Chương 4 đã trình bày các kết quả phân tích dữ liệu thu thập được và thảo luận kết quả đạt được của nghiên cứu theo các mục tiêu đặt ra. Trong chương 5 sẽ tổng kết lại những kết quả chính mà nghiên cứu đạt được, từ đó đề xuất các định hướng nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các doanh nghiệp nhỏ. Ngồi ra, chương này cũng trình bày một số hạn chế của nghiên cứu làm cơ sở đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
5.1. Kết luận
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này nhằm kiến nghị hướng hồn thiện mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng chính thức này. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng gồm 8 thành phần tương ứng với 8 giả thuyết dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã được thực hiện. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thơng qua phiếu khảo sát bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát. Phần mềm SPSS 16 được sử dụng hỗ trợ việc phân tích kết quả nghiên cứu thông qua các phép kiểm định hệ số tin cậy Cronbach‟s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi qui đa biến và kiểm định ANOVA kết hợp các tính tốn thống kê mơ tả hỗ trợ.
Kết quả kiểm định thang đo và hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết đã đưa ra 8 nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ bao gồm tiềm năng phát triển doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng, mơi trường tín dụng, quy trình tín dụng, cơng tác kế tốn tài chính, mơi trường chính sách, chi phí giao dịch và đảm bảo tín dụng. Kết quả hồi qui tương quan giữa 8 nhân tố này đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp đã kết luận 3 nhân tố có tác động rõ nhất và mạnh nhất. Các nhân tố có mối tương quan có ý nghĩa là tiềm năng phát triển doanh nghiệp, thông tin bất cân xứng và mơi trường chính sách. Cụ thể về tiềm năng phát triển tập trung vào định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, lợi
nhuận, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, khả năng thanh toán, lĩnh vực hoạt động và quá trình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Về thành phần thông tin bất cân xứng tập trung vào nguồn thơng tin từ doanh nghiệp đến tổ chức tín dụng và từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp cùng với tính minh bạch trong thẩm định hồ sơ vay. Về mơi trường chính sách chủ yếu là sự tác động từ các chính sách của chính phủ và tổ chức tín dụng.
Từ các nhân tố tác động được xác định và đánh giá trong kết quả đạt được, nghiên cứu này có thể giúp các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng như các cơ quan quản lý thấy rõ khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn, việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên giúp xác định rõ hướng tập trung cho các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng và mục tiêu hỗ trợ phát triển đang được quan tâm. Đây cũng là một tài liệu tham khảo về vấn đề tín dụng liên quan đến yếu tố vốn của doanh nghiệp.
5.2. Đề xuất các kiến nghị gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ của doanh nghiệp nhỏ
Từ kết quả nghiên cứu trên, để hoàn thiện hơn nữa khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với doanh nghiệp nhỏ cần phải xuất phát từ các nhân tố ảnh hưởng. Phải phát huy hơn những nhân tố có tác động tích cực đồng thời khắc phục dần những nhân tố có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Để làm được điều đó, cần sự nỗ lực và phối hợp của nhiều nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm bản thân doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và cơ quan nhà nước. Một số kiến nghị về hướng hoàn thiện nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức đối với các doanh nghiệp nhỏ được đưa ra cụ thể theo từng nhân tố tác động.
5.2.1. Đối với nhân tố tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
Tác động của nhân tố này thể hiện thông qua các biến đo lường bao gồm: định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, quá trình sử dụng vốn vay, lợi nhuận mục tiêu trong kỳ kinh doanh, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu và
khả năng đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn của doanh nghiệp. Đây là những yếu tố có tác động cùng chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có định hướng kinh doanh rõ ràng, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển, doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, trong mỗi kỳ kinh doanh đạt lợi nhuận mục tiêu, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp đảm bảo doanh nghiệp đạt được khả năng thanh tốn tốt thì sẽ có tác động làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp. Trong số các biến đo lường trên, doanh nghiệp đánh giá điểm số ở mức khá với điểm số trung bình cao nhất là 4.25/5 điểm đối với việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích vay vốn, điểm số trung bình thấp nhất là 3.8/5 điểm đối với khả năng đạt lợi nhuận mục tiêu trong hoạt động kinh doanh. Việc doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đúng hạn cũng được đánh giá ở mức điểm tương đương với 3.86/5 điểm. Về đảm bảo tỷ lệ nợ thấp hơn vốn chủ sở hữu được doanh nghiệp đánh giá mức điểm 3.98/5 điểm. Đây là ba yếu tố có mức đánh giá thấp trong tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và cần cải thiện.
