Thang đo năng lực của tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 47)

NLTD1 Hạn chế về năng lực của cán bộ tín dụng làm giảm tính chính xác trong thẩm định hồ sơ vay của doanh nghiệp

NLTD2 Tính minh bạch trong giải quyết hồ sơ vay của doanh nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao

NLTD3 Doanh nghiệp chủ yếu vay vốn từ các tổ chức tín dụng quy mơ lớn Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.2.7. Thông tin bất cân xứng

Đối với biến thơng tin bất cân xứng, có 04 biến quan sát được đề xuất có mã số từ TTBCX1 đến TTBCX4.

Bảng 3.7: Thang đo thông tin bất cân xứng

TTBCX1 Doanh nghiệp nhận thơng tin về chương trình tín dụng khơng kịp thời TTBCX2 Nguồn thông tin cần thiết về cung tín dụng của các tổ chức tín dụng

mà doanh nghiệp nhận được cịn hạn chế

TTBCX3 Thơng tin doanh nghiệp cung cấp khơng hồn tồn chính xác

TTBCX4 Các tổ chức tín dụng chưa kiểm sốt được tính chính xác của thơng tin phản hồi từ doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.2.8. Hoạt động của cơ quan quản lý

Đối với biến hoạt động cơ quan quản lý, có 04 biến quan sát được đề xuất có mã số từ CQQL1 đến CQQL4.

Bảng 3.8: Thang đo hoạt động của cơ quan quản lý

CQQL1 Các chương trình hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp của chính phủ chưa triển khai hiệu quả

CQQL2 Các quỹ bảo lãnh tín dụng chưa phát huy hiệu quả vai trị CQQL3 Chính phủ ln có sự thay đổi chính sách thường xun CQQL4 Công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.2.9. Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

Đối với biến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, có 03 biến quan sát được đề xuất có mã số từ KNTC1 đến KNTC3.

Bảng 3.9: Thang đo khả năng tiếp cận tín dụng chính thức

KNTC1 Doanh nghiệp dễ dàng vay được vốn khi có nhu cầu

KNTC2 Lượng vốn vay đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp KNTC3 Lượng vốn vay đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả nghiên cứu sơ bộ

3.3. Đối tƣợng khảo sát và phƣơng pháp chọn mẫu

Giai đoạn thảo luận nhóm, đối tượng được chọn là những người có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính bao gồm chuyên viên thẩm định, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp, giảng viên tài chính và chủ doanh nghiệp nhỏ. Số lượng thành viên tham gia thảo luận nhóm được mời đích danh là 6 cá nhân. Quá trình thảo luận nhóm được tiến hành dựa trên dàn bài thảo luận nhóm, mỗi thành viên trong nhóm sẽ nhận một dàn bài thảo luận với nội dung chính là các biến quan sát được tác giả tổng hợp từ cơ sở lý thuyết của nghiên cứu. Mục tiêu của thảo luận nhóm nhằm loại bỏ những biến được đánh giá là khơng cần thiết đưa vào mơ hình và nhóm các biến còn lại thành một số các nhân tố theo đặc điểm chung của các biến, đưa ra tác động kỳ vọng của các các nhân tố này cho mô hình nghiên cứu. Kết quả thảo luận sẽ được đưa vào giai đoạn nghiên cứu tiếp theo khi có trên 50% số thành viên trong nhóm thảo thuận thống nhất.

Giai đoạn khảo sát thử nhằm đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo, đối tượng được chọn là chủ doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trên địa bàn. Số lượng được chọn là 30 doanh nghiệp, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên

đơn giản. Quá trình khảo sát này được tiến hành thơng qua phiếu khảo sát sơ bộ đã được soạn, phát và thu hồi trực tiếp cho các chủ doanh nghiệp được mời tham dự dưới hình thức hội thảo.

Nghiên cứu này nhằm khảo sát để xác định các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ ở thành phố Bến Tre. Đối tượng tiếp cận chính của nghiên cứu này bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động trên địa bàn thành phố Bến Tre. Từ danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP. Bến Tre, trên cơ sở các thông tin của doanh nghiệp, một khung mẫu liệt kê các doanh nghiệp sản xuất quy mô nhỏ trên địa bàn được lập ra. Khung mẫu này chỉ bao gồm các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của đối tượng khảo sát là doanh nghiệp nhỏ theo hai tiêu chí số lao động và quy mô vốn của doanh nghiệp. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản kết hợp với phương pháp hệ thống được sử dụng để xác định đối tượng khảo sát dữ liệu cụ thể cho nghiên cứu.

