XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tín dụng thương mại, nắm giữ tiền mặt và độ sâu tài chính (Trang 27 - 32)

3.1 Tín dụng thương mại và nắm giữ tiền mặt

3.1.1 Lý thuyết về nắm giữ tiền mặt

Nhiều bài nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Dittmar và Marht-Smith (2007) thấy rằng tổng của tất cả tiền mặt và chứng khoán thị trường chiếm hơn 11% tổng tài sản lớn giao dịch công khai các công ty Mỹ trong năm 2003. Ozkan và Ozkan (2004) cũng phát hiện ở Anh, tỷ lệ trung bình của tiền mặt và các tương đương tiền trên tổng tài sản là 10,3% từ năm 1984 đến năm 1999. Mơ hình tương tự đã được xác định ở các nước khác. Ví dụ, tỷ lệ tiền mặt tương ứng tại Nhật Bản, Đức và Pháp lần lượt là 17%, 9% và 12%, (Guney và cộng sự, 2007). Lý do vì sao các doanh nghiệp lại nắm giữ nhiều tiền mặt đã được Keynes (1936) giải thích cho những lý do sau: động cơ giao dịch; động cơ phòng ngừa. Bên cạnh đó, Bates (2009) cũng chỉ ra các nguyên nhân doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt, đó là: động cơ giao dịch, động cơ phòng ngừa, động cơ đại diện...

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên các tài trợ bằng vốn nội bộ khi cần tiền để đầu tư dự án nào đó. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp sẽ phải đối diện với khơng ít rủi ro: kinh doanh thua lỗ, mất khách hàng,…những rủi ro này sẽ khiến doanh nghiệp sẽ phải đối diện với nguy cơ kiệt quệ tài chính. Do đó, doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt để tránh tình trạng thiếu hụt tiền khi đầu tư vì việc sử dụng địn bẩy chính sẽ tốn kém nhiều chi phí (chi phí kiệt quệ tài chính, bất cân xứng thơng tin) hơn là tài trợ bằng vốn nội bộ. Các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn khi đối mặt với nhu cầu chi tiêu bất ngờ hoặc không dự kiến trước mà không cần phải bán tài sản hoặc huy động vốn bên ngoài. Thế nên, động cơ giao dịch giải thích lý do các doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt vì việc chuyển đổi các tài sản khác thành tiền mặt nhằm

phục vụ cho nhu cầu chi tiêu không dự kiến trước sẽ tốn một số chi phí giao dịch.

Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) đã chỉ ra mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý công ty cổ phần (người đại diện) và các cổ đông (người chủ). Trong môi trường bất cân xứng thông tin, mâu thuẫn này sẽ làm phát sinh chi phí đại diện. Khi một người đại diện nhận thấy số tiền mặt tự do của công ty lớn, dư dả, họ sẽ sử dụng nó với các mục đích cá nhân hơn là các mục đích sinh ra lợi nhuận cho cơng ty. Đó cũng chính là động cơ đại diện của việc nắm giữ tiền mặt trong doanh nghiệp.

3.1.2 Tín dụng thương mại và nắm giữ tiền mặt

Ưu thế của việc sử dụng tín dụng thương mại khi giao dịch là người mua không cần phải trả tiền cho hàng hóa khi mua hàng và có thể tận dụng khoản một khoản tiền (đáng lẽ phải trả cho nhà cung cấp) để thực hiện các hoạt động đầu tư khác trong một khoảng thời gian ngắn trước khi đến hạn thanh toán. Việc các doanh nghiệp khơng thanh tốn tiền mua hàng ngay có thể được xem như là việc vay tiền từ các nhà cung cấp. Như vậy, tín dụng thương mại có thể được coi như một cơng cụ tài chính ngắn hạn.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp sử dụng các khoản tín dụng thương mại phải trả cũng làm phát sinh một số chi phí. Thay vì doanh nghiệp được hưởng các khoản chiết khấu nếu thanh toán ngay cho nhà cung cấp thì khi doanh nghiệp hỗn việc thanh toán cho đến ngày đáo hạn sẽ phát sinh một chi phí cơ hội của việc từ chối khoản chiết khấu thanh toán đáng lẽ được hưởng đó. Nếu doanh nghiệp trì hỗn thanh tốn các khoản tín dụng thương mại phải trả quá thời hạn thanh tốn có thể đối mặt với việc bị phạt chậm thanh tốn, chi phí cơ hội của việc suy giảm uy tín tín dụng, thậm chí có thể bị tăng giá bán. Do đó, từ quan điểm của động cơ phòng ngừa, các doanh nghiệp có khoản tín dụng thương mại phải trả cần phải tăng nắm giữ một số tiền mặt để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ của

mình theo thỏa thuận tín dụng để có thể được hưởng khoản chiết khấu thanh toán và tránh bị phạt chậm thanh toán hay suy giảm uy tín tín dụng.

