao nhất về khả năng tiếp cận với điểm đánh giá trung bình là 4.1667/5 điểm. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vay vốn với mục đích thành lập mới có khả năng được xét duyệt cho vay cao hơn, khả năng này xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

4.5.6. Khác biệt theo trình độ học vấn của chủ sở hữu

Bảng 4.17: Kết quả phân tích khác biệt về trình độ học vấn của chủ sở hữu

Tổng chênh lệch bình phương Df Trung bình các chênh lệch bình phương F Sig. Giữa nhóm .981 2 .491 .711 .493 Trong nhóm 109.798 159 .691 Tổng 110.779 161 Leneve: Sig. = 0.803

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Kết quả kiểm định Levene về sự đồng nhất phương sai cho thấy Sig. = 0.803, nghĩa là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về phương sai của sự đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức giữa các doanh nghiệp có chủ sỡ hữu với trình độ khác nhau. Hay phương sai được xem là đồng nhất và kết quả kiểm định ANOVA là sử dụng tốt. Về kiểm định ANOVA, mức ý nghĩa đạt được có giá trị Sig. = 0.493 lớn hơn mức ý nghĩa cho phép là 0.05. Điều đó cho thấy việc đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ khơng có sự khác biệt giữa những người chủ sỡ hữu có trình độ học vấn khác nhau.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương 4 đã trình bày các kết quả phân tích dữ liệu thu thập được và thảo luận kết quả đạt được của nghiên cứu theo các mục tiêu đặt ra. Trong chương 5 sẽ tổng kết lại những kết quả chính mà nghiên cứu đạt được, từ đó đề xuất các định hướng nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ. Ngồi ra, chương này cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu làm cơ sở đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

5.1. Kết luận

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này nhằm kiến nghị hướng hồn thiện mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng chính thức này. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng gồm 8 thành phần tương ứng với 8 giả thuyết dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được thực hiện. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thơng qua phiếu khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát. Phần mềm SPSS 16 được sử dụng hỗ trợ việc phân tích kết quả nghiên cứu thông qua các phép kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui đa biến và kiểm định ANOVA kết hợp các tính tốn thống kê mơ tả hỗ trợ.

Kết quả kiểm định thang đo và hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết đã đưa ra 8 nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ bao gồm tiềm năng phát triển doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng, mơi trường tín dụng, quy trình tín dụng, cơng tác kế tốn tài chính, mơi trường chính sách, chi phí giao dịch và đảm bảo tín dụng. Kết quả hồi qui tương quan giữa 8 nhân tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp đã kết luận 3 nhân tố có tác động rõ nhất và mạnh nhất. Các nhân tố có mối tương quan có ý nghĩa là tiềm năng phát triển doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng và mơi trường chính sách. Cụ thể về tiềm năng phát triển tập trung vào định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, lợi

nhuận, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, khả năng thanh tốn, lĩnh vực hoạt động và q trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Về thành phần thông tin bất cân xứng tập trung vào nguồn thông tin từ doanh nghiệp đến tổ chức tín dụng và từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp cùng với tính minh bạch trong thẩm định hồ sơ vay. Về môi trường chính sách chủ yếu là sự tác động từ các chính sách của chính phủ và tổ chức tín dụng.

Từ các nhân tố tác động được xác định và đánh giá trong kết quả đạt được, nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng như các cơ quan quản lý thấy rõ khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn, việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên giúp xác định rõ hướng tập trung cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng và mục tiêu hỗ trợ phát triển đang được quan tâm. Đây cũng là một tài liệu tham khảo về vấn đề tín dụng liên quan đến yếu tố vốn của doanh nghiệp.

5.2. Đề xuất các kiến nghị gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ của doanh nghiệp nhỏ

Từ kết quả nghiên cứu trên, để hoàn thiện hơn nữa khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp nhỏ cần phải xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng. Phải phát huy hơn những nhân tố có tác động tích cực đồng thời khắc phục dần những nhân tố có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Để làm được điều đó, cần sự nỗ lực và phối hợp của nhiều nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm bản thân doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và cơ quan nhà nước. Một số kiến nghị về hướng hoàn thiện nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với các doanh nghiệp nhỏ được đưa ra cụ thể theo từng nhân tố tác động.

5.2.1. Đối với nhân tố tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

Tác động của nhân tố này thể hiện thông qua các biến đo lường bao gồm: định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, quá trình sử dụng vốn vay, lợi nhuận mục tiêu trong kỳ kinh doanh, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu và

khả năng đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố có tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có định hướng kinh doanh rõ ràng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển, doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, trong mỗi kỳ kinh doanh đạt lợi nhuận mục tiêu, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp đạt được khả năng thanh tốn tốt thì sẽ có tác động làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp. Trong số các biến đo lường trên, doanh nghiệp đánh giá điểm số ở mức khá với điểm số trung bình cao nhất là 4.25/5 điểm đối với việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích vay vốn, điểm số trung bình thấp nhất là 3.8/5 điểm đối với khả năng đạt lợi nhuận mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. Việc doanh nghiệp ln đảm bảo khả năng thanh tốn nợ đúng hạn cũng được đánh giá ở mức điểm tương đương với 3.86/5 điểm. Về đảm bảo tỷ lệ nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp đánh giá mức điểm 3.98/5 điểm. Đây là ba yếu tố có mức đánh giá thấp trong tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và cần cải thiện.

Bảng 5.1: Điểm bình quân các yếu tố tiềm năng phát triển doanh nghiệp

Biến Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất

Tơi ln có định hướng kinh doanh rõ

ràng nhờ vào kỹ năng quản lý 4.17 0.636 5 2

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

đang và sẽ phát triển 4.02 0.700 5 1

Doanh nghiệp luôn sử dụng vốn vay

theo đúng mục đích vay 4.25 0.773 5 2

Doanh nghiệp luôn đảm bảo đạt lợi

nhuận mục tiêu trong mỗi kỳ kinh doanh 3.80 0.966 5 1 Tỷ lệ nợ luôn thấp hơn vốn chủ sỡ hữu 3.98 0.826 5 2 Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh

toán nợ đúng hạn 3.86 0.838 5 1

Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.

Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp đối với các khoản nợ phụ thuộc khá lớn vào tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Các doanh nghiệp cần có sự cân đối nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay một cách hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Xác

định vốn vay chỉ là nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động đầu tư căn bản đã được thiết lập. Đồng thời, không ngừng nỗ lực nâng cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp bằng cách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ các thành viên, xem tích lũy lợi nhuận trong quá trình hoạt động là một nguồn vốn cần được duy trì thường xuyên cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Để giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần đạt được hiệu quả nhất định từ quá trình đầu tư, gia tăng tích lũy. Lợi nhuận ln chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến hai yếu tố then chốt là doanh thu và chi phí. Việc gia tăng doanh thu hay khoản phải thu tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong xây dựng phương án cần có sự cân đối phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và mang tính khả thi, phù hợp với tình hình thị trường và tiềm năng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)