Kích thước mẫu được xác định dựa vào yêu cầu của từng phương pháp phân tích dữ liệu theo kinh nghiệm từ một số nghiên cứu trước đây. Để phân tích nhân tố EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1 (Hair và cộng sự, 2006 dẫn từ Nguyễn Đình Thọ, 2011), nghiên cứu có 34 biến đo lường, do đó cần khảo sát 170 doanh nghiệp. Theo yêu cầu của phân tích hồi qui bội, kích thước mẫu thường được xác định tối thiểu phải bằng 50+8p, trong đó p là số biến độc lập trong mơ hình (Tabachnick & Fidell, 2007), mơ hình nghiên cứu có 8 biến độc lập, do đó tối thiểu cần khảo sát là 114 doanh nghiệp. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến quan sát trong phân tích nhân tố, theo đó có thể xác định số quan sát cần tiến hành trong nghiên cứu này là 170 doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả nghiên cứu đạt được độ tin cậy và mang tính đại diện cao hơn, kích thước mẫu nên lớn hơn kích thước tối thiểu nhằm dự phịng cho những trường hợp không trả lời hoặc trả lời không đạt yêu cầu, số lượng doanh nghiệp được chọn để gởi phiếu khảo sát cho nghiên cứu là 200 doanh nghiệp nhỏ.

3.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Phiếu khảo sát có cấu trúc rõ ràng được sử dụng để thu thập dữ liệu, công cụ này được thiết kế và kiểm định độ tin cậy thông qua hai bước. Đầu tiên, các biến được chọn cho nghiên cứu này được thu thập từ nghiên cứu trước qua quá trình tổng hợp của tác giả. Thứ hai, q trình thảo luận nhóm giúp loại bỏ bớt các biến đo lường được cho là không cần thiết. Phiếu khảo sát được thử nghiệm trên khoảng 30 doanh nghiệp nhỏ trong địa bàn nghiên cứu. Phần dữ liệu thu thập này không được báo cáo như là kết quả nghiên cứu mà được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo và hoàn chỉnh lại phiếu khảo sát nhằm tiến đến khảo sát chính thức.

Nội dung phiếu khảo sát ngoài những biến quan sát được trình bày trong thang đo, để tạo nguồn dữ liệu cho nhận xét và đề xuất giải pháp, phiếu khảo sát còn thu thập thêm một số thông tin cần thiết như đặc điểm nhân khẩu học của chủ sở hữu doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, nhu cầu vay vốn, loại hình doanh nghiệp, quy mơ vốn và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ được chọn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp doanh nghiệp có bộ phận tài chính với người phụ trách không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý về mặt tài chính của doanh nghiệp vẫn được xem là đối tượng trả lời thích hợp cho khảo sát. Mỗi phiếu khảo sát mất khoảng ba mươi phút để hoàn thành.

Cấu trúc phiếu khảo sát gồm có ba phần: (1) giới thiệu tác giả, mục đích nghiên cứu và hướng dẫn trả lời; (2) nội dung các câu hỏi khảo sát; (3) thông tin về đối tượng được khảo sát.

3.5. Phƣơng pháp phân tích kết quả

Một trong những mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ. Hai công cụ xác định hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố EFA sẽ giúp tác giả thực hiện mục tiêu này.

Cronbach‟s alpha sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến, dùng để đo lường từng yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp

nhỏ. Những biến đo lường không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo, phương pháp kiểm định này được tiến hành trong cả hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Các nhà nghiên cứu đồng ý thang đo được đánh giá tốt khi có hệ số Cronbach‟s alpha từ 0.8 trở lên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể chấp nhận thang đo có hệ số Cronbach‟s alpha từ 0.6 trở lên đối với khái niệm có tính mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Mặc dù hệ số Cronbach‟s alpha càng lớn thì thang đo càng có độ tin cậy cao, nhưng trong trường hợp hệ số này quá lớn có thể đến 0.95, khi đó các biến trong thang đo khơng có sự khác biệt đáng kể và có thể là trùng lắp nhau. Do vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7 – 0.8], nếu Cronbach‟s alpha từ 0.6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Đồng thời cũng cần xem xét hệ số tương quan biến tổng, những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 cũng cần bị loại ra khỏi thang đo.

Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, các biến giữ lại sẽ được xem xét tính phù hợp về mặt giá trị thơng qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố sẽ trả lời câu hỏi liệu các biến ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ có độ kết dính cao khơng và chúng có thể gom lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét khơng. Phân tích nhân tố nhằm kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo dựa vào mối tương quan giữa các biến quan sát. Điều kiện quan trọng cần xem xét trong phân tích nhân tố là hệ số KMO, đây là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan riêng của các biến này, Kaiser (1974) đề nghị KMO từ 0.5 trở lên là chấp nhận được, KMO từ 0.8 trở lên là tốt (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Giá trị cần xem xét tiếp theo trong điều kiện là mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett, giá trị này nhỏ (p ≤ 0.05) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau ở mức ý nghĩa chấp nhận. Căn cứ xác định số lượng nhân tố được rút ra là dựa vào hệ số Eigenvalue, những nhân tố có hệ số Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA, giá trị này cần đạt từ 0.4 trở lên. Tổng phương sai trích (TVE) thể hiện các nhân tố trích

được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường, giá trị này cần đạt từ 50% trở lên. Đạt được tất cả những điều kiện trên đây thì kết quả phân tích EFA là phù hợp.