Khi một nhà cung cấp cung cấp tín dụng thương mại, tức doanh nghiệp không nhận được tiền mặt tại thời điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho người mua. Thay vào đó, tiền mặt trở thành một tài khoản phải thu hoặc thương phiếu phải thu trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, các nhà cung cấp hy vọng sẽ thu tiền mặt từ các khoản phải thu tại một số thời điểm trong tương lai, hoặc các thương phiếu phải thu có thể được sử dụng để làm tài sản đảm bảo khi vay tiền. Các khoản phải thu như vậy có thể được coi như là một thay thế tiền mặt. Điều này có nghĩa là các khoản tín dụng phải thu làm giảm nắm giữ tiền mặt, tức có nhiều khoản phải thu hơn thì tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp sẽ giảm.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể đóng vai trò là người mua đối với giao dịch thương mại này, đồng thời có thể là nhà cung cấp cho một giao dịch thương mại khác. Do đó, doanh nghiệp có thể phát sinh đồng thời cả tín dụng thương mại phải trả và phải thu. Các khoản tín dụng thương mại phải thu có thể được xem như một thay thế cho tiền mặt, nên có thể được được dùng để chi trả cho các khoản tín dụng thương mại cần thanh tốn. Tức các doanh nghiệp có thể nắm giữ tiền mặt ít hơn để đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn của mình khi có các khoản tín dụng thương mại phải thu. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt rủi ro không thể thu được tất cả các khoản phải thu của mình trong tương lai và một số khoản phải thu có thể trở thành nợ xấu. Thế nên, các khoản nợ phải thu có thể được xem như một thay thế cho nắm giữ tiền mặt nhưng không phải là một thay thế hồn hảo vì tiền mặt ln là một tài sản có tính thanh khoản cao nhất cịn khoản tín dụng phải thu thì tính thanh khoản kém hơn và có rủi ro tín dụng. Khi doanh nghiệp dùng các khoản tín dụng thương mại phải thu để thanh tốn cho các khoản phải trả thì chủ nợ sẽ địi hỏi doanh nghiệp chi trả bằng các khoản phải thu có mệnh giá cao hơn khi thanh tốn bằng tiền mặt. Do đó, doanh nghiệp không thể thay thế hồn tồn tín dụng thương mại

phải thu cho nắm giữ một tiền mặt phục vụ cho việc thanh tốn các khoản tín dụng phải trả. Đó chính là sự ảnh hưởng bất đối xứng của các khoản tín dụng thương mại phải thu và phải trả lên nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

Chính vì thế, luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

- H1: Tín dụng thương mại (tín dụng thương mại phải thu và tín dụng thương mại phải trả) ảnh hưởng đến nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại phải trả làm tăng nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại phải thu làm giảm nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp.

- H2: Các khoản tín dụng thương mại phải trả và tín dụng thương mại phải thu có tác động bất đối xứng lên nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp, 1 đồng khoản phải thu khơng có tác dụng thay thế cho 1 đồng khoản phải trả.

3.2 Mối quan hệ giữa độ sâu tài chính với tín dụng thương mại và nắm giữ tiền mặt tiền mặt

Mặc dù, các doanh nghiệp nắm giữ thêm tiền mặt để thanh tốn các khoản tín dụng thương mại phải trả, nhưng số lượng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp sẽ không bằng giá trị các khoản phải trả của doanh nghiệp. Nguyên nhân tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao, nên sẽ có tỷ suất sinh lợi thấp hơn. Nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng giá trị thực của một đơn vị tiền mặt thì ít hơn (Dittmar và Mahrt-Smith, 2007). Thế nên, các doanh nghiệp cố gắng điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ tiền mặt càng ít càng tốt. Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tối ưu để thanh toán các khoản tín dụng thương mại phải trả tương ứng với sự cân bằng giữa tỷ suất sinh lợi tiền mặt thấp hơn và chi phí cơ hội do việc khơng đủ tiền mặt thanh tốn.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt tiền mặt trong doanh nghiệp có thể được khắc phục nếu thể chế tài chính phát triển, điều này sẽ góp phần khơng nhỏ đến

sự thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp. Hệ thống tài chính sâu hơn sẽ cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn cho các doanh nghiệp: thủ tục vay dễ dàng hơn, thời gian giải ngân nhanh hơn, chi phí tài chính thấp hơn.... Điều này giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí do tình trạng thiếu tiền mặt trong thanh tốn các khoản tín dụng thương mại phải trả. Các doanh nghiệp ở các khu vực, các quốc gia có độ sâu tài chính tốt hơn có thể có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt ít hơn cho nhu cầu thanh toán các khoản tín dụng thương mại phải trả của mình.

Mặt khác, trong khu vực tài chính phát triển hơn, các trung gian tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, có thể xác định rủi ro tín dụng của các khoản tín dụng thương mại phải thu. Vì thế, góp phần làm giảm chi phí giao dịch phát sinh trong việc thanh tốn các khoản phải thu, giảm chi phí chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Do đó, các doanh nghiệp trong khu vực có độ sâu tài chính tốt hơn có thể thay thế tiền mặt bằng các khoản tín dụng thương mại phải thu.

Do đó, luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

- H3: Các doanh nghiệp ở những khu vực có độ sâu tài chính cao hơn sẽ giảm nắm giữ tiền mặt để phục vụ cho việc thanh tốn các khoản tín dụng thương mại phải trả hơn các doanh nghiệp ở khu vực có độ sâu tài chính thấp.

- H4: Các doanh nghiệp ở những khu vực có độ sâu tài chính cao hơn có thể sử dụng các khoản tín dụng thương mại phải thu thay thế cho nắm giữ tiền mặt nhiều hơn các doanh nghiệp ở khu vực có độ sâu tài chính thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tín dụng thương mại, nắm giữ tiền mặt và độ sâu tài chính (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)