Bảng 5.1: Điểm bình quân các yếu tố tiềm năng phát triển doanh nghiệp
Biến Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất
Tơi ln có định hướng kinh doanh rõ
ràng nhờ vào kỹ năng quản lý 4.17 0.636 5 2
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
đang và sẽ phát triển 4.02 0.700 5 1
Doanh nghiệp luôn sử dụng vốn vay
theo đúng mục đích vay 4.25 0.773 5 2
Doanh nghiệp luôn đảm bảo đạt lợi
nhuận mục tiêu trong mỗi kỳ kinh doanh 3.80 0.966 5 1 Tỷ lệ nợ luôn thấp hơn vốn chủ sỡ hữu 3.98 0.826 5 2 Doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh
toán nợ đúng hạn 3.86 0.838 5 1
Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ phụ thuộc khá lớn vào tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Các doanh nghiệp cần có sự cân đối nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay một cách hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Xác
định vốn vay chỉ là nguồn vốn bổ sung cho hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở hoạt động đầu tư căn bản đã được thiết lập. Đồng thời, không ngừng nỗ lực nâng cao tiềm năng phát triển của doanh nghiệp bằng cách huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ các thành viên, xem tích lũy lợi nhuận trong q trình hoạt động là một nguồn vốn cần được duy trì thường xuyên cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần đạt được hiệu quả nhất định từ quá trình đầu tư, gia tăng tích lũy. Lợi nhuận ln chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến hai yếu tố then chốt là doanh thu và chi phí. Việc gia tăng doanh thu hay khoản phải thu tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong xây dựng phương án cần có sự cân đối phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và mang tính khả thi, phù hợp với tình hình thị trường và tiềm năng của doanh nghiệp, không xây dựng phương án tham vọng vượt khả năng thực tế của doanh nghiệp. Muốn vậy, cần có sự đánh giá về vị trí doanh nghiệp cũng như những thơng tin về thị trường, đầu tư vào đào tạo đội ngũ nhân lực đặc biệt là bộ phận quản lý. Một vấn đề khơng thể thiếu chính là sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo uy tín về chất lượng sản phẩm được khẳng định như một cam kết đối với khách hàng thơng qua đầu tư thích đáng vào cơng nghệ.
Tối thiểu hóa chi phí được xem là giải pháp cơ bản làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, việc đầu tư vào cơng nghệ và nguồn nhân lực là vấn đề không thể không quan tâm. Đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hoạt động sản xuất, việc bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý tạo nên sự đồng bộ thống nhất giữa các khâu, các cơng đoạn của q trình sản xuất, tiết kiệm thời gian sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất. Kết hợp với công nghệ hiện đại, phân bố hợp lý, hoạt động sản xuất còn đòi hỏi một nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề tương xứng, điều đó dẫn đến yêu cầu doanh nghiệp cần chú trọng công tác đảm bảo đời sống và công tác đào tạo cho người lao động. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí cịn phải được thể hiện từ khâu đầu vào cho q trình sản xuất và các chi phí gián tiếp
khác. Quản lý chặt chẽ nguồn cung ứng đầu vào cũng như phối hợp hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng nguồn cung ứng, xây dựng định mức tiêu hao cụ thể đối với nguyên vật liệu nhằm giảm tối thiểu phế phẩm và tồn kho. Các chi phí gián tiếp phát sinh từ bộ máy quản lý cần được tinh gọn, hạn chế lạm dụng thông qua giới hạn theo định mức rõ ràng.
Các doanh nghiệp khi vay vốn thường tập trung vào những mục đích vay phổ biến để có thể thuận lợi trong việc xét duyệt hồ sơ, hoặc xin vay với nhiều mục đích khác nhau để có thể nhận được mức cho vay cao nhất có thể. Khi sử dụng vốn vay đó, họ chi cho những hoạt động cần thiết có thể khác với mục đích ban đầu, điều này dẫn đến hiệu quả nguồn tín dụng khơng đảm bảo theo chính sách tín dụng hoặc chương trình hỗ trợ. Xu hướng này làm các tổ chức tín dụng e ngại và kiểm sốt nghiêm ngặt hơn trong q trình cung tín dụng. Do đó, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc về nhu cầu cũng như mục đích cấp thiết cho hoạt động của doanh nghiệp, cần đảm bảo sự đồng bộ giữa lượng vốn cần thiết đáp ứng mục đích vay vốn của doanh nghiệp, hạn chế cung cấp thơng tin khơng chính xác nhằm tạo được uy tín trong mối quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung. Bộ phận quản lý doanh nghiệp cần được tăng cường kỹ năng lập kế hoạch, dự án rõ ràng cụ thể theo mục tiêu của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng phải đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, phối hợp với ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt các chế tài về tín dụng trước, trong và sau khi vay vốn. Đồng thời các tổ chức tín dụng cần yêu cầu sự cam kết chặt chẽ hơn từ phía doanh nghiệp về việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cũng như đúng với kế hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra trong hồ sơ vay vốn.
