Phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tố chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

Mục đích của phân tích độ tin cậy thang đo và dữ liệu khảo sát nhằm đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát trong từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng sự thành cơng của q trình tổ chức cơng tác kế tốn trong điều kiện tin học hóa để xem biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc đo lường hay không. Trên căn cứ này, đề tài xác định lại thang đo cho từng nhóm các yếu tố ảnh hưởng sự thành cơng của q trình tổ chức cơng tác kế tốn trong điều kiện ứng dụng CNTT.

Theo lý thuyết của phân tích dữ liệu thống kê thì với phiếu điều tra mà những khái niệm là quen thuộc với người được hỏi thì Cronbach’s Alpha từ 0,8 - 1 là tốt. Từ 0,7 – 0,8 là chấp nhận được. Còn trong trường hợp khái niệm đang đo lường là hoàn toàn mới hoặc mới với người được hỏi trong bối cảnh nghiên cứu thì độ tin cậy từ 0,6 trở lên là sử dụng được. Đề tài chọn mức Cronbach’s Alpha > 0,8 làm mức chấp nhận biến quan sát vì đa số các câu hỏi là quen thuộc với các nhóm người được khảo sát.

Các biến quan sát có hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc Alpha if Item Deleted (Alpha nếu bỏ đi mục hỏi) lớn hơn Alpha của tổng biến quan sát thì sẽ bị loại. Ngược lại, biến đạt độ tin cậy.

Căn cứ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến quan sát được trình bày trong bảng phụ lục 2 “Kết quả xử lý thang đo và dữ liệu”, với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.875, ta thấy bảng câu hỏi là hoàn toàn đạt được độ tin cậy và các đo lường có sự liên kết chặt với nhau. Xem xét riêng về việc giữ lại hay bỏ đi các câu hỏi cho các nhóm thành phần ta được kết luận về độ tin cậy thang đo và dữ liệu như sau:

Thành phần Các yếu tố người dùng có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 5. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục

hỏi nhỏ hơn 0.875. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và khơng nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này.

Thành phần Các yếu tố kĩ thuật có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 3. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi nhỏ hơn 0.875. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và không nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này.

Thành phần Các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 6. Biến quan sát “Sự điều chỉnh cho phù hợp giữa quy trình trình kinh doanh của DN và quy trình thực hiện của hệ thống “ có hệ số tương quan biến là

0.252 < 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi là 0.876 > 0.875.Như vậy, cần loại biến này ra khỏi thành phần nhóm các yếu tố. Năm biến quan sát còn lại đều gắn kết với nhau.

Thành phần Các yếu tố cấu trúc có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 2. Biến quan sát “Sự giao tiếp nội bộ, ln chuyển thơng tin giữa các phịng ban trong DN

có hệ số tương quan biến là 0.190 < 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi là 0.883 > 0.875.Như vậy, cần loại biến này ra khỏi thành phần nhóm các yếu tố.

Thành phần Các yếu tố thêm vào có số biến quan sát (mục câu hỏi) là 2. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến lớn hơn 0.3 và Alpha nếu bỏ đi mục hỏi nhỏ hơn 0.875. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều gắn kết với nhau và không nên bỏ đi câu hỏi nào trong thành phần này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình tố chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)