Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang đo sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy tính bảng của khách hàng tại việt nam (Trang 45 - 50)

THANG ĐO SỐ BIẾN QUAN SÁT CRONBACH'S ANFA HỆ SỐ TƯƠNG QUAN BIẾN TỔNG NHỎ NHẤT Giá Trị Hình Ảnh 6 0.854 0.562 Giá Trị Chất Lượng 8 0.902 0.427 Giá Trị Tính Theo Giá Cả 4 0.834 0.603 Giá Trị Nhân Sự 4 0.865 0.657

Giá Trị Cảm Xúc 4 0.85 0.63 Giá Trị Xã Hội 4 0.877 0.686

Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về

độ tin cậy (trên 0.6) và các hệ số tương quan với tổng biến của các thang đo đều cao

hơn mức độ cho phép là 0.3, do đó tất cả các biến trên đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tất cả các biến quan sát đạt được độ tin cậy sẽ tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) để trích ra các biến khơng phù hợp và nhóm các biến có liên hệ tương quan thành các nhóm nhân tố mới. Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá bao gồm:

Trong phân tích nhân tố khám phá EFA yêu cầu cần thiết là:

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett

≤0.05

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) > 0.5; nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố<0.5 sẽ bị loại

Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue > 1

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Tuy nhiên , theo Nguyễn Đình Thọ (2011) chúng ta cần xem xét giá trị nội dung của nó trước khi ra quyết định loại bỏ hay không loại bỏ một biến đo lường

Khi phân tích EFA đối với các thang đo quyết định mua máy tinh bảng của khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax để tối thiểu hố số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố và

điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1.

Sau khi kiểm định bằng công cụ Cronbach’s Alpha, các biến đạt yêu cầu được đưa vào phân tích nhân tố (EFA) cụ thể như sau (xem phụ lục 6):

a Kết quả phân tích EFA các biến độc lập :

- Phân tích EFA lần 1, kết quả phân tích cho 30 biến, có 6 nhân tố được trích tại eigenvalues có giá trị đạt 1.052 với phương sai trích là 67.141%. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 ngoại trừ biến quan sát “CL7- Máy tính bảng anh/

chị mua chụp hình đẹp” có hệ số tải nhân tố là 0.428, nhỏ hơn 0.5, và sự

khác biệt giữa hệ số tải nhân tố thấp (0.428 và 0.401), không đạt yêu cầu nên sẽ bị loại (xem phụ lục 6).

- Phân tích EFA lần 2, sau khi loại biến CL7, kết quả phân tích có 29 biến, 6 nhân tố được trích tại eigenvalues có giá trị đạt 1.035 với phương sai trích là 68.482%. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5. Ngoài ra, hệ số KMO = 0.889 thể hiện sự phù hợp của phân tích nhân tố. Thống kê Chi-square của kiểm

định Bartlett’s đạt giá trị 2716 với mức ý nghĩa là 0.00; điều đó cho thấy các

biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể (xem phụ lục 6).

Như vậy, sau khi loại các biến không đạt yêu cầu, kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập bao gồm bao gồm 29 biến, chia thành 6 nhân tố tên gọi khơng thay đổi như sau:

• Nhân tố 1: Giá trị hỉnh ảnh, bao gồm 6 biến quan sát • Nhân tố 2: Giá trị chất lượng, bao gồm 7 biến quan sát • Nhân tố 3: Giá trị tính theo giá cả, gồm 4 biến quan sát • Nhân tố 4: Giá trị nhân sự, gồm 4 biến quan sát

• Nhân tố 5: Giá trị cảm xúc, bao gồm 4 biến quan sát

b Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc:

Phân tích EFA (xem kết quả phụ lục 6) nhân tố quyết định mua máy tính bảng, kết quả phân tích có 4 biến, 1 nhân tố được trích tại eigenvalues có giá trị đạt 2.494 với phương sai trích là 62.353%. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5. Ngoài ra, hệ số KMO = 0.730 thể hiện sự phù hợp của phân tích nhân tố. Thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s đạt giá trị 199.602 với mức ý nghĩa là 0.00. Tất cả các biến quan sát đều đạt yêu cầu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, tác giả đã trình bày quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu gồm hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ

được thực hiện thơng qua nghiên cứu định tính (phỏng vấn khám phá, phỏng vấn

tay đơi, thảo luận nhóm tập trung) và nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua khảo sát thử 150 khách hàng nhằm hiệu chỉnh, hồn chỉnh bảng phỏng vấn. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 258 nhằm thoả mãn yêu cầu của kỹ thuật phân tích chính sử dụng trong đề tài: kỹ thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. Đối tượng khảo sát của đề tài là các khách hàng mua máy tính bảng tại Tp.HCM. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ đã loại 1 biến quan sát thông qua kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện bằng định lượng và sử dụng các công cụ của SPSS 16 để phân tích: Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố EFA, thống kê mô tả, hồi qui, T-test, Annova. Trong chương tiếp theo, tác giả sẽ trình bày cụ thể kết quả phân tích.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 3 tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo các

khái niệm. Chương này tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời hoàn chỉnh các thang đo và các kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả

thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi qui bội, T-test và Anova với phần mềm SPSS 16.0.

4.1 THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là các khách hàng mua máy

tính bảng tại TP HCM. Tổng cộng có 360 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 308

bảng, loại ra 50 bảng không đạt u cầu, cịn lại 258 bảng được mã hố và đưa vào xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích.

Kết quả thống kê cho thấy:

- Về độ tuổi: Trong 258 khách hàng trả lời hợp lệ có 39 người có độ tuổi dưới 21

chiếm 15.2%, có 140 người trong độ tuổi từ 21 đến 30, chiếm 54.3%; có 40 người nằm trong độ tuổi từ 31 đến 40, chiếm 15.5%; 26 người nằm trong độ tuổi từ 41 đến 50 và chiếm 10%, 13 người có độ tuổi trên 50 chiếm 5%.

- Về giới tính: Trong 258 khách hàng trả lời hợp lệ, có 128 khách hàng là nữ,

chiếm 49.6%; phần còn lại là 130 nam, chiếm 50.4%.

- Về học vấn: Trong 258 khách hàng trả lời hợp lệ, 51 khách hàng có trình độ học

vấn phổ thơng, chiếm 19.8%, 33 khách hàng có trình độ học vấn cao đẳng, trung cấp, chiếm 12.8%; 142 khách hàng có trình độ đại học chiếm 55% và 32 khách hàng có trình độ trên đại học chiếm 12.4%.

- Về thu nhập: Trong 258 khách hàng trả lời hợp lệ, 176 khách hàng có thu nhập

dưới 10 triệu, chiếm 68.2%; 57 khách hàng có thu nhập từ 10 đến 20 triệu, chiếm 22.1% và 25 khách hàng có thu nhập trên 20 triệu, chiếm 9.7%.

4.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO THƠNG QUA PHÂN TÍCH NHÂN TỐ VÀ HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA.

4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ

số Cronbach’s Alpha dùng để đo lường mức độ chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo có sự tương quan với nhau. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Theo nguyên tắc một tập hợp mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8. Thang đo có Cronbach’s Anpha từ 0.7 đến 0.8 có thể sử dụng cho nghiên cứu. Tuy nhiên với những khái niệm có tính mới thì Cronbach’s Anpha có thể từ 0.6 trở lên vẫn chấp nhận được ( Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Tác giả tiến hành kiểm định với từng thành phần trong các yếu tố của mơ hình nghiên cứu đề nghị bao gồm: Giá Trị Hình Ảnh, Giá Trị Chất Lượng, Giá trị Tính Theo Giá Cả, Giá Trị Nhân Sự, Giá trị Cảm xúc , Giá trị Xã Hội , Quyết Định Mua Máy Tính Bảng Của Khách Hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua máy tính bảng của khách hàng tại việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)