5.2.2. Đối với nhân tố thông tin bất cân xứng
Nhân tố thông tin bất cân xứng thể hiện qua các tác động cụ thể bao gồm sự minh bạch trong thẩm định hồ sơ vay, thơng tin về chương trình tín dụng, thơng tin về các sản phẩm cung tín dụng, thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp và tính chính xác của thơng tin. Như vậy vấn đề thông tin được xem xét theo hai chiều từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp và từ doanh nghiệp đến tổ chức tín dụng. Đây là
nhân tố có tác động ngược chiều đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp, nghĩa là khi vấn đề thông tin bất cân xứng gia tăng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể về mức độ đánh giá đối với từng yếu tố đo lường, điểm số trung bình cho từng biến đo lường là lớn hơn 3 điểm, điều đó cho thấy các doanh nghiệp có đánh giá thiên về hướng đồng ý với nhân tố này. Điểm trung bình thấp nhất được đánh giá cho thông tin doanh nghiệp cung cấp khơng hồn tồn chính xác với 3.09/5 điểm. Cao nhất là khả năng kiểm sốt thơng tin chính xác từ doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng cịn hạn chế với điểm số 3.38/5 điểm.
Bảng 5.2: Điểm bình qn các yếu tố thơng tin bất cân xứng
Biến Trung bình cộng Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất
Tính minh bạch trong giải quyết hồ sơ
vay của cán bộ tín dụng chưa cao 3.33 1.148 5 1
Doanh nghiệp nhận thơng tin về chương
trình tín dụng khơng kịp thời 3.18 1.039 5 1
Nguồn thông tin cần thiết về cung tín
dụng cịn hạn chế 3.41 0.943 5 1
Thông tin doanh nghiệp cung cấp khơng
hồn tồn chính xác 3.09 0.983 5 1
Tổ chức tín dụng chưa kiểm sốt được
tính chính xác thơng tin doanh nghiệp 3.38 1.137 5 1 Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS 16.
Đối với thông tin liên quan đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá và mức độ tín nhiệm các khoản vay của ngân hàng đặt ra, nhất là các chỉ tiêu tài chính, doanh nghiệp nhỏ cần có sự đầu tư tốt hơn cho hoạt động kiểm soát nội bộ, đảm bảo hệ thống thơng tin tài chính trung thực, khách quan và minh bạch. Bên cạnh báo cáo tài chính, tập trung vào các báo cáo nhanh về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tạo cho mình cơ sở về mức độ vay vốn và các tiêu chí thỏa mãn yêu cầu của ngân hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các ngân hàng xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và xây dựng hệ thống đánh giá mức độ tín nhiệm đối với các khoản vay tiềm năng. Đặc biệt, đối với các khoản tín dụng dành cho doanh nghiệp tư nhân, các hệ thống đánh giá này cần được dùng chung thống
nhất và khơng nên có sự phân biệt với các thành phần doanh nghiệp vay vốn khác. Bên cạnh đó cần hồn thiện hơn tính minh bạch và cơng khai hệ thống tiêu chí này để các doanh nghiệp có khả năng đáp ứng yêu cầu tốt nhất.
Liên quan đến vấn đề thông tin, quan trọng không kém là thông tin cung cấp từ tổ chức tín dụng đến doanh nghiệp. Cần hiện đại hóa mạng lưới cơng nghệ thơng tin trong toàn hệ thống nhằm thu thập và kiểm sốt thơng tin cần thiết về khách hàng chính xác, giảm rủi ro và sai lầm trong quá trình ra quyết định cũng như hỗ trợ khách hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu sẽ đăng ký tài khoản ở ngân hàng là để sử dụng một hoặc nhiều các sản phẩm tín dụng. Thơng qua hoạt động này, ngân hàng ln có được một lượng thơng tin nhất định về các khách hàng của họ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin đến các doanh nghiệp. Vấn đề này có thể phát triển hơn thông qua việc bắt buộc đăng ký đối với các doanh nghiệp chưa đăng ký, có thể là miễn phí hoặc với mức phí thấp nhất. Thu hút doanh nghiệp nhỏ tham gia bằng việc nêu bậc lên những lợi ích thiết thực của việc đăng ký như tiếp cận đến nguồn tài chính từ các đề án của Chính phủ, tiếp cận với các chương trình hỗ trợ các dịch vụ phát triển kinh doanh với mức phí thấp nhất hoặc có thể