Số liệu chi trả cổ tức tại sàn HOSE qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (hose) (Trang 44 - 47)

III. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2 Số liệu chi trả cổ tức tại sàn HOSE qua các năm

Số liệu cổ tức được tổng hợp từ các bảng tin chứng khoán tại sàn HOSE qua các năm từ 2006-2011, nhưng việc tổng hợp số liệu không thể đầy đủ số liệu của 305 cơng ty. Tình hình tập hợp số liệu cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Số liệu cổ tức tổng hợp được trên sàn HOSE qua các năm:

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Có dữ liệu chi trả cổ tức 61 113 120 182 233 195 Khơng có dữ liệu chi trả cổ tức 244 192 185 123 72 110

Cộng 305 305 305 305 305 305

Việc tập hợp số liệu không đầy đủ là do:

- Những năm trước năm 2011 số lượng các công ty niêm yết trên sàn chưa đạt số 305 cơng ty, bản tin chứng khốn khơng thể thống kê đầy đủ số liệu. - Một số công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần nên khơng có

số liệu cho những năm trước đó.

Tuy nhiên, thơng qua số liệu thu thập được cũng cho thấy được xu hướng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết giai đoạn 2006-2011.

Hình 3.2: Tỷ lệ chi trả cổ tức tại HOSE 2006-2011

Nguồn: http://finance.tvsi.com.vn/FinancialStatements.aspx?ActiveTab=7

Qua đồ thị trên ta thấy xu hướng các cơng ty chi trả cổ tức với nhóm tỷ lệ 30- 60% ln chiếm ưu thế cao nhất trong từng năm, số lượng cơng ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức trong nhóm này tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2010. Để thấy rõ hơn, chúng ta sẽ xét thêm biểu đồ cơ cấu chi trả cổ tức sau:

Hình 3.3 Cơ cấu chi trả cổ tức tại HOSE 2006-2011

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0-30% 30-60% 60-90% >90% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 >90% 60-90% 30-60% 0-30%

Tỷ lệ chi trả cổ tức 0-30% của các cơng ty có xu hướng giảm liên tục qua các năm, ngoại trừ năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên tỷ trọng của nhóm tỷ lệ chi trả này tăng trong năm, sau đó lại tiếp tục giảm trong năm 2010, 2011.

Các cơng ty có xu hướng thay thế hình thức chi trả cổ tức tiền mặt bằng hình thức mua cổ phiếu quỹ hoặc trả cố tức bằng cổ phiếu trong giai đoạn kinh tế khó khăn thời kỳ hậu khủng hoảng. Đây cũng chính là ưu điểm của các CTNY, vì họ đã uyển chuyển, linh động đối với chính sách cổ tức trong thời kỳ khó khăn, đáp ứng được phần nào sự hài lịng của các nhà đầu tư. Ví dụ như Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) ngoài việc chi trả cổ tức tiền mặt đợt 1 là 20%, cơng ty cịn thực hiện mua cổ phiếu quỹ và thưởng cổ phiếu với việc mua lại 114.370 cổ phiếu quỹ trong năm 2011 và đầu năm 2012, thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu. Công ty cổ phần Container Việt Nam (VSC) chi trả cổ tức 40% cho năm 2010 và 2011, đồng thời công ty phát hành cổ phiếu thưởng năm 2011 tỷ lệ 1:1 và mua 1.000.000 cổ phiếu quỹ năm 2010.

Trước đây, các nhà đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường chủ yếu tập trung vào lãi vốn mà khơng có hoặc ít quan tâm đến cổ tức, do đó tồn tại tình trạng bong bóng đầu cơ. Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trong giai đoạn gần đây hầu hết nằm trong khoảng tương đối hợp lý, vừa có thể đảm bảo sự phát triển của công ty, vừa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư thông qua cổ tức. Những năm đầu, các cơng ty chủ yếu chọn hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định khoảng 10-20%, một tỷ lệ hợp lý so với lãi suất huy động vốn của ngân hàng và mức lạm phát của Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, nhất là giai đoạn 2006-2008, các công ty chuyển sang xu hướng chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, qua đó vừa tăng tỷ lệ cổ tức vừa đảm bảo có đủ nguồn vốn cho việc tái đầu tư và điều này cũng đã thu hút phần lớn các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tuy nhiên, với khối lượng cổ phiếu tăng thêm cộng với tình hình kinh tế khó khăn thời kỳ hậu khủng hoảng cũng gây áp lực không nhỏ cho nhà quản lý công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (hose) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)