nông thôn
ĐVT: %
Năm Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2005 6,26 9,03 7,39 7,39 2006 5,58 9.04 7,16 7,16 2007 5,63 8,56 6,81 6,83 2008 5,45 8,29 6,61 5,16 2009 3,99 6,01 5,80 3,14 2010 3,93 6,04 4,84 4,73 2011 3,67 5,64 4,52 4,41 2012 3,19 5,26 3,60 5,05 2013 2,93 4,86 3,28 4,74
Nguồn: Cục thống kê Thành phố Cần Thơ: Niên giám thống kê 2013
Qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố Cần Thơ là khá cao đặc biệt là ở nông thôn. Những năm qua, tỷ lệ này có giảm đáng kể. Cụ thể so với năm 2005 thì trong năm 2013: tỷ lệ thất nghiệp ở nơng thôn: 4,74%, giảm: 2,65 %; lao động nữ thất nghiệp: 4,86%, giảm: 4,17 %; tỷ lệ thất nghiệp đối với lao động nam: 2,97%, giảm: 3,33%.
- Trên lĩnh vực đào tạo, phát huy nguồn nhân lực
Thời gian qua, Cần Thơ có nhiều chính sách ưu đãi trong việc đào tạo cũng như sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài” của thành phố. Trong đó, đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ dự nguồn, đội ngũ cán bộ cơ sở và nguồn nhân lực có trình độ cao, kết quả:
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ… ngày càng tăng. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng trong nước từ năm 2005 đến năm 2013 là 75.113 trường hợp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ngày càng chú ý đến trình độ chun mơn sâu bảo đảm yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng gồm: chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và bồi dưỡng khác. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013, đội ngũ cán bộ, công chức thành phố tăng 8.040 người. (Xem phụ lục: 1,2)
Về chất lượng cán bộ, công chức năm 2013 được nâng cao so với năm 2005, cụ thể: tiến sĩ: 29 người (tăng 24 người); thạc sĩ: 224 người (tăng 180 người); đại học: 390 người (tăng 316 người). Đối với bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II: 17 người(tăng: 17 người), bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I: 41 người (tăng: 41 người). Riêng đối với lĩnh vực quản lý nhà nước, cán bộ công chức, viên chức được cử đi đào tạo năm 2013: 885 người( tăng hơn 331 người so với năm 2005); trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng chính trị, có 781 người được cử đi học (tăng: 491 người). (Nguồn: Sở nội vụ TP Cần Thơ: tổng kết công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ CCVC năm 2014)
Về đào tạo cán bộ cơng chức, viên chức có trình độ sau đại học ở ngoài nước, thành phố Cần Thơ thực hiện “Đề án Cần Thơ - 150”, đã có 121 ứng viên tham dự chương trình đào tạo trình độ sau đại học tại các nước trên thế giới, trong đó có 98 ứng viên về nước đang công tác tại các sở, ban, ngành của thành phố, dự kiến năm 2016 các ứng viên còn lại sẽ về nước theo kế hoạch. (Nguồn: UBND TP Cần Thơ: Báo cáo tổng kết đề án đào tạo ở nước ngồi nguồn nhân lực có trình độ sau đại học giai đoạn 2005 - 2014)
Cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo khá đa dạng về ngành nghề và học ở nhiều quốc gia: Các học viên học sau đại học nhiều chuyên ngành:
quản lý công, quản lý kinh tế chuyên ngành, quản lý giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ thông tin…Nhiều cán bộ sau đào tạo đã phát huy tốt kết quả học tập, vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn. Nhiều cán bộ, công chức đã đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo cấp cao của thành phố.
- Về văn hóa - xã hội
Lĩnh vực văn hóa - xã hội của thành phố cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng; công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo các đối tượng chính sách được quan tâm; xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá tốt; chất lượng giáo dục - đào tạo được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện; các loại hình văn hóa - nghệ thuật, thể thao phát triển với nhiều loại hình phong phú. Quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tóm lại, với những thành tựu đạt được, thành phố Cần Thơ đã có nhiều chính sách khai thác, phát huy nguồn lực con người của thành phố, tạo điều kiện cho con người phát huy mọi tiềm năng sẵn có góp phần chung vào sự phát triển của cả nước.
