Hình 6 : Cơ cấu tài sản ngành Dược giai đoạn 2006-2011
3.1 Về phía các doanh nghiệp
Những đề xuất cho việc chọn lựa cấu trúc vốn của doanh nghiệp
3.1.1 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng vốn
Như đã phân tích ở chương 2, các công ty ngành Dược phẩm đã sử dụng cấu trúc vốn vẫn chưa hiệu quả và còn mất cân đối khi sử dụng nợ vay, đã gây khó khăn cho các cơng ty khi xây dựng chiến lược phát triển dài hạn mà nhu cầu sử dụng vốn cần phải ổn định lâu dài và có hiệu quả. Vì vậy, các cơng ty cần phải chuyển sang một cấu trúc vốn thích hợp hơn bằng cách thực hiện biện pháp sau:
o Các khoản nợ ngắn hạn
Do nhu cầu vốn ngắn hạn rất cao, nhưng hiện nay các doanh nghiệp rất khó có được các nguồn vốn trên ổn định và tăng thêm với một mức chi phí hợp lý. Để có được các khoản tài trợ ngắn hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu, các doanh nghiệp nên chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành các khoản nợ ngắn hạn thường xuyên bằng cách các công ty ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, đây là khoản nợ rất cần thiết vì cơng ty sử dụng mà khơng cần phải trả phí.
Mặt khác, để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, các cơng ty phải tích cực thu hồi các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho thích hợp, lúc đó cơng ty mới có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tạo được nguồn vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
o Các khoản nợ dài hạn
Do thị trường tài chính phát triển chưa hiệu quả, sự tự do tài chính khơng cao. Các doanh nghiệp dược chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn tín dụng ngân hàng hơn là phát hành trái phiếu để huy động nợ dài hạn. Thực tế cho thấy, thị trường trái phiếu chưa phát triển, cho nên doanh nghiệp vẫn
phải phụ thuộc vào các ngân hàng để vay dài hạn. Sắp tới, tình hình kinh tế chuyển sang giai đoạn phục hồi. Chính phủ đang từng bước hạ lãi suất và sẽ duy trì một chính sách lãi suất thấp nhằm kích thích kinh tế. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với chi phí vay hợp lý hơn. Doanh nghiệp nên chủ động quan hệ tốt với các ngân hàng và chuẩn bị hồ sơ vay vốn kèm các thông tin cần thiết về doanh nghiệp để cung cấp kịp thời cho ngân hàng. Việc lựa chọn vốn vay dài hạn là một trong những giải pháp cần thiết khi thực hiện chiến lược cho đầu tư phát triển dài hạn.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của các công ty được khảo sát trong giai đoạn hiện nay tương đối cao, có một số cơng ty đã hiện rõ rủi ro về tài chính và có dấu hiệu mất khả năng trang trải lãi vay, cụ thể là Công ty cổ phần dược Viễn Đơng.
o Vốn cổ phần
Ngồi nợ vay, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đối với vốn cổ phần, đặc biệt là nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại, hay phát hành thêm vốn cổ phần ra bên ngoài. Xét về trong quá trình hình thành, tăng trưởng và rủi ro trong từng giai đoạn phát triển, thì tại thời điểm này các công ty được khảo sát đang trong ở giai đoạn tăng trưởng cao, tỷ suất sinh lời kỳ vọng hấp dẫn. Do vậy, nhu cầu vốn để phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh vẫn cịn rất lớn. Do đó, việc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài để huy động vốn cho các cơ hội đầu tư là rất cần thiết.
Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp đã nêu trên thì cấu trúc vốn của các công ty sẽ phù hợp hơn trong việc giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình qn và gia tăng giá trị tài sản cổ đông.
3.1.2 Nâng cao năng lực quản trị vận hành nhằm tạo chủ động trong sử dụng vốn lưu động của cơng ty.
Trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty luôn cần một lượng vốn lưu động để giải quyết những vấn đề phát sinh thường
xuyên trong hoạt động, như tiền mặt và một số khoản có thể chuyển nhanh thành tiền như hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng. Nếu những nguồn vốn được quản lý tốt có tác động đến sự cân bằng tài chính và gia tăng hiệu quả của việc mở rộng nợ vay.
