Đơn vị tính: tỷ đồng
mức tăng trưởng bình qn lên tới 46%, trong khi các NHTM nhà nước chỉ tăng ở mức 29% và ngân hàng nước ngoài ở mức 30%. Diễn biến tổng tài sản của 3 khối ngân hàng trong giai đoạn 2008 - 2012 (Biểu đồ 2.2) cho thấy xu hướng cũng tương đồng với xu hướng dịch chuyển của vốn chủ sở hữu. Tổng tài sản của khối NHTM nhà nước tăng trưởng ổn định trong cả giai đoạn, trong khi khối NHTM cổ phần sụt giảm tổng tài sản đến cuối năm 2012. Tổng tài sản của khối ngân hàng nước ngoài cũng theo xu hướng của NHTM cổ phần, giảm nhẹ đến cuối năm 2012.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
Tổng tài sản của 2 khối NHTM nhà nước và NHTM cổ phần tăng nhanh trong giai đoạn 2008 - 2011 là do quy mô hoạt động của nhiều ngân hàng được mở rộng, thặng dư cổ phiếu sau đợt IPO ra công chúng từ 3 NHTM nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ từ lợi nhuận của các NHTM cổ phần. Nguyên nhân quan trọng hơn cả để giải thích sự tăng trưởng nhanh tổng tài sản của 2 khối NHTM nhà nước và NHTM cổ phần là sự bùng nổ mạng lưới chi nhánh của một sốngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, ACB,
- 5000,0 10000,0 15000,0 20000,0 25000,0 2008 2009 2010 2011
Biểu đồ 2.2: Diễn biến tổng tài sản của các ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Sacombank, Techcombank đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn, khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Quy mô tổng tài sản của các ngân hàng nước ngoài tăng trưởng chậm một phần do quy mô mạng lưới phát triển chậm so với NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, một phần là do người gửi tiết kiệm chưa tiếp cận với nhóm ngân hàng này mặc dù họ có rất nhiều chương trình marketing, khuyến mại để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Năm 2012, tổng tài sản của khu vực NHTM nhà nước vẫn tăng trưởng cao hơn so với năm 2011, trong khi hai khu vực NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài giảm sút. Nguyên nhân tổng tài sản của khu vực NHTM nhà nước tăng một phần có sự đóng góp khơng nhỏ của việc Vietcombank bán 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, tương đương 11.800 tỷ đồng với thặng dư vốn cổ phần lên tới hơn 8.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đóng góp của hệ thống NHTM cổ phần theo chiều hướng ngày càng tích cực thể hiện ở sự gia tăng trong tỷ suất sinh lời. Điều đáng ghi nhận trong hoạt động của các ngân hàng là các chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều có xu hướng tốt hơn. Chỉ số ROA trên 1% và ROE đa phần ở mức trên 10%. Theo cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, mức lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2012 chỉ ở mức trung bình và thấp hơn năm trước. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2011 tăng 15.1% so với năm 2010, và năm 2012 đạt 28.600 tỷ đồng giảm 50% so với năm 2011.
Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản là hai mục tiêu mà các ngân hàng luôn phấn đấu để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn cũng như củng cố vị trí hoạt động so với các ngân hàng khác. Để tổng tài sản tăng trưởng tốt, ngoài vốn chủ sở hữu được phát triển đều đặn, tăng trưởng huy động vốn sẽ đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản. Huy động vốn từ nền kinh tế khơng chỉ giúp ngân hàng có nguồn vốn ổn định cho các hoạt động tín dụng, đầu tư mà còn là cơ sở ổn định thanh khoản hơn nếu ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng.
2.2.1.4. Quy mô vốn điều lệ
Năm 2011 đã có khoảng 25 ngân hàng tiến hành tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm là hơn 46.000 tỷ đồng. Đối với nhóm NHTM nhà nước tuy đã cổ phần hóa nhưng cổ đơng nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, vốn điều lệ tăng thêm của 4 ngân hàng này trong năm 2011 lên tới 25.566 tỷ đồng, chiếm 55% tổng vốn điều lệ tăng thêm trong năm. Trong đó, BIDV tăng vốn mạnh nhất với hơn 13.650 tỷ đồng. Đến cuối năm 2011, BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất, thay cho VBARD vẫn thường xuyên giữ vị trí này. Tiếp sau đó VietinBank và Vietcombank.
Đối với nhóm NHTM cổ phần (gồm 37 ngân hàng), trong năm 2011 có 19 ngân hàng thực hiện tăng vốn điều lệ với số vốn tăng thêm là 20.436 tỷ đồng, chiếm 45% tổng vốn tăng thêm. Tuy nhiên, đến 31/12/2011, vẫn cịn 3 ngân hàng chưa hồn thành việc tăng vốn điều lệ lên tối thiểu 3.000 tỷ đồng là SaigonBan, PGBank và BaoVietBank. Như vậy, trong nhóm NHTM cổ phần, kết thúc năm 2011, Eximbank tiếp tục dẫn đầu về vốn điều lệ. Tiếp đến là Sacombank. Đáng chú ý, SCB vươn lên vị trí thứ ba trong nhóm và thứ 7 trong tồn hệ thống, nhờ việc hợp nhất vốn điều lệ của 3 ngân hàng là SCB, TinNghiaBank và FicomBank. ACB bị lùi 2 bậc do khơng hồn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng trong năm.
