2.1 Phƣơng pháp định tính.
- Phương pháp thống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2006-2011. - Phương pháp mơ tả nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính sách cổ
tức đang được áp dụng tại các công ty niêm yết.
- Phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ để tìm hiểu nguyên nhân và có các kết luận phù hợp
2.2 Phƣơng pháp định lƣợng.
Sử dụng phương pháp hồi quy OLS (Ordinary Least Squares) để phân tích các nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến sự chi trả cổ tức của các công ty. Bài nghiên cứu sẽ dựa trên mơ hình hồi quy của Pawan Jain, Quentin C.Chu (2012) và David J. Denis, Igor Osobov (2007) đánh giá sự ảnh hưởng của: EPS, tỷ suất cổ tức năm trước, tốc độ tăng tài sản, và quy mô của cơng ty đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết.
Đầu tiên, ta xem xét các cơng ty có chi trả cổ tức theo thu nhập (EPS) hay không, hay thu nhập có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty hay khơng. Chúng ta kỳ vọng thu nhập có tác động cùng chiều đến tỷ suất cổ tức của công ty.
Tiếp theo, là biến thể hiện quy mô của công ty được đo lường bằng giá trị sổ sách tổng tài sản của công ty qua các năm 2007-2011.
Kế đến, là cơ hội tăng trưởng (Growth opportunity) sẽ được đo lường bằng tốc độ tăng tài sản, với kỳ vọng: cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ nghịch biến với tỷ suất cổ tức của công ty.
Sau cùng, là biến cổ tức năm trước để xem xét chính sách cổ tức của cơng ty có ổn định khơng, hay cổ tức năm trước có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức năm
nay hay khơng. Theo quan điểm của lý thuyết chính sách cổ tức ổn định, thì mối quan hệ này là đồng biến.
Mơ hình kinh tế lượng tổng qt: Yi : là đại diện cho tỷ suất cổ tức. β0, βilà hệ số hồi quy của mơ hình
Xilà các biến độc lập, ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức
Mẫu quan sát: tác giả sẽ chạy dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2007-2011 của 94
công ty niêm yết tại HOSE.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: cho biết sự thay đổi tương đối của Y đối với sự
thay đổi tuyệt đối của biến Xi. Trong điều kiện các nhân tố khác khơng đổi, khi biến Xi tăng/giảm 1 đơn vị thì biến Y tăng hoặc giảm tương ứng βi x100(%).
Phƣơng pháp ƣớc lƣợng: phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least
Squares)
Từ việc thừa kế các nghiên cứu trước và do dữ liệu thu thập thuộc dạng dữ liệu bảng (Data panel – kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và không gian), tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:
TSCTTI = β0 + β1*TAISANTI + β2*TANGTAISANTI + β3*TSCTTI-1 + β4*EPSTI + u
Trong đó:
T = 1, 2, 3,… , 94 (94 CTNY)
I = 1, 2, 3, 4, 5 (từ năm 2007 đến năm 2011)
Bảng 2.1: Mô tả và kỳ vọng các biến số
Các nhân tố Tên ký hiệu Vai trị trong mơ
hình Đơn vị Kỳ vọng
Tỷ suất cổ tức TSCT Biến phụ thuộc %
Quy mô công ty TAISAN Biến độc lập Triệu đồng (-) Tốc độ tăng tài sản TANGTAISAN Biến độc lập % (-) Tỷ suất cổ tức năm trước TSCTI-1 Biến độc lập % (+) Thu nhập trên cổ phần EPS Biến độc lập Đồng (+)
u Sai số ngẫu nhiên
2.3 Nguồn số liệu.
Số liệu sơ cấp: các số liệu chi trả cổ tức của các công ty niêm yết đã công bố trong các Bản cáo bạch và các Bản tin chứng khoán của sàn HOSE qua các năm. Trong đó, số lượng cơng ty niêm yết ở sàn HOSE được chốt đến ngày 26/11/2012 bao gồm 305 công ty.
Số liệu thứ cấp: các số liệu thống kê của Tổng Cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và Sở Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM; Bảng cáo bạch và Bảng cân đối kế tốn của các cơng ty niêm yết trên sàn HOSE, các số liệu thống kê cũng như các phân tích về chính sách cổ tức của các chuyên gia, các phân tích, tổng hợp số liệu về thị trường chứng khoán Việt Nam của các cơng ty chứng khốn và các quỹ đầu tư, trang thông tin điện tử của Cơng ty chứng khốn Tân Việt.
Cơ sở chọn mẫu: từ những công ty trên sàn HOSE tác giả sẽ chọn ra 94 công ty thỏa mãn những điều kiện:
- Có đầy đủ số liệu về tổng tài sản và thông tin về việc chi trả cổ tức giai đoạn 2007-2011.