Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại việt nam giai đoạn 1999 2013 (Trang 37 - 39)

2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TÓM LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.3. Các kết quả nghiên cứu về tác động của các kênh truyền dẫn

2.3.6. Truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Lê Việt Hùng và Wade Plau (2008): phân tích cơ chế lan truyền tiền tệ ở Việt

Nam, sử dụng phương pháp vectơ tự hồi quy (VAR) và tập trung vào các mối quan hệ giữa cung tiền, sản lượng thực tế, mức giá, lãi suất thực, tỷ giá hối đối thực và tín dụng trên mẫu quan sát từ Quý 2 năm 1996 đến Quý 4 năm 2005. Tác giả đã tìm thấy bằng chứng phù hợp rằng CSTT có thể ảnh hưởng đến sản lượng thực tế. Mức độ tác động của cú sốc CSTT đối với sản lượng mạnh nhất sau 4 quý nhưng đối với chỉ số giá thì kéo dài từ quý thứ 3 đến quý thứ 6. Đáng ngạc nhiên, mối liên hệ giữa cung tiền và lạm phát là ít rõ ràng hơn trong trường hợp Việt Nam. Đối với các cơ chế truyền dẫn, kênh tín dụng và tỷ giá hối đối quan trọng hơn kênh lãi suất.

Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2013) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam

bằng mơ hình SVAR. Nhóm tác giả sử dụng bộ dữ liệu gồm biến ngoại sinh (giá dầu thế giới và lãi suất cơ bản Mỹ) và biến nội sinh (Sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cầu tiền M2, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá danh nghĩa) trên hai thời kỳ quan sát từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 12 năm 2006 (trước khi gia nhập WTO) và tháng 1 năm 2007 đến tháng 5 năm 2012 (sau khi gia nhập WTO) để phân tích các kênh truyền dẫn như chi đầu tư và chi tiêu dùng được nghiên cứu mô phỏng thông qua kênh lãi suất và kênh tín dụng; kênh ngoại thương được mô phỏng qua kênh tỷ giá hối đối; kênh lãi suất mơ phỏng tác động của CSTT thắt chặt; kênh tín dụng mơ phỏng CSTT mở rộng. Kết quả cho thấy rằng thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát phát huy hiệu quả sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên hiệu quả chỉ thật sự đạt được sau 6 tháng. Cú sốc tăng lãi suất 0.5% tạo ra phản ứng tăng lạm

_ 29 _

phát tích lũy 0.014% sau 12 tháng. Cú sốc mở rộng tín dụng 0.13% trước WTO và 0.186% sau WTO tạo ra phản ứng tích lũy lạm phát tương ứng là 0.008% và 0.01%. Đối với kênh tỷ giá, trước WTO, tỷ giá tăng 0.13% làm lạm phát tăng 0.007 – 0.007% sau 2 – 3 tháng, sau đó mức độ tăng giảm dần; trong khi một cú sốc rất nhỏ ở giai đoạn sau WTO (0.008%) lại tạo ra phản ứng tăng lạm phát tích lũy 0.003 – 0.004% ngay những tháng đầu tiên và liên tục.

Gần đây nhất, nghiên cứu tác động của CSTT lên nền kinh tế của Nguyễn Khắc Quốc Bảo và cộng sự (2013) sử dụng phương pháp VECM trên mẫu quan sát từ

1999:M1 đến 2012:M12 gồm giá dầu thế giới, lãi suất cơ bản FED đại diện cho biến ngoại sinh và sản lượng công nghiệp Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, lãi suất kỳ hạn 3 tháng, tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương (NEER), chỉ số giá chứng khoán đại diện cho nền kinh tế trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giá chứng khốn tăng 1% có tác động cùng chiều lên sản lượng, phản ứng tăng 0.0674% vào ký thứ 1, sụt giảm ở kỳ thứ 2 và 3 rồi nhanh chóng đạt đỉnh ở kỳ thứ 5 với mức tăng 0.13%. Trong khi đó kênh lãi suất và tỷ giá cho kết quả có hiện tượng Puzzle; cú sốc lãi suất làm sản lượng tăng trong dài hạn và đạt trạng thái ổn định sau 1 năm; khi xuất hiện cú sốc tỷ giá tăng 1% thì sản lượng tuy có tăng 0.6% vào kỳ 3 nhưng nhìn chung thì sản lượng vẫn suy giảm trong dài hạn. Đối với phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá, lãi suất, cung tiền và giá chứng khốn thì đạt kết quả như kỳ vọng; biến tỷ giá có phản ứng nhanh mạnh lên chỉ số giá nhất đạt mức tối đa 0.25% sau 6 tháng; cung tiền và giá chứng khốn có tác động dai dẳng hơn, đạt đỉnh tương ứng 0.66% và 0.05% sau 18 tháng; tuy nhiên, trường hợp lãi suất lại gặp phải Puzzle khi mà lạm phát tăng trước cú sốc tăng lãi suất 1% ngụ ý rằng công cụ lãi suất chưa thực sự hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả kết luận truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng (phân tích cung tiền) có ảnh hưởng lớn đến sản lượng cơng nghiệp, lạm phát và thị trường chứng khốn hơn so với các kênh cịn lại.

_ 30 _

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ tại việt nam giai đoạn 1999 2013 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)