Bảng 2.3: Vốn điều lệ của các NHTM cổ phần Việt Nam đến 31/12/2012
TT Tên viết tắt Vốn điều lệ TT Tên viết tắt Vốn điều lệ
2011 2012 2011 2012 1 Eximbank 12,355 12,355 13 VIB 4,250 4,250 2 Sacombank 10,962 10,740 14 ABBank 4,200 4,200 3 SCB 10,583 10,584 15 HDBank 4,050 5,000 4 ACB 9,377 9,377 16 Oceanbank 4,000 4,000 5 Techcombank 8,788 8,848 17 Southernbank 3,212 4,000 6 MBB 7,300 10,000 18 NamVietBank 3,010 3,010 7 Maritimebank 7,000 8,000 19 Trustbank 3,000 3,000 8 SeAbank 5,335 5,335 20 OCB 3,000 3,234 9 Vpbank 5,050 5,770 21 WesternBank 3,000 3,000 10 SHB 4,816 8,866 22 KienLong Bank 3,000 3,000
11 MHB 3,062 3,269 23 NamA Bank 3,000 3,000 12 Dongabank 4,500 5,000 24 SaigonBank 2,460 3,080
Tổng 89,128 98,144 Tổng 40,182 42,774
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo tài chính của các ngân hàng (2012).
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có quy mơ nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng cịn tương đối kém, gây tác động khơng tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
2.2.1.5. Huy động
Huy động vốn từ nền kinh tế của 3 khối ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ ràng, đặc biệt là 2 khối NHTM nhà nước và NHTM cổ phần. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân của khu vực NHTM cổ phần tăng 33%/năm trong giai đoạn 2008 - 2012, trong khi NHTM nhà nước chỉ tăng trung bình 18% và ngân hàng nước ngoài tăng 20%. Nhờ tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nên khoảng cách số dư huy động giữa hai khu vực NHTM nhà nước và NHTM cổ phần giảm rất nhiều, tiệm cận ngay từ năm 2010.
Huy động vốn của khu vực NHTM cổ phần có bước tăng đột biến trong 3 năm từ 2009 - 2011 làdo giai đoạn này các NHTM cổ phần vẫn được quyền sử dụng công cụlãi suất để cạnh tranh huy động vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng huy động vốn năm 2012 của NHTM cổ phần chậm lại trong khi nhóm NHTM nhà nước có tốc độ tăng cao hơn hẳn nhóm NHTM cổ phần. Điều này một phần do tác động của chính sách trần lãi suất huy động cũng như giới hạn tín dụng của NHNN. Trần lãi suất huy động khiến nhiều người lựa chọn ngân hàng có uy tín gửi tiền thay vì lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao hơn. Hạn mức tín dụng cũng làm xoa dịu sức ép nhu cầu vốn của nhiều ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn huy động từ nền kinh tế để cho vay.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
Huy động vốn của khu vực NHTM nhà nước tăng nhanh hơn trong năm 2012 so với hai khu vực kia là do sự cố tại một số NHTM cổ phần. Thông tin về sự dịch chuyển nhân sự tại các NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam như: ACB, Sacombank và Eximbank đã tạo ra những tin đồn về mất khả năng thanh khoản tại các ngân hàng này. Hậu quả là một lượng tiền lớn được rút ra trong một một thời gian ngắn tại các ngân hàng này và được chuyển tới các NHTM nhà nước. Các ngân hàng nước ngồi có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cũng theo xu hướng chung của nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ được thắt chặt để kiểm soát lạm phát từcuối năm 2011, tốc độc tăng trưởng huy động vốn của khối ngân hàng nhà nước đã chững lại trong năm 2012.
Tuy nhiên, quy mô huy động vốn giữa ba khu vực ngân hàng đã có sự thay đổi lớn từnăm 2008 đến 2011. Nếu số dư huy động vốn năm 2008 giữa NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài chỉ chênh lệch khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng thì sự chênh lệch giữa hai nhóm đến cuối năm 2012 đã kéo rộng tới hơn 3,5 lần, tương đương với mức chênh lệch hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Như vậy, sự chênh lệch này cho thấy các NHTM cổ phần đã rất nỗ lực trong việc thực hiện chính sách giá, chăm sóc
- 200000,0 400000,0 600000,0 800000,0 1000000,0 1200000,0 1400000,0 1600000,0 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động. Điều này đồng nghĩa với việc các NHTM cổ phần có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi có lợi thế hơn về kinh nghiệm quản lý, cơng nghệ và sự phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ. Ngược lại, khoảng cách huy động vốn giữa nhóm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần đã thu hẹp đáng kể từ năm 2008 đến 2012. Nếu khoảng cách giữa hai nhóm ngân hàng này là trên 300 nghìn tỷ năm 2008 thì khoảng cách đó đã thu hẹp xuống dưới 60 nghìn tỷ năm 2012. Điều này khẳng định sự nỗ lực của các NHTM cổ phần trong việc mở rộng thị phần huy động vốn nhằm tiến tới giảm sự phục thuộc nguồn vốn từcác NHTM nhà nước cũng như tự chủ hơn nữa trong quản trị thanh khoản.
