Kết quả ước lượng mơ hình ECM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 71)

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 18.71256 10.26130 1.823604 0.0704 SIZE -0.151787 2.032004 -0.074698 0.9406 CAR -26.43862 12.21716 -2.164055 0.0322 LQD 0.210084 0.132469 1.585906 0.1151 LAR -1.631383 1.334267 -1.222681 0.2236 CRR -0.769920 0.274749 -2.802269 0.0058 GPL 5.399974 10.45207 0.516641 0.6062 NII 63.71158 42.41476 1.502109 0.1354 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 4.723813 0.4017 Idiosyncratic random 5.764957 0.5983

Kết quả hồi qui mô hình ECM phương trình (2) cho kết quả như sau:

ROEit = 18.712 – 0.151SIZEit – 26.438CARit + 0.21LQDit – 1.631LARit 0.679CRRit + 5.399GPLit + 63.711NIIit + it

Để xem xét các yếu tố ngẫu nhiên (biến ngoại sinh) có tác động đến biến phụ thuộc của mơ hình nghiên cứu, tác giả thực hiện bước kiểm định Hausman với giả thiết:

Ho: Khơng có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên. H1: Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên.

Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Hausman của mơ hình ECM

Correlated Random Effects - Hausman Test

Equation: EQ02

Test cross-section random effects

Test Summary

Chi-Sq.

Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 21.378449 7 0.0032

Nguồn: tác giả tính tốn từ Eview 6.0

Kết quả cho thấy P-value = 0.0032 < 5%, bác bỏ H0 và chấp nhận H1. Nghĩa là

trong trường hợp này các yếu tố ngoại sinh có tương quan với các biến giải thích của mơ hình. Vì vậy, việc tác động độc lập của các biến ngoại sinh đến biến phụ thuộc là không đáng kể.

Kết luận chương 3

Trong phần này, tác giả đã trình bày nguồn gốc của cơ sở dữ liệu cũng như mơ hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến lợi nhuận hoạt động tại các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã thực hiện các bước kiểm định để xác định sự tác động của các yếu tố đến lợi nhuận hoạt động của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các yếu tố nội sinh như: quy mô hoạt động, tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu và rủi ro tín dụng tác động một cách có ý nghĩa đến biến phụ thuộc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, các yếu tố mang tính đặc thù của từng đơn vị chéo cũng có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.

CHƯƠNG 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CỔ PHẦN VIỆT NAM

4.1. Các phát hiện chính và đề xuất một số giải pháp 4.1.1. Các phát hiện chính 4.1.1. Các phát hiện chính

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 đến 2012 và ứng dụng mơ hình Pooled Least Square Model, Fixed Effects Model, Error Components Model để ước lượng sự tác động của một số các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Kết quả ước lượng đã cho ra một số các đặc điểm nổi bật sau:

 Quy mơ hoạt động và tính thanh khoản của các ngân hàng có tác động thuận chiều một cách có ý nghĩa thống kê lên lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

 Bên cạnh đó, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng còn chịu sự tác động của các yếu tố như vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, mối quan hệ này là nghịch biến.

 Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng các yếu tố như: Chỉ số cho vay khách hàng, chỉ số lợi nhuận gộp của hoạt động cho vay và chỉ số thu nhập ngoài lãi vay chia cho tổng tài sản tác động một cách không đáng kể đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng (khơng có ý nghĩa thống kê).

 Một phát hiện quan trọng nữa của nghiên cứu này đó là có tồn tại tác động mang tính đặc thù của mỗi ngân hàng như: khả năng quản lý, triết lý kinh doanh, chính sách phát triển… có tác động đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

 Và cuối cùng, kết quả kiểm định mơ hình ECM cho thấy khơng tồn tại sự tác động trực tiếp các yếu tố ngoại sinh đến lợi nhuận của ngân hàng. Các yếu tố này có thể tác động một cách gián tiếp thơng qua các yếu tố nội sinh đến lợi nhuận của ngân hàng.

4.1.2. Các giải pháp đề xuất 4.1.2.1 Đối với chính phủ 4.1.2.1 Đối với chính phủ

Để tăng cường hơn nữa tác động hoạt động của hệ thống NHTM đến quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cần phát huy vai trò chủ lực của NHNN. Ở Việt Nam, hiện các NHTM Nhà nước đang trong q trình cổ phần hóa, song vai trị chủ lực vẫn luôn được khẳng định. Nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, nhất là những NHTM cổ phần đang có bước chuyển mình ngoạn mục trong nền kinh tế nhiều thách thức to lớn, đó là vừa phải duy trì tăng trưởng tín dụng và đầu tư nhưng vẫn phải bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro trước các biến động liên tục của thị trường hàng hóa, lãi suất, tỷ giá... Để phát huy được vai trò chủ đạo trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần phải nâng cao vai trò quản lý và điều tiết kinh tế của mình để vừa ổn định nền kinh tế vĩ mô vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, NHTM cổ phần nói riêng.

Ngồi ra, chính phủ cần hồn thiện hành lang pháp lý cho sự phát triển ngành ngân hàng. Sau một thời gian gia nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạo ra một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao hơn, thúc đẩy khu vực dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cả về quy mơ và loại hình hoạt động, thích ứng nhanh hơn với những tác động từ bên ngồi. Từ đó có khả năng đóng góp nhiều hơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tất nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho hệ thống ngân hàng, cần phải được nhận diện đầy đủ và có những giải pháp phù hợp. Việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi là yêu cầu cần thiết để phát triển ngành Ngân hàng. Để làm được điều đó, cần hồn thiện

các quy định có liên quan của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các vấn đề liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ (chú trọng lãi suất, tỉ giá, thị trường mở…), hoạt động thanh tra giám sát (chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro theo các quy định của Basel), quản lý rủi ro của NHTM, việc quản lý và cấp phép thành lập ngân hàng mới...

4.1.2.2 Đối với NHTM cổ phần

Trên cơ sở các phát hiện chính nêu trên, nghiên cứu đề xuất một số các gợi ý cụ thể liên quan đến các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như sau:

4.1.2.2.1. Đối với quy mô hoạt động

Mặc dù hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam có quy mơ hoạt động tương đối khá lớn nếu so với bình diện chung của các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, vẫn còn là quá nhỏ so với các ngân hàng quốc tế. Vì vậy, các ngân hàng nên lập kế hoạch để gia tăng quy mô hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế hiện đang có mặt tại Việt Nam và sắp vào Việt Nam. Để đạt được mục tiêu này, thiết nghĩ các ngân hàng nên tăng cường quy mô vốn huy động: vốn huy động là vốn chính để ngân hàng kinh doanh, thực hiện các hoạt động cho vay và đầu tư. Do đó quy mơ vốn huy động quyết định quy mơ hoạt động tín dụng, đầu tư mà thơng qua đó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến việc tăng cường quy mô vốn vay. Hầu hết các ngân hàng cổ phần hiện nay đều có năng lực tài chính mạnh có thể chủ động vay được lượng vốn cần thiết dễ dàng hơn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn, từ đó tận dụng được nguồn vốn vay cho các dự án đầu tư. Và hơn hết, hoạt động lĩnh vực ngân hàng thì uy tín và niềm tin là quan trọng, khi ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng nhiều hơn và vì vậy sẽ có khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn. Từ đó có thể tối đa hố được lợi nhuận của ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tăng cường quy mơ hoạt động cịn được thể hiện bằng việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Mức độ phủ sóng của thương hiêu ngân hàng càng rộng thì cơ hội thu hút khách hàng càng gia tăng. Tuy nhiên, khi phát triển mạng lưới hoạt động, các ngân hàng cũng nên chú trọng đến khả năng quản lý và tính hiệu của từng chi nhánh để tránh tình trạng canh tranh giữa các chi nhánh, phịng giao dịch của cùng một ngân hàng trên cùng địa bàn hoạt động.

4.1.2.2.2. Đối với tính thanh khoản

Theo kết quả định lượng, tính thanh khoản có tác động thuận chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy, bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn huy động để tăng cường các hoạt động đầu tư, hoạt động cho vay và mở rộng mạng lưới hoạt động (về mặt quy mô) ngân hàng cũng cần phải chú trọng đến việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Vì khi mất tính thanh khoản, ngân hàng sẽ tự đánh mất uy tín, giá trị thương hiệu đối với khách hàng và giảm khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Ngoài ra, khi mất khả năng thanh khoản, ngân hàng sẽ phải đối mặt với các khoản tín dụng liên ngân hàng với lãi suất rất cao sẽ làm tăng chi phí hoạt động tài chính của mình. Giải pháp ở đây là cần phải xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, minh bạch và chính xác để giúp các nhà quản trị kịp thời nắm bắt tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính và tránh được các sai lệch thông tin tạo ra sự nhầm lẫn tiêu cực cho khách hàng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như một số trường hợp đã từng xảy ra trong quá khứ (điển hình là trường hợp ACB).

