4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 Đo lường các biến chính
Nắm giữ tiền mặt
Theo nghiên cứu trước đây (Opler và cộng sự, 1999; Dittmar và cộng sự, 2003; Dittmar và Mahrt-Smith, 2007; Wu và cộng sự, 2012) xác định nắm giữ tiền mặt được tính bằng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chia cho tài sản rịng. Với tài tài sản rịng được tính bằng tổng tài sản trừ tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Tín dụng thương mại
Theo nghiên cứu của Wu và cộng sự, 2012; trên bảng cân đối của các công ty niêm yết, các khoản phải thu và thương phiếu phải thu là thuật ngữ mô tả tình huống trong đó các nhà cung cấp mở rộng tín dụng thương mại, trong khi các khoản phải trả và thương phải trả là thuật ngữ mô tả tình huống mà khách
hàng nhận được tín dụng thương mại. Biến CRDT_REV được tính bằng tổng các khoản phải thu và thương phiếu phải thu trên tổng tài sản ròng và biến CRDT_PAY được đo lường bằng tổng các khoản phải trả và thương phiếu phải trả trên tổng tài sản ròng của doanh nghiệp. Tín dụng thương mại phải thu với nắm giữ tiền mặt được kỳ vọng có mối tương quan âm, trong khi đó tín dụng thương mại phải trả và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan cùng chiều (theo Wu và cộng sự, 2012).
Độ sâu tài chính
Độ sâu tài chính được tính theo lượng vốn vay ngân hàng cho khu vực tư nhân và mức vốn hóa của thị trường cổ phiếu theo phần trăm GDP và đi kèm với thu nhập. Có nhiều phương pháp để đánh giá độ sâu tài chính như: sử dụng cung tiền mở rộng M2/GDP; M3/GDP hoặc dư nợ tín dụng/GDP. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng ngân hàng/GDP của mỗi khu vực để tính độ sâu tài chính của các khu vực (Wu và cộng sự, 2012) vì các khoản vay ngân hàng là nguồn tài trợ chính cho các doanh nghiệp6. Số liệu GDP và tổng dư nợ tín dụng ngân hàng được lấy từ niên giám thống kê của các tỉnh thành của Việt Nam.
Trong bài nghiên cứu này, do sự phân bố khơng đồng đều về vị trí địa lý của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE và HNX vì phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu này có trụ sở chính tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nên tác giả phân chia 63 tỉnh thành của Việt Nam theo 5 khu vực địa lý sau: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Miền Bắc (trừ Hà Nội), Miền Trung-Tây Nguyên và Miền Nam (trừ thành phố Hồ Chí Minh). Do đó, biến độ
6 Hồ Công Minh, 2011. Vay nợ của các doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề kiệt quệ tài chính. Luận
văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu này, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ nợ khoảng 0,52; trong đó tỷ lệ vay khoảng 0,28
sâu tài chính sẽ được đo lường theo 5 khu vực địa lý trên.7 Các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu ở khu vực địa lý nào trong 5 khu vực vừa kể trên thì biến độ sâu tài chính của doanh nghiệp cũng chính là độ sâu tài chính của khu vực đó. Tác giả kỳ vọng độ sâu tài chính và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm vì ở khu vực có độ sâu tài chính cao hơn doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay do đó sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn (Wu và cộng sự, 2012).