2.2.1.6. Tín dụng
Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vịng 4 năm qua thì dư nợ của các nhóm ngân hàng này cũng có sự dịch chuyển nhưng chưa nhiều. Biểu đồ 4 mơ tả tín dụng của ba khu vực này với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hai năm 2009 - 2010 thuộc về nhóm NHTM cổ phần. Đây cũng chính là những năm tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ năm 2011 lên tới hơn 18%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 đã chựng lại do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thơng qua kênh lãi suất (trần lãi suất huy động) và thơng qua kênh tín dụng (hạn mức tăng trưởng tín dụng và hạn mức tín dụng thắt chặt cho một số ngành khơng khuyến khích) đã chặn đà tốc độ tăng trưởng tín dụng. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 và 2012 của cả ba nhóm ngân hàng đều chậm lại.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
Mặc dù tự do hóa tài chính của Việt Nam đã cho phép năm ngân hàng nước ngoài nêu trên được hoạt động như một NHTM trong nước từ năm 2007 nhưng dư nợ tín dụng đã khơng theo kịp các NHTM cổ phần. Các ngân hàng nước ngoài đã được phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nhưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn nhiều so với hai nhóm ngân hàng nên đã hạn chế cho vay của các ngân hàng này. Một lý do khác giải thích cho sự chênh lệch giữa hai nhóm NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài nới rộng ra là các NHTM cổ phần có thể đẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tế nóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007 - 2010. Khoảng cách này đã nới rộng đến 4 lần từ năm 2008 đến 2009. Tuy nhiên, lý do cũng có thể là sự đầu tư an tồn của các ngân hàng nước ngồi nhằm hạn chế rủi ro tín dụng (vì kinh nghiệm và bài học của họ trải qua ở các nền kinh tế phát triển như ở Mỹ năm 2007 - 2008 hay ở Nhật Bản trong những năm đầu 1990).
Sự tăng trưởng tín dụng kèm theo tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng. Nợ xấu ngày càng đáng lo ngại không chỉ ở quy mơ gia tăng nhanh, mà cịn ở việc nợ nghi ngờ và nợ có nguy cơ mất vốn chiếm tỷ trọng cao. Nợ cần chú ý cũng chiếm tỷ trọng lớn, tuy
- 200000,0 400000,0 600000,0 800000,0 1000000,0 1200000,0 1400000,0 1600000,0 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng
Đơn vị tính: tỷ đồng
chưa phải tính vào nợ xấu, nhưng rõ ràng ẩn chứa nguy cơ nhanh chóng trở thành nợ xấu nếu tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến xấu.
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN (2012)
Từ những đánh giá về hoạt động chính của ngành ngân hàng cho thấy lợi nhuận của ngành có khả năng sẽ suy giảm trong thời gian tới. Cơ cấu thu nhập của hệ thống ngân hàng chỉ ra, lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng. Thế nhưng, trong bối cảnh nợ xấu gia tăng và tín dụng tăng trưởng chậm thì nhiều ngân hàng chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ.
Nợ xấu của tồn hệ thống đang ở mức cao, và thậm chí cịn rất cao theo như đánh giá của các tổ chức quốc tế. Các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, vấn đề của hệ thống ngân hàng hiện nay khơng phải là làm sao để kích tín dụng mà là phải giải quyết tốt nợ xấu. Nợ xấu được giải quyết càng nhanh thì càng sớm lấy lại niềm tin cho thị trường và sẽ khơi thơng được dịng vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. 0 1 2 3 4 5 6 2008 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng
Đơn vị tính: %
NHTM nhà nước
NHTM cổ phần
Ngân hàng nước ngoài và liên doanh
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng trong những năm gần đây
Nguồn: báo cáo thường niên của NHNN (2012)
Nợ xấu ngân hàng đang trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết cần giải quyết. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu trở nên hết sức khó khăn bởi ngay cả số liệu về nợ xấu cho đến nay vẫn cịn là một điều bí ẩn. Đã có nhiều con số rất khác nhau về tình trạng nợ xấu được cơng bố trong thời gian qua.
Biểu đồ 2.7: Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% đến cuối năm 2012
Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2012
Tình trạng tồn tại nhiều con số về nợ xấu không phải là vấn đề riêng có ở Việt Nam vì những ngun nhân nói trên. So với tổng dư nợ cấp tín dụng cho nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ xấu hiện nay ở mức 4,47% theo báo cáo của TCTD hay 8,6% theo kết
quả giám sát vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của một số nước trong khu vực tại thời điểm chính phủ phải đứng ra xử lý nợ xấu, cụ thể: Hàn Quốc 17% (tháng 3/1998), Thái Lan 47,7% (tháng 5/1999), Malaysia 11,4% (tháng 9/1998), Indonesia trên 50% (năm 1999). Dù thế, vấn đề nợ xấu cần phải được chú trọng xử lý để làm lành mạnh ngành ngân hàng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.