- Hàng tồn kho: Với nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngồi thì cũng cần phải tính đến cách phịng ngừa rủi ro về tỷ giá bằng cách sử dụng cơng cụ tài chính như quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (future contract),… để hạn chế tối đa sự biến động về giá và tỷ giá làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định chuẩn xác về nhu cầu hàng dự kiến trong tương lai: xây dựng mức tồn kho tối ưu để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh biến động trong từng thời kỳ.
- Đối với các khoản phải thu: Cần phải xây dựng một hệ thống quản lý nhằm theo dõi, đôn đốc và thu hồi các khoản phải thu. Để giảm thiểu các nợ phải thu quá hạn phát sinh mới, công ty cần phải xây dựng quy trình quản lý và kiểm soát phù hợp đồng thời rà soát, phân loại chính xác tuổi nợ, đối tượng nợ,… của từng khoản nợ để thuận tiện cho việc thu hồi và lập các khoản dự phịng phải thu khó địi hợp lý.
3.1.3 Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn
Nâng cao trình độ quản trị cấu trúc vốn bằng cách xây dựng mơ hình dự báo cấu trúc vốn gắn với triển vọng kinh tế. Trong mơ hình đó, phải xây dựng được các kịch bản của nền kinh tế như triển vọng triển vọng phát triển kinh tế, chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ, tình trạng thị trường vốn …Các đặc tính của ngành kinh doanh bao gồm các biến động thời vụ, các biến động theo chu kỳ, tính chất cạnh tranh, chu kỳ sống của các dịng sản phẩm, điều tiết của chính phủ. Từ đó, xây dựng cấu trúc vốn phù hợp cho doanh nghiệp trong từng kịch bản ….Ngoài ra cần chú ý đến đặc tính của cơng ty bao gồm quy mơ, xếp hạng tín nhiệm, bảo đảm quyền kiểm sốt,…Tóm lại, các nhà quản trị cần phải phân tích sâu sát hơn với nhiều tình huống về những cơ hội và những rủi ro trước khi sử dụng
phương án tài trợ này mà không sử dụng phương án tài trợ khác
3.1.4 Đa dạng đa dạng hóa sản phẩm thơng qua nghiên cứu và phát triển:
Yếu điểm lớn nhất của các công ty Dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất thuốc generic (những loại thuốc chữa bệnh thơng thường có giá thấp
hay còn gọi là thuốc gốc), không sản xuất được những loại thuốc đặc trị.
Hơn nữa, nhiều cơ sở sản xuất thuốc trong nước chưa đạt được tiêu chuẩn thực hành quản lý tốt (GMP). Ước tính chỉ có khoảng 1/3 trong số gần 200 cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong khi GMP là một trong những điều kiện để các cơng ty Dược nước ngồi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tên thương mại sau khi Việt Nam là thành viên WTO. Vì vậy, các cơng ty Dược trong nước phải hướng vào sản xuất những sản phẩm đặc trị, có hàm lượng giá trị cao hơn. Điều này sẽ tạo nên uy tín, khẳng định thương hiệu và mang lại một lợi nhuận cao hơn cho bản thân công ty.
Các công ty Dược cần gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phầm, nhất là các sản phẩm thuốc đặc trị, điều này giúp tăng thị phần và tăng doanh thu. Qua đó, góp phần giảm thiểu rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Bên cạnh đó, do nền kinh tế Việt nam có sức tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn hiện nay thì việc ưu tiên phát hành cổ phiếu để huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư là rất cần thiết ngoài nợ vay. Bởi vì các dự án ngành Dược được triển khai mới sẽ rất tốn kém. Tuy thị trường chứng khoán đang trầm lắng, nhưng với sự nỗ lực của Chính phủ nhằm tái cơ cấu thị trường này, hy vọng nó sẽ là một kênh giúp các cơng ty có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm dược ngày càng mới và có hiệu quả trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân.