Vai trò của ngành nông nghiệp đối với một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tại tỉnh long an (Trang 26 - 29)

Bảng 2.6 : Các hệ số hồi qui trong mơ hình

4. Kết cấu đề tài

1.3 Vai trò của ngành nông nghiệp đối với một số nước

1.3.1 Q trình phát triển nơng nghiệp của Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đơng Nam Á, có điều kiện tự nhiên tương tự như Việt Nam, cho đến nay Thái Lan được xem là một trong những nước có nền nơng nghiệp phát triển trong khu vực, do đó việc Thái Lan phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp đang là một bài học kinh nghiệm rất phù hợp đối với Việt Nam trong q trình phát triển ngành nơng nghiệp.

Để có được những thành cơng như ngày nay, Thái Lan đã xây dựng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp đúng đắn, nội dung của chiến lược bao gồm rất nhiều vấn đề, trong đó tập trung nhất vào các việc xây dựng một số ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học.

Các chiến lược phát triển nông nghiệp của Thái Lan:

Đầu tiên, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiến lược xây dựng cơ cấu kinh tế toàn diện và ổn định. Ngay từ năm 1999, chính phủ Thái Lan đã đưa ra chương trình phát triển nơng nghiệp, trong đó tập trung vào một số giải pháp như:

+ Thực hiện giao đất cho nông dân canh tác thơng qua chương trình cải cách ruộng đất, kể từ năm 1998 đến nay, Thái Lan đã tiến hành cải cách đất đai trên diện tích khoảng 100.000 ha.

+ Qui hoạch lại các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chuyên biệt, tạo điều kiện cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, hạn chế tình trạng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, đáp ứng điều kiện một số cây trồng cần tưới tiêu tốt.

+ Cung cấp cho nông dân các loại giống cây khác nhau để cải thiện chất lượng cây trồng.

+ Quản lý sau thu hoạch một cách hiệu quả. Chính phủ thực hiện chính sách tài trợ tài chính để tài trợ cho các hộ nơng dân, các doanh nghiệp mua sắm phương tiện và xây dựng các kho chứa thóc ở mỗi huyện.

+ Khuyến khích và cơng bố các cơng trình nghiên cứu trong lĩnh vực nơng nghiệp, đồng thời Chính phủ thành lập một số cơ quan chuyên môn nhằm hỗ trợ cho nông dân sản xuất áp dụng các kết quả các cơng trình nghiên cứu.

+ Thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân sản xuất với các chính sách lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các hộ dân đầu tư vào nông nghiệp.

Thứ hai, thực hiện chiến lược lúa gạo quốc gia 5 năm 2004-2008, mục tiêu của chiến lược này nhằm tập trung nâng cao sản lượng lúa gạo thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, đầu tư hoàn thiện hệ thống thủy lợi, xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Thái lan, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế, nâng cao đời sống cho nông dân. Theo chiến lược này, sản lượng thóc sẽ tăng từ 25,88 triệu tấn (17,20 triệu tấn gạo) niên vụ 2002-2003 lên 33 triệu tấn thóc (21,8 triệu tấn gạo) vào niên vụ 2007-2008 (2). Thái Lan đã xuất khẩu gạo chất lượng cao sang các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Singapor, Liên minh châu Âu.

Đến giai đoạn thứ ba, Chính phủ Thái Lan xây dựng kế hoạch phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái đô thị. Mục tiêu của chiến lược này là hình thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên mơn hóa xen kẽ với các khu công nghiệp và dân cư. Các nơng sản sạch và có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển. Tại các vùng cách thủ đô hàng trăm km, các mơ hình nơng nghiệp tổng hợp được xây dựng, trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả, phát triển cây lương thực với nuôi trồng thủy sản nhằm giải quyết vấn đề môi trường và an toàn thực phẩm. Ngoài việc chú trọng phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái, vấn đề tiêu thụ sản phẩm được giải quyết trên cơ sở phát triển quan hệ hợp đồng giữa các công ty chế biến nông sản và các hộ nơng dân. Đồng thời Chính phủ Thái Lan rất quan tâm tới các chính sách tài chính, tín dụng, khuyến nơng, xây dựng kết cấu hạ tầng, giải quyết ô nhiễm nhằm mục tiêu phát triển các vùng nông nghiệp một cách bền vững.

(2)

1.3.2 Quá trình phát triển nông nghiệp tại Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng và dân số đông nhất thế giới. Sau những thất bại trong việc cải cách nông nghiệp và công nghiệp trước năm 1970, Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa, nền nông nghiệp và kinh tế đã đạt được những thành tựu nhất định, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của khoa học cơng nghệ.

Sau năm 1970 Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm “cởi trói” cho ngành nơng nghiệp như: thực hiện chính sách khốn hộ, nâng giá nông sản, giảm giá vật tư nông nghiệp và thuế nông nghiệp, nông dân được làm các nghề phi nông nghiệp…..

Trong giai đoạn 1985 đến năm 1990, Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách cải cách nông nghiệp một các sâu rộng hơn, trong đó chủ yếu tập trung cải cách vấn đến lưu thơng hàng hóa nơng nghiệp. Chính phủ khơng cịn độc quyền thu mua nông sản, nông dân được tư do bán bn, bán lẻ,… Do đó đến năm 1990 nền nông nghiệp của Trung Quốc đã có bước phát triển rất nhanh.

Từ năm 1990 đến nay, các khu phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ sở hiện đại hóa nơng nghiệp… được xây dựng ở hầu hết các tỉnh, thành phố và sử dụng công nghệ cao để cải tạo nông nghiệp truyền thống. Trung Quốc đã chọn công nghệ cao làm khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp. Hiện nay, trình độ chung nền nơng nghiệp Trung Quốc khá cao. Tỷ lệ tiến bộ khoa học – cơng nghệ nâng cao đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định liên tục của nền kinh tế nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc. Đến nay Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22% dân số thế giới (3).

1.3.3 Q trình phát triển nơng nghiệp của Mỹ

Trước năm 1773 nước Mỹ là thuộc địa của Vương Quốc Anh, Vương quốc Anh đã bán cho các công ty tư nhân những vùng đất rộng lớn để sản xuất nông nghiệp. Khi giành được độc lập vào năm 1783, Chính phủ Mỹ đã quyết định bán tất cả đất đai chưa có người sở hữu với giá 6,25 USD một hecta.

(3)

Do đó có thể thấy do những điều kiện lịch sử nhất định, nước Mỹ hình thành những đồn điền lớn với diện tích hàng trăm hecta, đây là những điều kiện rất thuận lợi cho việc ứng dụng cơ giới hóa, áp dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất, sản xuất nơng sản hàng hóa với qui mơ lớn.

Đến năm 1860, trên tồn nước Mỹ đã có hai triệu nông trại và đã sản xuất dư thừa nông sản, dần dần các sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu (chiếm 82% giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước Mỹ trong năm 1860). Với một ý nghĩa rất thực tế, ngành nông nghiệp đã tạo ra sức mạnh cho sự phát triển kinh tế Mỹ.

Đến cuối thế kỷ 20, việc tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới hóa và khoa học cơng nghệ ngày càng cao hơn đã tạo ra ít trang trại hơn nhưng các trang trại có quy mơ lớn hơn nhiều, các trang trại này chủ yếu sử dụng máy móc để phục vụ sản xuất. Đến năm 1990, toàn nước Mỹ có khoảng 2,2 triệu trang trại với diện tích trung bình khoảng 190 hecta/trang trại, sử dụng khoảng 1,2 triệu lao động (2% lực lượng lao động của cả nước) (4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tại tỉnh long an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)