2.1.2.2 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát huy nguồn lực con người ở thành phố Cần Thơ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của thành phố gặp khơng ít khó khăn như: cơng tác dự báo nhu cầu chưa thật chính xác nên vẫn cịn tình trạng có lĩnh vực thừa, lĩnh vực khác lại thiếu cán bộ; công tác quy hoạch, sử dụng chưa đồng bộ nên có trường hợp sau đào tạo vẫn khơng bố trí, bổ nhiệm được cán bộ, cơng chức; do hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Ví dụ: với đề án cử cán bộ, công chức viên chức đi đào tạo ở ngoài nước thành phố chỉ tuyển và đưa đi đào tạo được 121 người, chiếm 77,56 % so với
kế hoạch đề ra; một số trường hợp quy hoạch nhưng thi khơng đạt (cả chương trình đào tạo trong và ngồi nước), nên có trường hợp người thi đậu khơng phải là người được quy hoạch chính thức (thường là các bạn trẻ học chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài). Mặt khác, so với kế hoạch đào tạo thì nhiều nhóm ngành nghề lượng người đăng ký không đạt yêu cầu. Cụ thể: nhóm ngành cơng nghệ chế biến: 9/16 người tham gia chiếm 56,25 %; nhóm ngành cơng nghệ sinh học: 6/14 người, tỷ lệ đạt: 42,86 %, nhóm ngành khoa học xây dựng, giao thông, điện, kỷ thuật: 12/16 người, tỷ lệ đạt: 75 % (xem
phụ lục 3). Như vậy, một hạn chế của việc phát huy nguồn lực con người ở
Cần Thơ là việc quy hoạch, đào tào nguồn nhân lực có trình độ thiếu tính đồng bộ. số lượng và chất lượng nguồn lực có tăng nhưng vẫn thiếu nguồn nhân lực hoạt động nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Chất lượng nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế, trình độ, kỹ năng của người lao động chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh nghiệp sử dụng công nghệ - thiết bị hiện đại. Theo số liệu từ trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Cần Thơ, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp hàng năm khoản 12000 lao động. Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng doanh nghiệp vẫn không tuyển được lao động, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bắt nguồn từ hạn chế về trình độ, kỹ năng của người lao động. Năm 2006, trong số 12.500 lao động đăng ký tìm việc nhưng khi trung tâm giới thiệu cho doanh nghiêp thì doanh nghiệp chỉ tuyển được 4.575 lao động trong đó lao động làm việc thời gian đươi một năm là 1.950 người. Năm 2013, trong số 8.523 người đến đăng ký tìm việc thì có 4.789 người tìm được việc trong đó thời gian làm việc dưới một năm là 1.124 người. (phụ lục 4) Từ kết quả tổng
thực tế có một phần lớn lao động khơng có được việc với lý do trình độ lao động, tay nghề khơng đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và nhiều lý do khác như yếu tố môi trường, sức khỏe, kỹ năng…
Cùng với tình hình chung của cả nước, trình độ chun mơn kỹ thuật của nguồn nhân lực ở Cần Thơ thấp. Chất lượng của nguồn lực con người rất thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm 84,33%. Nguồn cung về số lượng lao động hiện nay là rất lớn và có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Trong khi đó, quy mơ và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau đã làm cho quan hệ cung cầu về lao động ngày càng mất cân đối, dẫn đến sức ép về giải quyết việc làm ngày càng tăng. Nguồn lực con người trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa đang địi hỏi lao động lành nghề, lao động có chun mơn kỹ thuật cao. Hậu quả là nền kinh tế hiện đang thiếu trầm trọng công nhân lành nghề và lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước. Hàng năm lượng sinh viên cao đẳng, đại học tốt nghiệp ra trường khơng tìm được việc làm tập trung ở các ngành kinh tế, sư phạm còn các khối ngành kỹ thuật, điện tử, dịch vụ, du lịch thì khơng đủ cung ứng cho thị trường. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật, lao động có chun mơn và thợ thạo nghề. Tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”, thừa lao động không đạt chuẩn nhưng lại thiếu lao động lành nghề, có kinh nghiệm trong cơng việc.
Ngồi hạn chế về trình độ chun mơn, kỹ thuật, nguồn lực con người ở Cần Thơ còn yếu về những kỹ năng mềm, dẫn đến hạn chế trong hợp tác sản xuất, khó huy động họ vào những dây chuyền sản xuất địi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ. Theo kết quả điều tra của Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cũng cho thấy, đa số ý kiến cho rằng lao động ở nước ta nói chung là thiếu kinh nghiệm thực tế (60,93%), trình độ ngoại ngữ, tin học yếu (50,52%), thiếu kỹ năng làm việc theo nhóm (3,02%), tác phong kỷ luật lao
động yếu (32,29%). ( Nguồn: Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội
Quốc gia (2009): Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến thị trường lao động và công nghệ Việt Nam). Cùng
với thực trạng chung của cả nước, tình trạng thất nghiệp của lao động có trình độ cao đẳng, đại học ở Cần Thơ những năm qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có ngun nhân: các doanh nghiệp khơng tuyển dụng được lao động vì cho rằng họ thiếu kinh nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ khơng đạt u cầu…
Ngoài ra, nguồn nhân lực ở thành phố Cần Thơ hiện nay vẫn còn thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, điều này cản trở việc xây dựng thành phố Cần Thơ thành trung tâm khoa học, kỹ thuật của vùng. Một phần lực lượng lao động qua đào tạo lại chuyển đi làm việc ở nơi khác, nhất là đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đơng Nam bộ.
