Phân tích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ERPT vào lạm phát ở việt nam trước và sau khi gia nhập WTO (2000 2011) (Trang 37 - 39)

Hình 4.3 : Kết quả phản ứng xung khi có cú shock chính sách tiền tệ

4. Nội dung và các kết quả nghiên cứu (Results)

4.6. Phân tích thực nghiệm

Từ những phân tích sơ bộ các kết quả ở trên, tác giả tổng hợp thành bảng kết quả tóm tắt sau:

Đầu tiên, thông qua kết quả kiểm tra hàm phản ứng xung, ở giai đoạn 1 tỷ giá hoái đoái truyền dẫn vào giá nhập khẩu, giá sản xuất và giá tiêu dùng. Sau khi chuẩn hoá cú sốc tỷ giá hối đoái, hệ số pass through tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng được tính ở Phụ lục 3. Nhìn chung tác động của các cú sốc tỷ giá mạnh trong năm đầu và yếu dần trong năm thứ 2.

So với kết quả nghiên cứu của Ito & Sato (2007) giai đoạn 1998 – 2006 cho Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia thì mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đối của Việt Nam là trung bình. Ở giai đoạn 2, mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở năm 1 lại thấp hơn năm 2 và tỷ giá truyền dẫn nhiều nhất vào PPI, tiếp đó là IMP và thấp nhất là CPI. Trong giai đoạn 2 mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá sản xuất PPI cao nhất có thể giải thích chi phí sản xuất ở các cơng ty nước ngồi tăng cao khi tỷ giá thay đổi. Ngồi ra với mức độ đơ la hoá cao khi nền kinh tế mở cửa cùng với biến động khủng hoảng của nền kinh tế giai đoạn này làm cho ERPT cao hơn giai đoạn 1.

Thứ 2, giá dầu tác động đáng kể vào biến đổi chỉ số giá, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng.

Thứ 3, áp lực khe hở sản lượng lên chỉ số giá rất thấp. Vì vậy việc nền kinh tế phát triển mạnh hay yếu so với tiềm năng của nó cũng khơng tác động gì nhiều đến tình hình lạm phát của Việt Nam.

Thứ 4, chính sách tiền tệ có ý nghĩa quan trọng nhiều trong chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Mức tác động của chính sách tiền tệ vào các chỉ số giá ở giai đoạn 2 hơn giai đoạn 1. Khi nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ tác động của chính sách tiền tệ càng tăng.

Thứ 5, chính sách tiền tệ không phải là động lực mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Với bảng kết quả hàm phản ứng xung thì cung tiền M2 có tác động rất ít đến GAP.

Thứ 6, ERPT vào chỉ số giá ở giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1. Điều đó có nghĩa là với mơi trường tự do thương mại khác nhau thì ERPT khác nhau, cụ thể ERPT cao khi nền kinh tế có mức độ mở cửa cao hay nói cách khác là mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đối có quan hệ thuận chiều với mức độ mở cửa nền kinh tế. ERPT của Việt Nam sau khi gia nhập WTO cao hơn ERPT trước đó. Điều này cho thấy một nền kinh tế có độ mở lớn rất dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngồi, bên cạnh đó, biến động của giá cả hàng hóa quốc tế cũng tác động khơng nhỏ tới chỉ số giá cả hàng hóa trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ERPT vào lạm phát ở việt nam trước và sau khi gia nhập WTO (2000 2011) (Trang 37 - 39)