Phương pháp thống kê mơ tả và phân tích hồi qui được sử dụng nhằm phân tích các dữ liệu thu thập được. Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình, hệ số xác định R2 (R-quare) được sử dụng, và trong mơ hình hồi qui thường dựa vào R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mơ hình vì nó khơng phóng đại lên mức độ phù hợp của mơ hình trong khi hệ số R2 có khuynh hướng lạc quan hơn sự phù hợp. Giá trị tiếp theo cần xem xét là hệ số phóng đại phương sai (VIF) để xét hiện tượng đa cộng tuyến (VIF < 2.5) và hệ số Durbin – Watson để kiểm tra hiện tượng tương quan (1 < Durbin – Watson < 3). Để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hóa được sử dụng, hệ số này càng cao thì tác động của nhân tố đó vào biến phụ thuộc càng lớn.

Phần mềm được sử dụng để phân tích dữ liệu là SPSS 16. Nghiên cứu này nhằm kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập (X1, X2, …, X8) vào một biến phụ thuộc (Y) tương ứng với thứ tự các giả thuyết, do đó mơ hình hồi qui bội MLR được sử dụng trong phân tích.

Mơ hình hồi qui bội được thể hiện dưới dạng:

Trong đó: Yi là giá trị của Y tại quan sát thứ i (i=1,2,…, N) X1i là giá trị của X1 tại quan sát thứ i

i là sai số tại quan sát thứ i

0 là hằng số hồi qui

CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Tiếp theo chương 4 sẽ trình bày các kết quả được phân tích từ dữ liệu thu thập của nghiên cứu bao gồm thông tin mẫu khảo sát, kết quả kiểm định thang đo, hiệu chỉnh mơ hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. Từ đó kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trên.

4.1. Giới thiệu doanh nghiệp Bến Tre

Tính đến cuối năm 2012, tồn tỉnh có hơn 2.500 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng. Trong đó lĩnh vực nơng – lâm – ngư nghiệp chiếm khoảng 6% số doanh nghiệp và khoảng 5% vốn đăng ký, công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 25% số doanh nghiệp và vốn đăng ký, còn lại là thương mại – dịch vụ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% với đa số là doanh nghiệp nhỏ; nguồn vốn hạn chế với mức bình quân mỗi doanh nghiệp khoảng 2,44 tỷ đồng; sử dụng lao động phổ thông chưa qua đào tạo là chủ yếu; chất lượng sản phẩm cùng với mẫu mã, chủng loại, bao bì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chưa cao; đầu tư đổi mới cơng nghệ, máy móc thiết bị, mở rộng quy mơ cịn nhiều hạn chế.

Thành phố Bến Tre chiếm gần 24% số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh với 591 doanh nghiệp đang hoạt động. Về loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân chiếm 48,05% và công ty TNHH chiếm 40,01%. Xét về lĩnh vực hoạt động, có 41,62% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và 22,17% thuộc lĩnh vực dịch vụ, chỉ có 14,55% doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Số doanh nghiệp cịn lại hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng và vận tải, trong đó chủ yếu là xây dựng. Về quy mơ vốn và lao động, có đến 90,86% doanh nghiệp có quy mơ vốn khơng q 20 tỷ; 57,36% doanh nghiệp có từ 10 lao động trở xuống; 39,26% doanh nghiệp có từ 10 đến 200 lao động. Như vậy, trong số doanh nghiệp có từ 10 đến 200 lao động có một số khơng thuộc doanh nghiệp nhỏ xét theo tiêu chí về vốn.

Bảng 4.1: Cơ cấu doanh nghiệp tại TP. Bến Tre. Nội dung phân loại Số lƣợng Nội dung phân loại Số lƣợng

(doanh nghiệp) Tỷ lệ (%) Tổng số doanh nghiệp 591 100 Loại hình kinh doanh

Doanh nghiệp tư nhân 284 48,05

Công ty Cổ phần 36 6,09 Công ty TNHH 237 40,10 Khác (Hợp tác xã, Hợp doanh, Nhà nước) 34 5,75 Lĩnh vực hoạt động Sản xuất 86 14,55 Thương mại 246 41,62 Dịch vụ 131 22,17

Khác (Xây dựng, Công nghiệp,

Vận tải) 128 21,66

Quy mô vốn 20 tỷ trở xuống 537 90,86

Trên 20 tỷ 54 9,14

Số lao động

10 người trở xuống 339 57,36

Trên 10 đến 200 232 39,26

Trên 200 20 8,34

Nguồn: Chi cục Thống kê TP. Bến Tre (2013)

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh. Song, các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn về năng lực quản lý kinh doanh, vốn đầu tư hạn chế, công nghệ lạc hậu, khó phát triển thị trường do kém năng lực cạnh tranh. Qua kết quả khảo sát của Ban kinh tế tỉnh, phần lớn các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp nhỏ tại TP bến tre (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)