Kết quả nghiên cứu chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ERPT vào lạm phát ở việt nam trước và sau khi gia nhập WTO (2000 2011) (Trang 39)

Hình 4.3 : Kết quả phản ứng xung khi có cú shock chính sách tiền tệ

5. Kết luận

5.1. Kết quả nghiên cứu chính

Ở Việt Nam trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái ERPT vào lạm phát là không hoàn toàn. Trong năm đầu tiên ERPT vào IMP là 0.69, vào PPI là 0.22, vào CPI là 0.11. So với ERPT ở các quốc gia trong khu vực thì sự truyền dẫn ERPT vào lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1(2000 – 2006) có mức độ vừa phải.

Sau khi gia nhập WTO (2007 – 2011), mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá ở năm 1 lại thấp hơn năm 2 và tỷ giá truyền dẫn nhiều nhất vào PPI, tiếp đó là IMP và thấp nhất là CPI. Cụ thể, ERPT vào IMP là 0.24 ở năm đầu và 0.61 ở năm 2; ERPT vào PPI là 0.67 năm 1 và 1.2 ở năm 2; ERPT vào CPI là 0.23 năm 1 và 0.59 năm 2. Trong giai đoạn này mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá sản xuất PPI cao nhất có thể giải thích chi phí sản xuất ở các cơng ty nước ngồi tăng cao khi tỷ giá thay đổi.

Giá dầu và chính sách tiền tệ có mức ý nghĩa quan trọng trong việc truyền dẫn tỷ giá vào lạm phát tại Việt Nam. Đặc biệt khi nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ vai trị của chính sách tiền tệ càng tăng. Ngược lại, sự biến đổi khe hở sản lượng có ảnh hưởng thấp lên ERPT.

Hệ số pass through của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu là cao nhất, kế đó là chỉ số giá sản xuất và thấp nhất là chỉ số giá tiêu dùng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

ERPT cao khi nền kinh tế có mức độ mở cửa cao và ngược lại ERPT sẽ thấp hơn trong nền kinh tế có mức độ mở cửa thấp. Phù hợp với các nghiên cứu trước đây và giả thuyết của tác giả đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ERPT vào lạm phát ở việt nam trước và sau khi gia nhập WTO (2000 2011) (Trang 39)