4.1.2.2.3. Đối với vốn chủ sở hữu

Như tác giả đã đề cập trong phần lý thuyết, ngân hàng với quy mô vốn chủ sở hữu cao sẽ tạo tâm lý an tâm cho khách hàng khi lựa chọn ngân hàng để giao dịch, hơn nữa vốn tự có được xem là tấm đệm chống đỡ rủi ro cho ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng có mối quan hệ ngịch biến với vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Điều này được giải thích là do: để nâng cao khả năng cạnh tranh các ngân hàng thương mại cổ phẩn liên tục tăng

vốn chủ sở hữu làm cho tốc độ gia tăng vốn chủ sở hữu lớn hơn rất nhiều tốc độ gia tăng của lợi nhuận và vì vậy tác động tiêu cực đến chỉ số ROE trong ngắn hạn. Trong quá trình hội nhập, các ngân hàng nên lập các kế hoạch tăng vốn nhằm xây dựng nền tảng vững chắc để chống đỡ nhiều loại rủi ro, tăng cường khả năng cạnh tranh khi phải đối mặt với thách thức về sự du nhập nhiều hơn của các ngân hàng quốc tế.

4.1.2.2.4. Đối với rủi ro tín dụng

Cũng như các doanh nghiệp khác, trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng cũng phải đối mặt với các rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Rủi ro tín dụng của NHTM là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra rủi ro thanh khoản, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động chung của nền kinh tế. Do vậy, việc quản lý rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng trong việc ổn định hoạt động ngân hàng, tránh các rủi ro, qua đó tác động tích cực đến nền kinh tế. Thực tế thời gian vừa qua, mặc dù bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, nhưng có vẻ như chưa có nhiều ngân hàng có ý định thay đổi cơ bản cơ cấu quản lý rủi ro của họ. Cần tiếp cận với các thông lệ quốc tế (Basel) để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban hành các quy định, quy trình quản lý rủi ro, từ nhận diện, phân tích, đánh giá, quản lý và xử lý). Song song với việc này là khẩn trương hồn thiện mơ hình tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Chính sách tín dụng lỏng lẻo kết hợp với hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng cịn nhiều bất cập và sự suy thoái đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận không nhỏ cán bộ ngân hàng là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Do đó, cần thiết lập lại quy trình cho vay: tách bạch giữa các khâu tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định hồ sơ, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo thành các bộ phận độc lập để giảm thiểu rủi ro đối với các hoạt động tín dụng ngân hàng. Cũng cần xem xét đến việc thiết lập khâu kiểm tra sau cho vay để tối thiểu các rủi ro đối với hoạt đông này.

4.1.2.2.5. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát ngân hàng

Vì thị trường tài chính, ngân hàng có đặc thù riêng, mang tính rủi ro hệ thống, do đó hoạt động quản trị rủi ro ngày càng được chú trọng đối với mỗi ngân hàng. Hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng được xây dựng trên thông lệ quốc tế, nhưng cũng cần phải phù hợp với thực tế nền kinh tế, thực tế thị trường tài chính tại Việt Nam. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tổng thể: quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, ngoại hối…..

Các ngân hàng cần nghiêm túc thực hiện việc kiểm toán để tạo sự an toàn cho hoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và của tồn hệ thống ngân hàng nói chung, thực hiện song song các hình thức kế tốn: kiểm tốn nội bộ, kiểm tốn độc lập, kiểm toán nhà nước. Nâng cao chất lượng cơng tác kiểm tra kiểm sốt nội bộ, nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, hạn chế, ngăn chặn tổn thất cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng không nên áp dụng quá máy móc các nguyên tắc kiểm tra kiểm sốt nội bộ, làm giảm đi tính sáng tạo trong cơng việc, tùy từng tình huống mà có sự linh hoạt trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của ngân hàng. Cán bộ kiểm toán, kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm, cập nhật kiến thức nghiệp vụ, nội quy, quy định nội bộ của ngân hàng, của NHNN và của pháp luật.

4.1.2.2.6. Kiến nghị khác

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Yêu cầu nâng cao năng lực nguồn nhân lực trở thành yêu cầu của tất các các ngành kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Nếu chỉ cải thiện và nâng cao vấn đề công nghệ ngân hàng mà không chú ý tới vấn đề nguồn nhân lực thì hệ thống ngân hàng không thể phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)