Những vấn đề đặt ra đối việc phát huy nguồn lực con người ở thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 78)

Chƣơng 1 TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGUỒN LỰC CON NGƢỜI

2.1. Thực trạng phát huy nguồn lực con ngƣời ở thành phố Cần Thơ

2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối việc phát huy nguồn lực con người ở thành phố

thành phố Cần Thơ đến năm 2020

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày, có thể khẳng định: q trình đổi mới đã đem lại kết quả tích cực trong việc khai thác và phát huy ngày một đầy đủ và có hiệu quả hơn nguồn lực con người vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết, nguồn lực con người - người lao động ở Cần Thơ đang được thu hút ngày càng đông đảo hơn vào các hoạt động lao động sản xuất ngồi nơng nghiệp cũng như các dịch vụ việc làm khác. Sự thay đổi quan điểm, nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm đã thúc đẩy người lao động chủ động, linh hoạt, sáng tạo tự tìm việc làm cho mình và tạo việc làm cho người khác, khơng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Số lượng lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước đã tăng khá cao. Trong nông thôn, các ngành nghề ngồi nơng nghiệp, các làng nghề truyền thống được phát triển và khôi phục trở lại đã thu hút phần lớn lao động dư thừa trong vùng. Những chuyển biến tích cực về lao động, việc làm như trên, một mặt cho phép sử dụng, phát huy hiệu quả hơn tiềm năng nhân lực. Mặt khác, cùng với việc thu hút rộng rãi người lao động có trình độ chun mơn cao, hiệu quả sử dụng tiềm năng nguồn lực con người cũng ngày càng được chú trọng hơn. Cơ chế sử dụng nguồn lực gắn với cơ chế thị trường, đã buộc người lao động và người sử dụng lao động, phải ln ln tìm cách sử dụng có hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn. Về phía người lao động, để đảm bảo có việc làm và thu nhập ổn định đã biết tự thường xuyên nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp của bản thân. Đặc biệt là những lao động trẻ, khi được tuyển vào làm việc ở các thành phần kinh tế theo cơ chế thị trường đã tự thường xuyên học tập, bồi dưỡng để hồn thiện kỹ năng chun mơn và học thêm kỹ năng khác như tin học, ngoại ngữ... Q trình đó đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người cũng như sự đóng góp của nhân tố con người vào mục tiêu phát triển chung của Cần Thơ những năm qua.

Với những kết quả đạt được, cho thấy Cần Thơ có nhiều lợi thế trong việc đào tạo, phát huy nguồn lực con người những năm tới như:

+ Bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi. Hội nhập kinh tế quốc tế đã thúc đẩy nhanh các ngành, các lĩnh vực phát triển nguồn lực con người làm tăng khả năng cạnh tranh thị trường lao động trong nước và quốc tế. Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ, thiết bi sản xuất cùng với hoạt động chuyển giao công nghệ giữa Cần Thơ với các vùng trong cả nước, các đối tác ngồi nước đã làm cho trình độ chun mơn, kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, người lao động được nâng lên, chất lượng nguồn lực con người được cải thiện.

+ Phát huy nguồn lực con người được đảng bộ thành phố Cần thơ, các cấp lãnh đạo của thành phố xem là nhiệm vụ trọng tâm, có tính đột phá cần tập trung giải quyết trong những năm tới.

+ Thành phố Cần Thơ đang bước vào thời kỳ dân số vàng với lực lượng lao động trong tuổi lao động trên 52%, đây là lợi thế rất lớn để phát huy tiềm năng thể chất và trí tuệ con người Cần Thơ phục vụ thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Bên cạnh những lợi thế có được, việc phát huy nguồn lực con người ở cần Thơ trong giai đoạn hiện nay đang đứng trước những thách thức rất lớn cần ưu tiên khắc phục:

+ Thị trường lao động chưa hoàn thiện, cân đối lao động xã hội còn chưa phù hợp, lao động giản đơn chiếm số lượng đông. Như chúng ta đã biết, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đào tạo nguồn lực con người có chất lượng cao. Thực tế những năm qua, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Cần Thơ không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu của công việc. Thông thường sau khi tuyển dụng học phải đào tạo lại qua các lớp ngắn hạn hoặc gửi đi đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 2.5: Cân đối lao động xã hội năm 2013

ĐVT: Nghìn người

Lĩnh vực làm việc Số lượng

1. Lao động làm việc trong ngành kinh tế 650.342

2. Lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản 260.418

3. Lao động trong ngành CN khai thác mỏ, chế biến,

xây dựng, điện 127.593

4. Lao động trong ngành thương nghiệp, khách sạn,

giao thông vận tải 262.331

5. Nội trợ 71.419

6. Học sinh 87.240

7. Mất sức lao động 10.275

8. Thất nghiệp 24.713

Nguồn: Cục thống kê cần Thơ: Niên giám thống kê 2013

Về cân đối lao động xã hội chúng ta thấy lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản có số lượng gấp đơi so với lao động trong các ngành công nghiệp. Để chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, Cần Thơ cần phát triển nhanh lực lượng lao động trong khối ngành công nghiệp, kỹ thuật, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa. Vì vậy, giải quyết lao động thừa trong nông nghiệp, tăng lượng lao động phi nông nghiệp là một thách thức lớn đối với thành phố trong những năm tới. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với việc phát huy nguồn lực con người ở cần Thơ là phải giải quyết tốt việc làm cho lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, đào tạo phát triển lượng lao động lành nghề trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Mặt khác cần có chính sách giải quyết việc làm cho hơn 24.713 lao động đang thất nghiệp và con số này sẽ tăng trong thời gian tới do số sinh viên tốt nghiệp ra trường khơng tìm được việc làm tăng.

+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ vẫn ở mức thấp so với các thành phố khác trong cả nước. Những biến động của kinh tế thế giới và trong nước có nhiều tác động bất lợi đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ đến năm 2020. Để khắc phục những ảnh hưởng chung của nền kinh tế, vấn đề đặt ra đối với thành phố Cần Thơ là phải có giải pháp, chính sách thích hợp để nâng cao trình độ, hiệu quả của việc sử dụng, phát huy nguồn lực con người trước hết là nguồn nhân lực có trình độ chun môn cao.

+ Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, điều đó ảnh hưởng và tạo thách thức không nhỏ đối với việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay. Một vấn đề khác đặt ra đối với Cần Thơ hiện nay là làm thế nào thu hút được những chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành đồng thời phải có chính sách phát huy tiềm năng trí tuệ con người Cần Thơ trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Có như vậy mới khơng bị động trong việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Cơ chế, chính sách quản lý cịn hạn chế, thiếu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp ngồi quốc doanh tham gia chia sẻ trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho thành phố. Hệ thống kết nối giữa hướng nghiệp - đào tạo, dạy nghề - giao dịch việc làm - doanh nghiệp và người sử dụng lao động chưa chặt chẽ và chưa được thể chế hóa. Đây cũng là vấn đề đang đặt ra đòi hỏi Cần Thơ cần có những giải pháp về thể chế, chính sách nhằm đào tạo, phát huy nguồn lực con người Cần Thơ thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Từ những thách thức, những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nguồn lực con người ở Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay, việc tìm kiếm những giải

pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra là cần thiết, cấp bách. Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn lực con người, những giải pháp phát huy nguồn lực con người có giá trị quan trọng đối với thành phố Cần Thơ trong việc phát huy nguồn lực con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về nguồn lực con người và phát huy nguồn lực con người ở thành phố cần thơ trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 78)