CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2012. Do tại Việt Nam chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức và thống nhất nên tác giả phải thu thập dữ liệu thủ công từ nhiều nguồn khác nhau. Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thu thập từ website các ngân hàng. Ngồi ra, các thơng tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của ngân hàng thế giới tại địa chỉ: http://data.worldbank.org/indicator.
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả đã loại bỏ các mẫu quan sát không đủ số liệu hoặc không phù hợp. Kết quả cuối cùng của dữ liệu là 144 mẫu quan sát của 24 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2012.
3.2. Lựa chọn biến cho mơ hình 3.2.1. Biến phụ thuộc
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu này đều đánh giá suất sinh lời, đồng thời tác giả xét thấy nhà đầu tư quan tâm hơn về khả năng sinh lời từ nguồn vốn mình bỏ ra hơn và cũng do hạn chế về mặt số liệu nên tác giả chỉ chọn chỉ tiêu ROE làm biết nghiên cứu cho luận án này.
ROE được coi là một trong những hệ số đánh giá khả năng sinh lời (Tarawneh, 2006). Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả quản lý ngân hàng có thể biến vốn chủ sở hữu của ngân hàng sang thu nhập ròng, lợi nhuận (Samad,1999). ROE là tỷ lệ quan
trọng trong so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì nó cho biết lợi nhuận được tạo ra từ vốn của các nhà đầu tư tài trợ của ngân hàng. Chỉ số ROE càng cao phản ảnh hiệu quả hoạt động càng cao của ngân hàng và ngược lại. Công thức xác định ROE như sau:
3.2.2. Biến độc lập
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng có thể được phân thành hai nhóm: các đặc điểm nội tại của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Các yếu tố nội tại là các yếu tố bên trong được xác định bởi các quyết định và chính sách quản lý của ngân hàng, như quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, và cấu trúc thu nhập – chi phí. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Trong các nghiên cứu trước đây, ba yếu tố kinh tế vĩ mô thường được sử dụng là tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội thực hàng năm, tỷ lệ lạm phát hàng năm và lãi suất thực.
3.2.2.1. Quy mô ngân hàng
Trong hầu hết các nghiên cứu tài chính, tổng tài sản được sử dụng như là một chỉ tiêu để đánh giá quy mô của ngân hàng (SIZE). Quy mơ ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Smirlock, 1985; Deger Alper và Adem Anbar, 2011). Tại bài nghiên cứu này tác giả cũng mong đợi tương quan thuận giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng có quy mơ lớn thường huy động vốn với chi phí rẻ hơn và dễ dang hơn, nên sẽ có lợi nhuận cao hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn. Biến đại diện cho quy mô của ngân hàng được được tính như sau:
3.2.2.2. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành từ hai nguồn: vốn góp của các cổ đơng và vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự tài trợ của ngân hàng, do đó cho thấy được mức độ đảm bảo tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá được khả năng của ngân hàng chịu đựng được các khoản lỗ và có thể đối phó với rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ sở hữu. Ví dụ, Naceur và Goaied (2001), khi nghiên cứu các yếu tố quyết định hoạt động kinh doanh ngân hàng ở Tunisia, đã chỉ ra rằng các ngân hàng kinh doanh tốt là những ngân hàng đã tập trung cải tiến năng suất lao động và vốn chủ sở hữu, những ngân hàng cố gắng gia tăng vốn cổ phần. Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì có nhu cầu vay vốn bên ngồi ít hơn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn. Ngân hàng có nhiều vốn chủ sở hữu thì xác suất vỡ nợ càng ít hơn. Athanasoglou et al. (2005); Athanasoglou et al. (2006); Pasiouras và Kosmidou (2007); Kosmidou et al (2007) và Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được mong đợi có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì một ngân hàng có cấu trúc vốn phù hợp sẽ có đối diện với ít rủi ro phá sản do đó sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn.
Biến đại diện cho vốn chủ sở hữu được sử dụng là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, ký hiệu là CAR (capital to asset ratio) và được tính như sau:
3.2.2.3. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản (LQD). Tỷ lệ này cao chứng minh ngân hàng có tính thanh khoản cao. Thiếu thanh khoản là một trong những lý do chính dẫn đến sự phá sản của ngân hàng. Tuy nhiên nắm giữ tài sản lưu động sẽ có khả năng làm giảm lợi nhuận do khơng đầu tư vào
các tài sản khác có lợi nhuận cao hơn (ví dụ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn). Bourke (1989) thấy rằng mối tương quan thuận đáng kể giữa khả năng thanh khoản của ngân hàng và hiệu quả hoạt động. Trong thời gian khơng ổn định, ngân hàng có thể lựa chọn để tăng tiền mặt nắm giữ để giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, Molyneux và Thorton (1992) kết luận rằng có một mối tương quan nghịch giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động. Như vậy, mối tương quan giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng là khó xác định được.
Tại Việt Nam, tác giả mong đợi mối tương quan thuận giữa tính thanh khoản và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Lý do là vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 nên các ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao (thường là tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn) như là một nguồn thu nhập ổn định của ngân hàng. Việc đầu tư vào các dự án dài hạn hoặc cho vay dài hạn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
Biến đại diện cho tính thanh khoản của ngân hàng là tỷ số tài sản lưu động trên tổng tài sản:
3.2.2.4. Quy mô và rủi ro tín dụng
Chỉ số cho vay khách hàng (LAR) và rủi ro tín dụng (CRR) đại diện cho yếu tố chất lượng của tài sản. LAR cho thấy nguồn thu nhập của ngân hàng thường có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng trừ khi ngân hàng có rủi ro quá mức chấp nhận được (Rhoades và Rutz, 1982). Vì thế, số dư cho vay khách hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, do các khoản nợ xấu có thể gây tổn thất cho ngân hàng nên ngân hàng có nhiều nợ xấu sẽ chứng kiến sự sụt giảm lợi nhuận, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Athanasoglou et al. (2006) và Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa dư nợ cho vay khách hàng và hiệu quả hoạt động. Do đó, mối tương quan thuận hay
nghịch giữa LAR và hiệu quả hoạt động sẽ tùy thuộc và chất lượng của khoản cho vay (CRR).
Tại Việt Nam, do tác động của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2008 - 2012, do đó nợ xấu trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung. Do đó, tác giả cũng mong đợi sẽ có mối tương quan nghịch giữa CRR với lợi nhuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng và ngược lại tương quan thuận giữa LAR và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Công thức xác định LAR và CRR như sau:
3.2.2.5. Cấu trúc thu nhập – chi phí
Để đánh giá cấu trúc thu nhập - chi phí, tác giả sử dụng các chỉ số lợi nhuận gộp của hoạt động cho vay (GPL) và chỉ số thu nhập ngoài lãi vay chia cho tổng tài sản (NII) Lợi nhuận gộp từ hoạt động cho vay cho biết lợi nhuận kiếm được do chênh lệch lãi suất của các hoạt động huy động và cho vay vốn. Chỉ số này cũng giúp đánh giá hiệu quả hoạt động chính của ngân hàng. Thu nhập ngồi lãi vay có được từ các khoản phí, hoa hồng, cổ tức, mua bán cổ phiếu và các nguồn khác. Deger Alper và Adem Anbar (2011) nghiên cứu tương quan giữa hai biến này và hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên thị trường Thỗ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 - 2010 và xác định thu nhập ngồi lãi có tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng kỳ vọng mối tương quan thuận giữa lợi nhuận gộp của hoạt động cho vay và thu nhập ngồi lãi vay với ROE. Cơng thức xác định GPL và NII như sau :
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để đo lường các yếu tố tác động lên lợi nhuận hoạt động của các NHTM cổ phần Việt Nam trong mơ hình thực nghiệm, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng dựa trên mơ hình CAMEL theo các bước sau:
Bước một, tác giả sử dụng mơ hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled Least
Square Model) để ước lượng hệ số hồi qui các yếu tố tác động đến ROE. Mục tiêu bước này là để đánh giá mức độ tác động của từng biến nội sinh đến biến phụ thuộc của mơ hình.
Bước hai, tác giả sử dụng mơ hình tác động cố định (Fixed Effects Model) để phân
tích ảnh hưởng của sự khơng đồng nhất giữa các đơn vị chéo cụ thể như khả năng quản lý, triết lý quản lý, chính sách của từng ngân hàng… đến biến phụ thuộc thông qua các biến giả là từng ngân hàng.
Và cuối cùng, tác giả sử dụng mơ hình các thành phần sai số (Error Components
Model) để xem xét có tồn tại sự tác động của các yếu tố ngoại sinh đến biến phụ thuộc của mơ hình hay khơng.
3.4. Mơ hình nghiên cứu định lượng 3.4.1. Mơ hình nghiên cứu 3.4.1. Mơ hình nghiên cứu
Mục tiêu của mơ hình này là nhằm lý giải các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam hiện nay. Các nhân tố được xem xét lựa chọn dựa trên hai nhóm các nhân tố: nhóm các nhân tố đặc thù của ngân hàng (nhân tố nội sinh) và các yếu tố điều kiện thị trường (yếu tố ngoại sinh). Ngồi ra cịn dựa trên các khảo sát thực tế cũng như yêu cầu của các nhà quản trị ngân hàng trong phân tích tài chính nói chung và phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng nói riêng. Luận văn áp dụng mơ hình hồi quy OLS dạng dữ liệu bảng để kiểm định các nhân tố tác động lên hiệu quả của 24 NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm 2007 – 2012. Mơ hình áp dụng là :
ROEit = + 1SIZEit + 2CARit + 3LQDit + 4LARit + 5CRRit + 6GPLit
+ 7NIIit + it (1)
Trong đó: là hằng số của mơ hình, là hệ số hồi quy và là phần dư của phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến khơng xuất hiện trong mơ hình), i là ngân hàng nghiên cứu, t là năm nghiên cứu.
3.4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
3.4.2.1. Ước lượng mơ hình bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled Least Square Model)
Bảng 3.1 : Kết quả ước lượng mơ hình PLS
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -9.438453 10.27365 -0.918705 0.3599
SIZE 5.692105 2.006972 2.836166 0.0053
LQD 0.211247 0.099686 2.119124 0.0359
LAR -0.726672 1.598782 -0.454516 0.6502
CRR -0.643158 0.206614 -3.112849 0.0023
GPL 15.40578 13.59649 1.133070 0.2592
NII 54.73114 52.45556 1.043381 0.2986
R-squared 0.222995 Mean dependent var 13.18240
Adjusted R-squared 0.183002 S.D. dependent var 8.598343
S.E. of regression 7.771867 Akaike info criterion 6.992851
Sum squared resid 8214.661 Schwarz criterion 7.157840
Nguồn: tác giả tính tốn từ Eview 6.0
Kết quả hồi qui PLS phương trình (1) cho kết quả như sau:
ROEit = - 9.438 + 5.692SIZEit – 21.182CARit + 0.211LQDit – 0.726LARit – 0.643CRRit + 15.405GPLit + 54.731NIIit + it (2)
Giải thích kết quả của mơ hình
Adjusted R2 = 0.183002 cho biết mơ hình giải thích được 18,3% sự phụ thuộc của biến ROE vào các biến độc lập.
Trước hết, hệ số của biến quy mô hoạt động của ngân hàng bằng 5.692, hệ số mang dấu dương cho thấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận với quy mô hoạt động của ngân hàng.
Tiếp theo là biến vốn chủ sở hữu có hệ số bằng (-21.182) mang dấu âm cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Và kế đến là biến tính thanh khoản có hệ số bằng 0.211 mang dấu dương cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và tính thanh khoản của ngân hàng.
Cuối cùng là biến rủi ro tín dụng có hệ số bằng -0.643 cũng mang dấu âm cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng ngân hàng.
Riêng đối với ba biến còn lại: LAR, GPL, NII trong giới hạn của bộ dữ liệu khảo sát, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc là ROE.
3.4.2.2. Ước lượng mơ hình tác động cố định (FEM_Fixed Effects Model) – Tác động của từng đơn vị chéo (của từng ngân hàng)
Để phân tích ảnh hưởng của sự khơng đồng nhất giữa các đơn vị chéo cụ thể như khả năng quản lý, triết lý quản lý, chính sách của từng ngân hàng… đến biến phụ thuộc. Tác giả đưa từng yếu tố i (từng ngân hàng) là biến giả (dummy variables) vào mơ hình ước lượng để xem xét sự tác động đó. Kết quả hồi qui của của ước lượng mơ hình tác động các yếu tố cố định có kết quả như sau:
Bảng 3.2: Kết quả ước lượng mơ hình FEM
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C 35.79396 11.62729 3.078443 0.0026 SIZE -3.626234 2.348307 -1.544191 0.1253 CAR -23.13068 13.79348 -1.676928 0.0963 LQD 0.157432 0.236853 0.664683 0.5076 LAR -1.758441 1.393045 -1.262300 0.2094 CRR -1.268836 0.465276 -2.727060 0.0074 GPL 0.252121 10.63647 0.023703 0.9811 NII 67.31356 43.80561 1.536642 0.1272 Effects Specification
Cross-section fixed (dummy variables)
R-squared 0.644774 Mean dependent var 13.18240
Adjusted R-squared 0.550466 S.D. dependent var 8.598343
S.E. of regression 5.764957 Akaike info criterion 6.529602
Sum squared resid 3755.524 Schwarz criterion 7.168937
Nguồn: tác giả tính tốn từ Eview 6.0
Kết quả hồi qui mơ hình FEM phương trình (2) cho kết quả như sau:
ROEit = 35.793 – 3.626SIZEit – 23.130CARit + 0.157LQDit – 1.758LARit – 1.268CRRit + 0.252GPLit + 67.313NIIit + it
Mơ hình giải thích được 55,04% sự biến thiên của biến phụ thuộc ROE vào các biến độc lập.
Để xác định có sự tác động khác nhau của các đơn vị chéo hay không tác giả tiến hành thực hiện kiểm định sự bằng nhau của các yếu tố cố định.
Bảng 3.3: Kiểm định sự bẳng nhau của các yếu tố cố định
Redundant Fixed Effects Tests
Equation: EQ01
Test cross-section fixed effects
Effects Test Statistic d.f. Prob.
Cross-section F 5.833523 (23,113) 0.0000
Cross-section Chi-square 112.707746 23 0.0000
Nguồn: tác giả tính tốn từ Eview 6.0
Giả thiết của kiểm định:
H0: các hệ số βk là như nhau. Nghĩa là khơng có sự tác động khác nhau giữa các đơn vị chéo.
H1: Các βk khác nhau. Nghĩa là có sự tác động khác nhau giữa các đơn vị chéo. Kết quả cho thấy P-value = 0.0000 <5% bác bỏ H0 và chọn H1. Nghĩa là trong trường hợp này có sự tác động riêng của từng đơn vị chéo (từng ngân hàng).
Kết luận: có tồn tại sự không đồng nhất giữa các đơn vị chéo cụ thể như khả năng
quản lý, triết lý quản lý, chính sách của từng ngân hàng… đến lợi nhuận trên vốn