Mạng lưới y tế, giáo dục - đào tạo tuy có phát triển nhưng chưa đáp ứng một cách đồng bộ và đúng mức yêu cầu nâng cao sức khỏe, trình độ dân trí và trình độ chun mơn, kỹ thuật cho người lao động. Việc thành lập, mở rộng nâng cấp các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cịn nhiều bất cập. Quy mơ, ngành nghề, mục tiêu đào tạo chưa sát với yêu cầu thực tế. Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động chưa được duy trì có hiệu quả. Cơng tác kiểm định chất lượng đào tạo còn bỏ ngỏ... Song song với thực trạng đó, quy hoạch đầu tư về tài chính, đất đai, cơ sở vật chất... phục vụ sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo còn thấp, ngân sách đầu tư hàng năm cho các lĩnh vực này chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế nên chưa được cải thiện rõ rệt.
Chất lượng nguồn nhân lực khu vực cơng cịn thấp so yêu cầu, năng lực quản lý, điều hành của một số cơ quan, đơn vị thành phố chưa theo kịp tình hình phát triển mới. Cơng tác lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số cơ quan, đơn vị chưa khoa học, cơ cấu ngành nghề
thiếu tính chiến lược và sát thực tế nên q trình thực hiện có nhiều thay đổi, không đạt mục tiêu đề ra. Việc đưa cán bộ đi đào tạo sau đại học, nhất là đào tạo ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn do trình độ ngoại ngữ của cán bộ còn yếu.
Đối với việc sử dụng và phát huy nguồn lực con người đã qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật trong thời gian qua ở Cần Thơ cịn nhiều hạn chế. Ngồi việc phân bố và sử dụng chưa hợp lý giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh, cán bộ khoa học công nghệ chủ yếu tập trung ở cấp quận và thành phố. Mặt khác, việc khai thác và phát huy nguồn tiềm năng này đang bộc lộ những mặt hạn chế rất cơ bản, mà quan trọng nhất là chưa phát huy được tiềm năng trí tuệ của đội ngũ này, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để phát huy hết tài năng, sử dụng có hiệu quả cán bộ khoa học kỹ thuật.
Tình trạng “lãng phí chất xám” dưới nhiều hình thức khác nhau đang tồn tại khá phổ biến ở Cần Thơ hiện nay nói riêng, cả nước nói chung. Thực trạng nhiều sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm hoặc phải làm việc trái ngành, dẫn đến khơng phát huy hết năng lực chun mơn, đó là sự lãng phí chất xám rất lớn. Nguồn lực trí tuệ, đó là yếu tố quan trọng nhất của nguồn lực con người. Do đó, lãng phí chất xám là lãng phí nghiêm trọng nhất. Đến nay, chính sách trọng dụng, đãi ngộ nhân tài của Cần Thơ vẫn chưa thật sự đủ sức hút đội ngũ chuyên gia giỏi từ những nơi khác đến. Do vậy, hạn chế lớn của Cần Thơ trong phát huy nguồn lực con người hiện nay là thiếu lực lượng chuyên gia giỏi, lao động lành nghề, phân bố nguồn lực lao động không đồng đều giữa các ngành, chất lượng, năng suất lao động thấp, sự lãng phí chất xám… điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển chung của thành phố trong những năm qua.
2.1.3 Nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm phát huy nguồn lực con người ở thành phố Cần Thơ nguồn lực con người ở thành phố Cần Thơ
2.1.3.1 Nguyên nhân của hạn chế
Để có thể đưa ra giải pháp nhằm phát huy được nguồn tiềm năng quan trọng và có trữ lượng vơ hạn của nguồn lực con người ở Cần Thơ chúng ta cần đi vào phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cũng như việc phát huy tiềm năng, sức mạnh của nguồn lực con người ở Cần Thơ trong đó cần đề cập đến những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Môi trường lao động chưa phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mỗi cá nhân để họ có thể phát huy cao độ nhất năng lực cống hiến cho xã hội. Mặc dù thành phố đã có rất nhiều cố gắng xây dựng một mơi trường thuận lợi cho việc phát huy tiềm năng trí tuệ người lao động nhưng giữa đòi hỏi thực tiễn và những nỗ lực chung vẫn còn khoảng cách khá xa. Các yếu tố vật chất và tinh thần với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động sáng tạo vẫn chưa được triển khai và áp dụng đầy đủ. Vì vậy, một vấn đề đặt ra trong sử dụng và phát huy nguồn lực con người là chúng ta cần phải tác động vào đâu và tác động như thế nào đến các yếu tố kinh tế, chính trị, tâm lý - xã hội... để khơi dậy và ni dưỡng tính tích cực, sáng tạo của người lao động? Câu hỏi lớn đó đã và vẫn đang tiếp tục địi hỏi, phải tìm kiếm lời giải đáp.
- Bên cạnh yếu tố môi trường không thuận lợi, cũng cần phải tính tới một yếu tố có ảnh hưởng đến động cơ, thái độ làm việc của người lao động, là ảnh hưởng của cơ chế bao cấp. Mặc dù cơ chế bao cấp đã được xóa bỏ từ lâu,